Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

CÓ NHỮNG KẺ KHÔNG MUỐN QUÊ HƯƠNG PHÁT TRIỂN


Tháng 07/2017, Trịnh Xuân Thanh "đầu thú" tại Việt Nam. Báo chí Đức có một phen thất kinh không hiểu vì sao ông này về Việt Nam lúc nào trong khi không có bất cứ số liệu hàng không nào chứng tỏ Thanh về Việt Nam. Sau đó, Đức đã có động thái "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam. Báo chí phe áo vàng ngay lập tức yêu cầu Đức và EU cấm vận Việt Nam, yêu cầu đưa Việt Nam thả tù nhân lương tâm Trịnh Xuân Thanh. Một số tờ báo "uy tín" như VOA, RFA, BBC... đồng loạt lên bài yêu cầu EU cấm vận Việt Nam, ngưng thực thi đàm phán EVFTA, FTA... Hai năm sau, Đức là thành viên tích cực nhất, dùng quyền lực mạnh nhất khối EU để có tiếng nói góp phần đạt tỷ lệ 100% các quốc gia EU đồng ý ký với Việt Nam. Đức còn tăng đầu tư, tăng nhập khẩu vào Việt Nam, kim ngạch hai chiều tăng. Ngoại trưởng Đức còn "xin" Việt Nam nối lại quan hệ, món quà đáp lại và Chính phủ Đức bảo hộ Vinfast vay 1 tỷ đô.
Giữa năm 2018, Will Nguyễn bay sang Việt Nam để "lãnh đạo" quần chúng nhân dân nổi dậy chống chính quyền. Sau đó tên này bị bắt, ngay sau đó, BBC lên tiếng nói rằng nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm quy tắc dân chủ. Thêm nữa, VOA với tiếng nói mạnh mẽ của mình đã yêu cầu ông Trung cấm vận Hà Nội, yêu cầu thả người và thậm chí còn phao tin rằng Hạm đội 7 trực chỉ Vịnh Bắc Bộ để đòi lại "quyền và lợi ích hợp pháp" cho công dân Mỹ. Sau đó Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo yêu cầu "Công dân Mỹ phải tuân theo luật pháp sở tại". Từ đó VOA và BBC không gáy hộ Will nữa.
Năm 2018, GDP Việt Nam tăng >7%, hàng đầu châu Á và thế giới. điều này được World Bank, ADB xác nhận. Giới dân chủ ngáo nói rằng đó là giả tạo.
Năm 2016, một số công ty Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tôm, cá tra, cá ba sa và 1 số sản phẩm nông nghiệp, hơn 300 ngàn hộ dân bị ảnh hưởng. Chúng tiếp tục bài ca ca ngợi nước Mỹ vĩ đại và việc áp thuế nhằm phá bỏ sự cầm quyền của cộng sản.
Năm 2017, chúng bảo rằng đố "Việt Nam dám mời ông Trump". Kết quả là ổng sang vài lần, vẫy cờ Việt Nam ngay phủ chủ tịch.
Cuối tháng 12/2018, EU tuyên bố hoãn ký EVFTA với Việt Nam. Mấy nhà báo có năng lực của các đài phe áo vàng dự đoán rằng EU đòi Việt Nam thực thi dân chủ, thả tù nhân lương tâm, thông qua luật biểu tình. Mới hôm qua, EVFTA được ký, thì chúng bảo là mới chỉ ký chứ chưa thực hiện. Hiệp định chỉ là giấy tờ (?).
Việt Nam lên chức chủ tịch ASEAN, tụi nó bảo là chức bình phong.
Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với 192/193 phiếu, tụi nó bảo Việt Nam "mua phiếu" và "đi đêm" với các đại sứ.
Chủ tịch Ngân mặc áo dài trong các cuộc họp, ngoại giao. Tụi nó bảo dân Việt Nam không có cơm ăn áo mặc (?), há cớ gì lãnh đạo cao sang.
Thủ tướng Phúc mới sáng nay ký kết với Nhật Bản đem lại 8 tỷ USD thì tụi nó bảo đi ăn xin.
Cụ Tổng được tổng thống Trump mời sang Mỹ thì chúng nó kêu gọi Tổng biểu tình toàn 54 bang nước Mỹ ngăn chặn cộng sản bành trướng.
Tụi nó làm clip tố Vinfast không dám đưa xe sang Đức kiểm tra, xe Vinfast không đạt tiêu chuẩn tại EU và EU sẽ cấm xe Vinfast. Vậy Áo, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ chắc nằm ở Nam Phi.
Thủ tướng Long của Singapore viết status về vụ Khơ Me đỏ và Việt Nam. Tụi nó nói Việt Nam không có vị thế, không dám lên tiếng. Đến khi thủ tướng Phúc phê phán phía Singapore thì tụi nó nói chỉ nói mồm.
Những năm 2010, chúng nói xuất khẩu Việt Nam không dám đứng cạnh Thái Lan, Philippines. Năm 2019, Việt Nam nói với hai anh bạn hàng xóm "cho hỏi cái tuổi". Thì tụi nó viết bài đặt nghi vấn số liệu thống kê của World Bank.
Chúng nó bảo VND giá trị thấp nhất thế giới còn phía Mỹ thì yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách "theo dõi tiền tệ" vì nghi ngờ Việt Nam thao túng giá tiền.
Chúng nó nói rằng Việt Nam sống nhờ vào 10 tỷ USD kiều hồi từ Mỹ, đe dọa sẽ cắt kiều hối. Mà quên rằng phần lớn kiều hối đến từ việc người dân Việt Nam lao động khắp thế giới gửi về <== và tiền họ gửi về cho các các mục đích đầu tư, kinh doanh, trả nợ, nuôi người thân v.v.. chứ Cộng Sản chẳng cướp được của họ đồng nào.
Lá cờ Việt Nam tung bay tại Đại sứ Việt tai Mỹ, chúng nó thì biểu tình.
Có những dạng người, không bao giờ muốn Việt Nam phát triển.
Có những dạng người, không bao giờ chịu thừa nhận Việt Nam đang phát triển.

ĐỪNG DẠY THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC CÁCH NGOẠI GIAO


Chỉ một hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến hỏi thăm Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 mà Bùi Thanh Hiếu, Tran Hung, Nguyễn Văn Hải, Trần Phương Trang bêu riếu ông ấy “khúm núm”, “xum xoe”, khoanh tay xin lỗi”, “cách ngoại giao tệ hại”,…
Sinh ra và lớn lên tại vùng “ đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm; Rượu hồng đào chưa nhắm đã say”, cuộc đời lăn lộn trong sương gió cùng người dân lao động miền Trung cần cù, chịu thương, chịu khó, chất phác, thật thà, có lẽ vì thế đã hình thành nên tính cách vui vẻ, hoạt bát và chân chất đang có của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo luôn có những cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể rất đời với chính khách trong, ngoài nước và nhân dân.
Trong một lần tình cờ được tiếp xúc gần hơn với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân vận động Mỹ Đình, tôi đã bắt gặp được nụ cười hào sảng của ông. Bỏ lại đằng sau sự cứng nhắc, khô khan và nhất mực khuôn thước của cách thức ngoại giao thường thấy, tôi cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện. Thủ tướng cười xả lai, nắm tay cấp dưới của mình reo hò trên khán đài khi chứng kiến đội bóng nam vô địch AFF Cup, giữa ông và các cầu thủ không có bất kỳ khoảng cách nào khi cùng nhau chia sẻ cảm xúc vô địch tuyệt vời. Mỗi dịp, mỗi giờ tiếp xúc nhân dân, cộng sự hay cấp dưới thì nụ cười vẫn luôn thường trực. Ngay tại hội nghị thượng đỉnh G20, ông cũng không ngần ngại cười tươi chụp hình chung cùng nhiều lãnh đạo của các nước bạn. Tác giả cuốn sách Đắc Nhân Tâm từng nói rằng: “Bạn chỉ cần có thái độ vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người nếu bạn muốn họ cũng có ý nghĩ tương tự”. Có vẻ như nụ cười của Thủ tướng đã khiến mọi người xung quanh hiểu hơn về con người của ông.
Danh ngôn có câu: “Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim”. Hình ảnh Thủ tướng ôm chặt HLV Park Hang-seo trong một lần gặp gỡ chứa đầy tình cảm chân thành, quý mến như một lời cảm ơn cho những gì người thầy này đã làm cho đội bóng nước ta. Hay đôi khi chỉ là một lời đề nghị các bé thiếu nhi tại văn phòng Chính phủ chào Tổng thống Donald Trump “Chào ông! Chào ông đi các con!” rồi cười thích chí, tôi cũng cảm nhận được thái độ chân thành của Thủ tướng.
Nếu ai từng tận mắt chứng kiến Thủ tướng ăn cơm cùng công nhân thì sẽ cảm nhận rõ hơn sự chân thành của ông. Khoảnh khắc ghi lại hình ảnh người đứng đầu Chính phủ mặc chiếc áo màu ghi giản dị, vừa ăn cơm vừa cười cũng công nhân rất đời, khiến người xem vô chùng thích thú. Đã có ai thấy ở một lãnh đạo nước nào vẫy tay cười hồ hởi vui mừng như kiểu gặp lại bạn cũ lâu năm hay chưa? Tôi nói rồi, đó là phong cách ngoại giao rất riêng của Thủ tướng nước ta. Chính sự chân thành này đã rút ngắn mọi khoảng cách vị trí địa lý, tuổi tác, địa vị xã hội để đưa Thủ tướng đến gần mọi người hơn.
Cái hay trong phong thái ngoại giao của Thủ tướng đó là còn là sự chủ động. Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, ông đã đến gặp riêng Tổng thống Donald Trump để trao đổi thẳng thắn vấn đề hợp tác giữa hai nước với thái độ rất vui vẻ, tích cực. Ấy vậy mà, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Hải, Tran Hung chế giễu ông ấy “khúm núm”, “xum xoe”, “khoanh tay xin lỗi” Tổng thống Donald Trump sau phát ngôn chỉ trích “Việt Nam lạm dụng thương mại Mỹ”. Thế nhưng, cá nhân tôi lại thấy ông ấy đang chủ động đấy chứ. Nếu cứ mãi chờ người khác đến bắt chuyện với mình mà ngồi một chỗ, không chủ động giao lưu, trao đổi thì Việt Nam chúng ta chỉ có thể chơi với dế thôi.
Xin nói thêm, Tổng thống Donald Trump cũng là một nhà lãnh đạo có cách ngoại giao khá khác biệt, việc ông ngồi khoanh tay nói chuyện là một thói quen đã có từ lâu. Nhớ lại tại hội nghị G7, khi tất cả các nguyên thủ quốc gia Nhật Bản, Đức, Canada, Anh, Pháp… đứng thì mình ông Trump vẫn ngồi và khoanh tay. Thế nên việc ông ấy ngồi nói chuyện và việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không câu nệ, đến bắt chuyện niềm nở là hoàn toàn bình thường.
Đừng nói Thủ tướng ngoại giao kém, cũng đừng dạy Thủ tướng cách ngoại giao trong khi ông ấy đã và đang là người điều hành cả bộ máy Chính phủ. 
(nguồn: Đặng Trường)

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Bắt đối tượng kích động người dân biểu tình, đăng clip nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Ngày 29-6, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Thanh Hoá đã thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng và khám xét khẩn cấp nơi ở của Phạm Văn Điệp (SN 1965, ngụ phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Bắt đối tượng kích động nhân dân biểu tình, đăng clip nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước - Ảnh 1.
Bắt tạm giam Phạm Văn Điệp

Theo Công an Thanh Hóa, đây là đối tượng thường xuyên có hành vi viết, chia sẻ, đăng tải, phát tán các bài viết, hình ảnh, tài liệu và phát trực tiếp các video clip có nội dung xấu nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ, xúc phạm; nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà Nước; bịa đặt, phỉ báng chính quyền các cấp, kích động người dân biểu tình, chống đối, gây rối an ninh trật tự.
Cũng theo cơ quan công an, Phạm Văn Điệp là đối tượng cơ hội chính trị, đã từng đi du học tự túc tại Liên bang Nga, sau đó bỏ học và tham gia vào tổ chức Đảng Dân chủ 21. Từ năm 2010 đến nay, Phạm Văn Điệp thường xuyên sử dụng mạng xã hội facebook để tuyên truyền chống phá Nhà nước.
Đặc biệt, Điệp đã nhiều lần về nước trực tiếp tham gia cổ xuý, kích động nhân dân biểu tình trong các sự kiện như: Nhà máy Formosa xả thải ra biển miền trung (năm 2016); biểu tình phản đối Quốc hội thông qua Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng (năm 2018)...
Đáng chú ý, tháng 6-2016, Phạm Văn Điệp đã bị chính quyền nhà nước CHDCND Lào bắt giữ về hành vi làm và rải truyền đơn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam tại tượng đài chiến thắng ở Thủ đô Viên Chăn (Lào) và bị kết án 21 tháng tù giam về tội "Sử dụng lãnh thổ nước "CHDCND Lào chống lại nước láng giềng".
Ra tù được trục xuất về nước, Điệp vẫn "ngựa quen đường cũ" tiếp tục sử dụng trang Facebook cá nhân "Phạm Văn Điệp" để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video, clip xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đặc biệt từ tháng 3-2019 đến khi bị bắt, Điệp đã liên tục đăng tải các bài viết và livestream các clip kích động người dân biểu tình phản đối dự án xây dựng Quảng trường biển Sầm Sơn, gây phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn.Hiện vụ việc đang được Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ VÀ RỪNG HÀ TĨNH


Cách đây 2 tháng, Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong hỏa hoạn. Và ở cách nhà thờ ấy vài ngàn km đường chim bay, có nhiều tiếng khóc thương.
Nhiều tiếng khóc cho di sản gần ngàn năm tuổi, một vài người khác khóc cho một biểu tượng văn hóa và kiến trúc, một nhóm khóc vì nhớ lại tác phẩm văn học bất hủ: “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà” và cũng có vài người khóc nữa, nói vui là để bú fame. Cái kiểu như là, mình phải nói ra á, phải viết status thật dài, thật hay, dùng những ngôn từ thật chau chuốt và ủy mị để người ta biết mình là người sâu sắc, người có tầm ảnh hưởng hoặc đơn giản chỉ là khóc theo trend. Thậm chí nhiều người còn bay sang Pháp ngay lập tức để chứng kiến khoảnh khắc di sản sụp đổ. (?)
Thực ra, mỗi người đều bình đẳng và có quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Rõ ràng chuyện này thì không có sai.
Nhưng mà, điều mà khiến mình cảm thấy kệch cỡm và lố bịch, là trong những ngày vừa đây, cháy rừng liên tiếp tại Hà Tĩnh do nắng nóng và hạn hán kéo dài. Đã ba bốn ngày nay, hàng ngàn chiến sĩ, công an, thanh niên tình nguyện và người dân được huy động để dập “bà hỏa” thì những con người vốn ủy mị và hay xúc động ấy, những người vừa mới cách đây 2 tháng thôi, đã bày tỏ “lòng xót thương vô bờ bến” hay “đau xót tận tâm can” vẫn dửng dưng như không.
Dĩ nhiên là chúng ta không có quyền bảo ai khác phải làm theo ý mình. Điều đáng lên án ở đây là thái độ và góc nhìn công bằng.

 
cháy lớn tại Hà Tĩnh
Quay lại cách đây gần 4 năm, Paris bấy giờ bị khủng bố, hàng chục nhân mạng thiệt mạng. Cư dân mạng chúng ta đổi avatar cờ Pháp theo phong trào do Facebook đề xuất: Pray for Paris để tưởng nhớ những người đã không may ngã xuống oan ức vì khủng bố.
Nhưng mà, Facebook và thế giới không tiếc thương cho những ngày tháng 7 cùng năm đó. Một năm 2015 với lũ lụt cao kỷ lục và gây ra những thiệt hại cực kỳ nặng nề. Tổng số người Việt thiệt mạng trong đợt đó mưa lũ đó cao hơn nhiều lần so với tổng số các vụ khủng tại Pháp trong năm.
Và như các bạn đã thấy ấy, chả có Pray for Vietnam, Pray for Yemen hay Pray for Syria gì cả.
Chả có ai xót thương cho chúng ta, ngoài chính chúng ta.
Mình biết, có rất nhiều người thực sự buồn bã và rơi nước mắt vì khoảnh khắc nhà thờ sụp đổ ở Pháp. Nhưng những trái tim biết rung động thực sự ấy, một số chọn im lặng và xem lại những bức ảnh, những thước phim đã qua. Một số khác thì họ chia sẻ những dòng status rất bâng khuâng, đượm buồn và vài bức ảnh màu đã cũ phong cách retro.
Chứ không phải lên mạng, ca bài ca “những người khốn khổ” và ra vẻ như chỉ có các bạn mới biết đau.
Hay tại mạng người da vàng, da đen, da đỏ không bằng mạng người da trắng?
Hay tại châu Âu thượng đẳng hơn?
Hay tại bụt chùa nhà không thiêng?
Sự khốn nạn nhất của lũ người ấy, là bâng quơ trước số kiếp của dân tộc mình. Họ đau nỗi đau của kẻ ngoại tộc và họ dửng dưng trước nước mắt của những kẻ cùng chung giống loài.
Đến cả đàn ngựa còn biết bỏ cỏ khi thấy một con ngựa đau.

Có những người còn làm giàu từ niềm tin và nỗi đau của những người khác mà.

NHỮNG KẺ "YÊU CÂY"


Hà Tĩnh (nơi giặc lửa hoành hành mạnh nhất), thời gian vừa qua cũng là điểm nóng về môi trường, trong đó nổi bật hơn cả là đám khoác áo choàng đen đội lối thầy tu như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… luôn hô hào nào là bảo vệ môi trường, biểu tình vì môi trường. Và ta tự hỏi “LIỆU NHỮNG CÁNH RỪNG BỊ CHÁY KIA CÓ PHẢI LÀ MÔI TRƯỜNG HAY KHÔNG?”, sao không một linh mục nào rung chuông huy động giáo dân dập lửa, không một cuộc tuần hành nào vì môi trường cho những khu rừng bị cháy! Bởi vì chúng biết rằng đến những chỗ đó hết sức nguy hiểm, không thể nào kiếm ăn được, không có cớ gì để xuyên tạc, lên án chính quyền. 
cháy rừng tại Hà Tĩnh
Biểu tình vì môi trường

Còn những tên nghệ sỹ từng khóc gào cho nhà thờ Đức Bà tận Paris nhưng lại câm lặng trước biến cố thiên nhiên của đất nước mình, những kẻ từng ôm cây khóc ở thủ đô chúng còn đang bận lên mạng chửi chính quyền “thiếu dân chủ”. Và hôm nay các “Nhà môi trường”, “yêu cá, yêu cây” ở đâu? Sao để lửa cướp rừng. Giờ thì chúng ta đã thấy được bộ mặt của chúng chỉ là những ký sinh sống trên đất nước này, nhưng lòng dạ luôn me Tây, phò Mỹ; một sự việc nhỏ nhoi ở nước ngoài chúng khóc như cha chết, nhưng lại thờ ơ vô cảm với ngay chính đồng bào mình đang hoạn nạn.
Trong khi những ngày qua, lao vào lửa là những con người mà chúng thường ngày vẫn gọi “Hèn với giặc ác với dân”. Họ có lẽ chưa một lần biết tới biểu tình vì môi trường, chưa một lần lên mạng bày tỏ “yêu cây”, yêu nước này nọ, nhưng điều mà ta chắc chắn khẳng định rằng, hễ đất nước lâm nguy, giặc giã hay thiên tai, hỏa hoạn thì họ luôn xông pha trước biển lửa, hòn đạn, rừng gươm. Hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cảnh sát phòng cháy, dân quân… và cả lực lượng của tỉnh Nghệ An đã phối hợp với hàng trăm hộ dân ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh chiến đấu với giặc lửa giữa cái nắng nóng hơn 40 độ từ trưa đến tối không ngừng nghỉ mới dập tắt được đám cháy.



Còn lại gì sau trận cháy, rừng cháy, cây chết có thể phục hồi lại, nhưng điều đọng lại sâu sắc sau trận cháy là tình người. Tình quân - dân hòa quyện vào nhau trong lửa nạn nguy nan, dù ngày thường họ mỗi người công việc khác nhau, nhưng khi quê hương thiên tai, hỏa hoạn họ xích lại gần nhau hơn ai hết.


nguồn: Trung Đoàn 47

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...