Người trong ảnh là ông Nguyễn Đức Hồng, người thương của chị (xin phép được dùng danh xưng này) Võ Thị Tần - tiểu đội trưởng tiểu đội thanh niên xung phong hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc vào ngày 24/07/1968.
Hai anh chị biết nhau
từ nhỏ và ưng nhau lắm. Tháng 10/1964, hai anh chị làm lễ dạm ngõ và đợi ngày
lành tháng tốt, chiến tranh vơi đi thì hai anh chị sẽ về với nhau. Nhưng như
bao nhiêu chàng trai khác theo tiếng gọi của Tổ Quốc, anh Hồng nhập ngũ. Ngày
ra trận, anh Hồng trao lại cho chị Tần một lọn tóc và một chiếc lược hẹn ước
rằng "“khi Tổ quốc cần chúng ta phải biết sống xa nhau”.
Năm 1968, anh Hồng bị
thương nặng đảo Cồn Cỏ và trở về Bắc chữa trị và học tập. Khi anh về đến quê
nhà mới hay tin người vợ sắp cưới, chị Võ Thị Tần hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc
cùng 9 chị em trong cùng tiểu đội. Trước đó, bố mẹ chị Tần đã làm đám cưới
không có mặt anh để muốn chị không tham gia thanh niên xung phong, nhưng chị
không chịu và nộp đơn tham gia đội rà phá bom mìn, lấp đường tại Ngã ba Đồng
Lộc - cũng là nơi anh từ biệt chị tham gia quân đội.
Vài năm từ ngày chị
Tần mất, người thương binh 3/4 vẫn lặng lẽ sống đơn côi và nhớ người vợ chưa
cưới. Người làng thương chàng trai này đơn côi đã nhiều lần có ý muốn giới
thiệu nhưng anh vẫn khước từ. Hàng ngày, anh Hồng dành thời gian chăm sóc cho
cụ Cung là cha ruột của chị Tần - người mà anh coi là bố vợ. Cụ Cung nhiều lần
muốn anh đi bước nữa, có lần có ý muốn cấm anh không được đến nhà nữa vì
"chưa phải là quan hệ bố vợ - con rể" vì hai anh chị chưa cưới nhau
chính thức, phần vì muốn anh có cơ hội đến với người khác. Anh Hồng vẫn không
chịu và nằng nạc từ chối.
Sau đó, cụ Cung có ý
muốn tác thành duyên số cho "con rể". Cụ Cung ngỏ lời đi hỏi vợ cho
anh Hồng và đó là chị Minh, người hàng xóm của cụ Cung và là bạn của chị Tần.
Sau đó, anh Hồng và chị Minh nên duyên và hai người cùng bàn nhau mang di ảnh
của chị Tần về thờ và coi gia đình các bạn như gia đình của nhau.
Suốt mấy chục năm
chung sống, hai anh chị đối xử với cụ Cung như thân sinh của mình. Trong tâm
khảm của anh Hồng và chị Minh, chị Tần vừa gần gũi thân thiết như máu thịt vừa
linh thiêng để ngưỡng vọng, tôn thờ. Sau này khi có cháu, vợ chồng ông Hồng và
bà Minh luôn dành thời gian để kể cho con cháu nghe về tấm gương của chị Tần và
những nữ thanh niên xung phong.
Năm 2018, ông Hồng mất
đi khi trong người vẫn còn tới 6 mảnh đạn. Và đợi khi mãn tang, bà Minh đưa di
ảnh của chồng lên bàn thờ cùng với di ảnh chị Tần để thắp hương, chăm sóc.
"Thực sự tình yêu
của ông ấy và chị Tần rất thiêng liêng. Yêu nhau nhưng đến cái nắm tay cũng
thẹn thùng. Chỉ đến lúc sắp phải xa nhau vì chiến tranh thì họ trao cho nhau
những kỷ vật thay cho lời hẹn ước. Chiến tranh đã chia cắt họ" - bà Minh
tâm sự và cho biết thêm, chồng bà là một người yêu thương vợ con và gương mẫu.
Một tình yêu không bao
giờ chết dù kẻ còn người mất...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét