Để bình thường hóa quan hệ,cũng như thương mại trên trường quốc tế. Việt Nam lại phải trả khoản nợ cho chính quyền ngụy (VNCH ).
Năm 1991, trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ chuẩn bị bắt đầu tiến trình đàm phán về tài sản sau chiến tranh thì Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đưa ra thông điệp: Cho phép các tổ chức tài chính thế giới làm việc với Việt Nam về vấn đề tài sản cho vay. Trên cơ sở tín hiệu này, IMF, WorldBank và các quốc gia chủ nợ khác... tổ chức hội nghị đầu tiên với Việt Nam tại Câu lạc bộ Paris (The First Donor Conference).
"Chướng ngại" đầu tiên
Đàm phán CLB Paris là đàm phán giữa các chủ nợ và Việt Nam là bên vay để giải quyết nợ công - nợ chính thức. Tại đây, tiến trình đàm phán giữa các bên chỉ tiến hành trong 3 ngày. Chủ nợ và bên nợ chỉ gặp nhau hai cuộc - vào ngày đầu và ngày cuối, còn giữa thời gian đó thì mọi trao đổi đều thông qua Bộ trưởng Tài chính Pháp. Các đoàn được bố trí ăn ở tại Câu lạc bộ và được sử dụng điện thoại để trao đổi về trong nước nhưng không được đi ra ngoài.
Đây là thời điểm rất quan trọng vì quân tình nguyện Việt Nam vừa hoàn thành nhiệm vụ tại Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc đã trở lại bình thường và Mỹ bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. đàm phán CLB Paris diễn ra vào năm 1992 với nhiều tình huống không có trong "kịch bản" và khá thú vị. Khi Bộ trưởng Tài chính Hồ Tế dẫn đầu Đoàn Việt Nam đến Paris thì Đại sứ quán Mỹ chuyển thông điệp: Việt Nam phải chấp thuận trả khoản nợ mà Chính quyền Sài Gòn vay trước kia - nếu không sẽ không có đàm phán CLB Paris. Đây là "chướng ngại" đầu tiên mà Đoàn Việt Nam vấp phải khi đến Paris.
Theo luật quốc tế, một nước khi mới thành lập, hoặc tái thống nhất, như một chủ thể mới sẽ được hưởng các quyền thừa kế về tài sản nhưng phải thừa kế cả nợ. Tuy nhiên, trong phương án của Đoàn Việt Nam trước khi đi chỉ tính các khoản mới vay các nước Tây Âu và Nhật kể từ sau khi nước nhà thống nhất mà không tính đến khoản nợ của Chính quyền Sài Gòn trước kia. Mục tiêu chuyến đi của Đoàn Việt Nam khi đó là làm sao được giãn nợ và giảm nợ 50% tương tự một số nước ở thời điểm đó như Argentina, hay một số nước ở châu Phi...
Tuy nhiên, trước thông điệp của phía Mỹ, Bộ trưởng Hồ Tế họp cả Đoàn để tìm phương án, đồng thời báo cáo về Bộ Chính trị. Cả Đoàn rất bi quan vì khoản nợ của Chính quyền Sài Gòn để lại lên tới HÀNG TRĂM TỶ ĐÔ LA. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn của nước nhà khi đó thì việc trả nợ là không thể.
Lúc đó, ông Nguyễn Quý Bính đang là Vụ trưởng Vụ Luật pháp Quốc tế (Bộ Ngoại giao), có mặt trong Đoàn với tư cách thành viên. Ông nhớ lại một đề án mà ông từng tham gia xây dựng từ khi mới vào Bộ Ngoại giao, khi đất nước vừa thống nhất: Đó là đề án thừa kế vị trí trong IMF, World Bank và ABD của chế độ Sài Gòn trước kia. Trong đó nổi lên một lập luận là: Việt Nam không thừa kế tất cả, kể cả tài sản và các khoản nợ mà chỉ thừa kế có chọn lọc. Cụ thể là chỉ nhận trả những khoản nợ phục vụ kinh tế, dân sinh chứ không trả những khoản nợ cho mục đích quân sự. Sau thành công của đề án đó, Việt Nam trở thành nước XHCN đầu tiên tham gia 3 tổ chức tài chính quốc tế lớn là WB, IMF và ADB.
Nhớ lại kinh nghiệm từ 16 năm trước, ông Nguyễn Quý Bính thấy thông tin này rất hữu ích và khả thi cho Đoàn Việt Nam đối với yêu cầu hiện tại của Đoàn Mỹ. Công thức này lập tức được Đoàn trình về Bộ Chính trị và được duyệt ngay. Khi đưa ra phương án này với phía Mỹ thì họ cũng đồng ý ngay. Đây là tín hiệu hết sức đáng mừng và mở ra cánh cửa để tiếp tục cuộc đàm phán tại CLB Paris.
Đây là thời điểm rất quan trọng vì quân tình nguyện Việt Nam vừa hoàn thành nhiệm vụ tại Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc đã trở lại bình thường và Mỹ bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. đàm phán CLB Paris diễn ra vào năm 1992 với nhiều tình huống không có trong "kịch bản" và khá thú vị. Khi Bộ trưởng Tài chính Hồ Tế dẫn đầu Đoàn Việt Nam đến Paris thì Đại sứ quán Mỹ chuyển thông điệp: Việt Nam phải chấp thuận trả khoản nợ mà Chính quyền Sài Gòn vay trước kia - nếu không sẽ không có đàm phán CLB Paris. Đây là "chướng ngại" đầu tiên mà Đoàn Việt Nam vấp phải khi đến Paris.
Theo luật quốc tế, một nước khi mới thành lập, hoặc tái thống nhất, như một chủ thể mới sẽ được hưởng các quyền thừa kế về tài sản nhưng phải thừa kế cả nợ. Tuy nhiên, trong phương án của Đoàn Việt Nam trước khi đi chỉ tính các khoản mới vay các nước Tây Âu và Nhật kể từ sau khi nước nhà thống nhất mà không tính đến khoản nợ của Chính quyền Sài Gòn trước kia. Mục tiêu chuyến đi của Đoàn Việt Nam khi đó là làm sao được giãn nợ và giảm nợ 50% tương tự một số nước ở thời điểm đó như Argentina, hay một số nước ở châu Phi...
Tuy nhiên, trước thông điệp của phía Mỹ, Bộ trưởng Hồ Tế họp cả Đoàn để tìm phương án, đồng thời báo cáo về Bộ Chính trị. Cả Đoàn rất bi quan vì khoản nợ của Chính quyền Sài Gòn để lại lên tới HÀNG TRĂM TỶ ĐÔ LA. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn của nước nhà khi đó thì việc trả nợ là không thể.
Lúc đó, ông Nguyễn Quý Bính đang là Vụ trưởng Vụ Luật pháp Quốc tế (Bộ Ngoại giao), có mặt trong Đoàn với tư cách thành viên. Ông nhớ lại một đề án mà ông từng tham gia xây dựng từ khi mới vào Bộ Ngoại giao, khi đất nước vừa thống nhất: Đó là đề án thừa kế vị trí trong IMF, World Bank và ABD của chế độ Sài Gòn trước kia. Trong đó nổi lên một lập luận là: Việt Nam không thừa kế tất cả, kể cả tài sản và các khoản nợ mà chỉ thừa kế có chọn lọc. Cụ thể là chỉ nhận trả những khoản nợ phục vụ kinh tế, dân sinh chứ không trả những khoản nợ cho mục đích quân sự. Sau thành công của đề án đó, Việt Nam trở thành nước XHCN đầu tiên tham gia 3 tổ chức tài chính quốc tế lớn là WB, IMF và ADB.
Nhớ lại kinh nghiệm từ 16 năm trước, ông Nguyễn Quý Bính thấy thông tin này rất hữu ích và khả thi cho Đoàn Việt Nam đối với yêu cầu hiện tại của Đoàn Mỹ. Công thức này lập tức được Đoàn trình về Bộ Chính trị và được duyệt ngay. Khi đưa ra phương án này với phía Mỹ thì họ cũng đồng ý ngay. Đây là tín hiệu hết sức đáng mừng và mở ra cánh cửa để tiếp tục cuộc đàm phán tại CLB Paris.
Theo ông Nguyễn Quý Bính, trong đàm phán với các chủ nợ nói riêng hay đàm phán quốc tế nói chung thì nhân tố quyết định thành công là phải dùng cơ sở lý luận dựa trên luật quốc tế để giải quyết mới khiến các đối tác tâm phục, khẩu phục và không bắt bẻ gì được.
Nước Nga đã xóa nợ cho bao nhiêu nước trên thế giới?
1. Cuba ($ 31,7 tỷ). Cuba là con nợ lớn nhất của Liên Xô. Mùa hè năm 2014, Chính phủ Nga đã thực hiện một bước đi chưa tùng có tiền lệ - xóa 90% trong tổng số nợ là $ 35,3 tỷ của Cuba.
Theo thỏa thuận, khoản nợ $ 3,5 tỷ còn lại sẽ được Chính quyền Cuba thanh toán bằng các lần chuyển khoản từng nửa năm một trong 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên, như Tổng thống Nga V.Putin khi trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn Cuba Prensa Latina đã nói thì: “số tiền $ 3,5 tỷ đó sẽ được sử dụng ngay trên lãnh thổ Cuba cho những dự án đầu tư có ý nghĩa”.
2 . Iraq ($ 21,5 tỷ). Nga xóa nợ cho Iraq hai lần – lần thứ nhất vào năm 2004 là $ 9,5 tỷ trong tổng số nợ $10,5 tỷ và lần thứ hai vào năm 2008 là $ 12 tỷ trong tổng số $ 12,9 tỷ.
3. Các nước Châu Phi (hơn $ 20 tỷ). Tháng 6/1999, trong khuôn khổ Câu lạc bộ các nhà cung cấp tín dụng Paris, Nga đã ký Thỏa thuận Cologne “ân xá” từ 60 % đến 90% khoản nợ cho một loạt nước, chủ yếu là các nước Châu Phi như – Guinea xích đạo, Mozambique, Tanzania, Benin, Sierra Leone, Mali, Guine – Bissau, Chad, Burkina Faso và nhiều nước khác.
4. Mông Cổ ($ 11,1 tỷ). Năm 2003, Nga xóa 98 % khoản Mông Cổ nợ Liên Xô là $11,1 tỷ.Năm 2010, Nga lại xóa tiếp một phần nợ là $ 180 triệu – điểm khác của khoản $ 180 triệu này ở chỗ nó là khoản tín dụng được Nga cung cấp về sau chứ không phải vào thời kỳ Xô Viết.
5. Afganistan ($ 11 tỷ). Phần nợ chủ yếu của Afganistan là các khoản mua vũ khí và trang bị kỹ thuật của Liên Xô, ngoài ra, Liên Xô cũng giúp xây dựng các cơ sở kinh tế và viện trợ nhân đạo thông qua các kênh tín dụng.
6. Bắc Triều Tiên ($ 10 tỷ). Tháng 9/2012 Nga xóa khoản nợ $ 10 cho Bắc Triều Tiên được Liên Xô cho vay từ những năm 1950 của thế kỷ trước. Đấy là 90 % tổng số các khoản tín dụng từ Liên Xô cung cấp cho Bắc Triều Tiên.
Gần $ 1 tỷ còn lại sẽ được sử dụng theo cơ chế “đổi nợ lấy sự hỗ trợ” trong lĩnh vực giáo dục, y tế và năng lượng khi thực hiện các dự án chung.
7. Syria ($ 9,8 tỷ). Một phần nợ của Syria - $ 9,8 tỷ trong số $ 13,4 tỷ được xóa năm 2005.
8. Việt Nam ($ 9,53 tỷ). Việt Nam là một trong những nước được Nga xóa nợ sớm nhất.
Năm 2000, Matxcova xóa $ 9,53 tỷ trong tổng số nợ $ 11,03 tỷ. Số nợ còn lại hai bên thỏa thuận sẽ được thanh toán hết trước năm 2022. Tuy nhiện, không phải trả trực tiếp, mà qua các dự án liên doanh với Nga trên lãnh thổ Việt Nam.
9. Nicaragoa ($ 5,95 tỷ). Tháng 7/2004, Nicaragoa được Nga xóa khoản nợ $ 344 triệu – đấy là khoản nợ còn lại của nước này trước Nga. Trước đó, năm 1992, Nga đã xóa $ 2,55 tỷ trong số $3,1 tỷ nợ, còn năm 1996, hơn $ 3 tỷ một chút trong số $ 3,4 tỷ. Tổng số nợ được “tha bổng” là $ 5, 95 tỷ.
10 . Uzbekistan ($ 865 triệu). Nợ nước ngoài của Uzbekistan trước Nga sau khi Liên Xô tan rã liên quan trực tiếp đến các khoản phải thanh toán mua phương tiện kỹ thuật và hàng hóa Nga. Đến cuối năm 2014, các bộ trưởng tài chính hai nước đã ký thỏa thuận xóa cho Uzbekistan khoản nợ $ 865 triệu, Uzbekistan chỉ còn phải trả cho Nga $ 25 triệu nợ còn lại trong tổng số nợ.
11. Kirgizistan ($ 500 triệu). Tháng 4/2013, Nga xóa cho Kirgistan khoản nợ khoảng $ 500 . $ 188,9 triệu trong số đó được xóa ngay lập tức, phần còn lại khoảng gần $ 300 triệu sẽ được xóa dần từng đợt trong10 năm.
12. Madagasca ($ 89 triệu). Đến ngày 31/12/2006, Madagasca còn nợ Nga gần $ 89 triệu. Tháng 4/2015 Thủ tướng Nga D.Medvedev chỉ thị cho Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển kinh tế và Ngân hàng kinh tế đối ngoại Nga tiến hành đàm phán với Chính phủ Madagasca về việc xóa toàn bộ khoản nợ cho nước này.
Ngược lại đế đối lấy việc đàm phán với Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Việt Nam đã phải gánh vác trả món nợ mà ngụy quyền vay Mỹ trong thời kỳ còn tồn tại ớ Miền Nam Việt Nam 145 triệu USD đó là một trong những điều kiện tiên quyết đế đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam . Không những đòi nợ đất nước mà Mỹ đem bom đạn ném xuống, Hiện nay Mỹ cũng đang ráo riết đòi nợ Campuchia từ dưới thời chính quyền Thủ tướng Lon Nol giai đoạn 1972 .
Nữ nhà báo người Mỹ Elizabeth Becker, người từng có mặt tại chiến tranh Đông Dương trong những năm ác liệt cho hay, Chính phủ Mỹ chưa bao giờ nhận trách nhiệm trước những tổn thất to lớn mà họ gây ra đối với người dân ở khu vực Đông Dương như: Việt Nam, Lào và Campuchia.
“Việc tiếp tục đòi nợ thời Lol Nol là hành động phi luân thường đạo lý. Chưa kể, chính Mỹ mới là nước nợ các nước Đông Dương nhiều đến mức không thể tính được bằng tiền”, nhà báo Becker bức xúc nói. Cô Elizabeth Becker dẫn chứng số liệu: Chỉ trong vòng 8 năm từ 1965, Mỹ đã rải 2,75 triệu tấn bom xuống hơn 113.000 điểm tại Campuchia. Ước tính số lượng người Campuchia bị thiệt mạng từ 5.000 đến hơn nửa triệu người.