Vụ việc cháu bé 6 tuổi tử vong tại trường tiểu học Gateway là vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian vừa qua. Lợi dụng sự quan tâm đó, liên tục các tin đồn thất thiệt được tung ra từ các nhà điều tra online xuất thân từ các mẹ, các chị bán hàng trực tuyến, bán kem trộn hay môi giới bất động sản với những tình tiết li kỳ y hệt một cuốn tiểu thuyết trinh thám.
Nào là: “Cháu Long đã chết một cách oan uổng trong lớp học, đầu bị đập vào mép bàn rồi... chứ không phải là cái hiện trường giả bỏ quên trong xe ô tô như báo chí chính thống tung hô rồi bao che kẻ xấu". Trong khi đó, chẳng hề có một chứng cứ hay kết luận giám định tử thi nào, chẳng hề có lời khai nào của cha mẹ đứa trẻ hay các bạn trong lớp, ấy vậy mà các anh, các chị khẳng định như đinh đóng cột và chia sẻ suốt trên mạng thời gian vừa qua. Như tiếp thêm dầu vào lửa, chiều ngày 19/8, một loạt tin đồn thất thiệt đưa ra về việc anh Phiến, người lái xe của trường Gateway liên quan đến vụ việc “chết một cách bất thường”.
Ông Phiến tại nhà riêng |
Tin đồn lan nhanh đến nỗi cơ quan công an Hà Nội phải lên mạng khẳng định đây là tin đồn thất thiệt và không hề có chuyện anh Phiến tử vong. Xác minh lại, nguồn phát ra tin đồn trên là Thái Văn Đường, một “dân chủ” đang trốn chui trốn lủi tại Thái Lan, thường xuyên đưa các thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước. Ấy vậy mà hàng ngàn người vẫn tin theo và chia sẻ, thế mới hiểu trình độ dân trí của một bộ phận cư dân mạng thấp như thế nào!
Một vụ án nghiêm trọng, liên quan đến tính mạng con người, cơ quan công an cần phải có thời gian để điều tra làm rõ không phải ngày một ngày hai là có kết quả luôn được. Còn những thông tin từ những “nguồn giấu tin”, “nguồn nội bộ” hầu hết chỉ là những phỏng đoán vô căn cứ.
Sau nhiều vụ việc như vụ cô gái giao gà bị giết, vụ bé gái bị xâm hại ở Nghệ An, những tưởng những người dùng mạng sẽ có những bài học về việc tiếp nhận thông tin trên mạng, nhưng đáng buồn còn một bộ phận không nhỏ những người dùng còn thiếu chuẩn mực, không kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ. Đã có rất nhiều độc giả phàn nàn nhức nhối vấn đề thông tin rác trên mạng, do đó các bạn đọc cũng nên lựa chọn đọc những kênh thông tin chính thống, uy tín và xác thực
Sau nhiều vụ việc như vụ cô gái giao gà bị giết, vụ bé gái bị xâm hại ở Nghệ An, những tưởng những người dùng mạng sẽ có những bài học về việc tiếp nhận thông tin trên mạng, nhưng đáng buồn còn một bộ phận không nhỏ những người dùng còn thiếu chuẩn mực, không kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ. Đã có rất nhiều độc giả phàn nàn nhức nhối vấn đề thông tin rác trên mạng, do đó các bạn đọc cũng nên lựa chọn đọc những kênh thông tin chính thống, uy tín và xác thực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét