Cách
đây 2 tháng, Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong hỏa hoạn. Và ở cách nhà thờ ấy vài
ngàn km đường chim bay, có nhiều tiếng khóc thương.
Nhiều tiếng khóc cho di sản gần ngàn năm tuổi, một vài
người khác khóc cho một biểu tượng văn hóa và kiến trúc, một nhóm khóc vì nhớ
lại tác phẩm văn học bất hủ: “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà” và cũng có vài người
khóc nữa, nói vui là để bú fame. Cái kiểu như là, mình phải nói ra á, phải viết
status thật dài, thật hay, dùng những ngôn từ thật chau chuốt và ủy mị để người
ta biết mình là người sâu sắc, người có tầm ảnh hưởng hoặc đơn giản chỉ là khóc
theo trend. Thậm chí nhiều người còn bay sang Pháp ngay lập tức để chứng kiến
khoảnh khắc di sản sụp đổ. (?)
Thực ra, mỗi người đều bình đẳng và có quyền tự do bày tỏ
ý kiến.
Rõ ràng chuyện này thì không có sai.
Nhưng mà, điều mà khiến mình cảm thấy kệch cỡm và lố
bịch, là trong những ngày vừa đây, cháy rừng liên tiếp tại Hà Tĩnh do nắng nóng
và hạn hán kéo dài. Đã ba bốn ngày nay, hàng ngàn chiến sĩ, công an, thanh niên
tình nguyện và người dân được huy động để dập “bà hỏa” thì những con người vốn
ủy mị và hay xúc động ấy, những người vừa mới cách đây 2 tháng thôi, đã bày tỏ
“lòng xót thương vô bờ bến” hay “đau xót tận tâm can” vẫn dửng dưng như không.
Dĩ nhiên là chúng ta không có quyền bảo ai khác phải làm
theo ý mình. Điều đáng lên án ở đây là thái độ và góc nhìn công bằng.
Quay lại cách đây gần 4 năm, Paris bấy giờ bị khủng bố,
hàng chục nhân mạng thiệt mạng. Cư dân mạng chúng ta đổi avatar cờ Pháp theo
phong trào do Facebook đề xuất: Pray for Paris để tưởng nhớ những người đã
không may ngã xuống oan ức vì khủng bố.
Nhưng mà, Facebook và thế giới không tiếc thương cho
những ngày tháng 7 cùng năm đó. Một năm 2015 với lũ lụt cao kỷ lục và gây ra
những thiệt hại cực kỳ nặng nề. Tổng số người Việt thiệt mạng trong đợt đó mưa
lũ đó cao hơn nhiều lần so với tổng số các vụ khủng tại Pháp trong năm.
Và như các bạn đã thấy ấy, chả có Pray for Vietnam, Pray
for Yemen hay Pray for Syria gì cả.
Chả có ai xót thương cho chúng ta, ngoài chính chúng ta.
Mình biết, có rất nhiều người thực sự buồn bã và rơi nước
mắt vì khoảnh khắc nhà thờ sụp đổ ở Pháp. Nhưng những trái tim biết rung động
thực sự ấy, một số chọn im lặng và xem lại những bức ảnh, những thước phim đã
qua. Một số khác thì họ chia sẻ những dòng status rất bâng khuâng, đượm buồn và
vài bức ảnh màu đã cũ phong cách retro.
Chứ không phải lên mạng, ca bài ca “những người khốn khổ”
và ra vẻ như chỉ có các bạn mới biết đau.
Hay tại mạng người da vàng, da đen, da đỏ không bằng mạng
người da trắng?
Hay tại châu Âu thượng đẳng hơn?
Hay tại bụt chùa nhà không thiêng?
Sự khốn nạn nhất của lũ người ấy, là bâng quơ trước số
kiếp của dân tộc mình. Họ đau nỗi đau của kẻ ngoại tộc và họ dửng dưng trước
nước mắt của những kẻ cùng chung giống loài.
Đến cả đàn ngựa còn biết bỏ cỏ khi thấy một con ngựa đau.
Có những người còn làm giàu từ niềm tin và nỗi đau của
những người khác mà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét