Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Cảm tưởng của một người Việt ở thiên đường Mỹ sau khi được Chính phủ Việt Nam đón về nước trách dịch CVID-19

Nguyên văn câu chuyện như thế này:
Trở về Việt Nam là một hành trình gian nan tuy nhiên nó cũng chả là gì so với những gì tôi phải chịu đựng gần 5 tháng ở Mỹ.
Nhận được email từ Đại sứ quán Việt Nam thông báo rằng tôi được về nước trên chuyến bay ngày 8-7-2020, tôi hiểu rằng không phải dễ dàng gì để có được diễm phúc ấy. Những người Việt ở Mỹ muốn về Việt Nam khi đại dịch COVID-19 đang lan tràn khắp toàn cầu phải đăng ký qua Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ. Phía sau tôi, vẫn còn tới trên dưới 7.000 người đang xếp hàng ở sau lưng.
Vì thế nên khi nhận được email từ Đại sứ quán Việt Nam, tôi muốn trào nước mắt và âm thầm chuẩn bị. 40 năm trước đây, tôi đi nước ngoài bí mật thế nào thì bây giờ cũng trở về bí mật như thế để đề phòng mọi bất trắc xảy ra. Không rõ chuyện trước đây hơn 40 năm với chuyện bây giờ chuyện nào hồi hộp hơn chuyện nào.
Nhưng có lẽ lần này hồi hộp hơn cả vì sắp được thoát khỏi cái "án tử" COVID-19 đang treo trên đầu. Vì nếu càng ở lại Mỹ lâu hơn nữa thì khả năng “tử thần” COVID-19 “đón đi” càng cao hơn nữa. Ở đây, bạn sẽ không thể biết mình bị lây nhiễm ở đâu và lúc nào, kể cả khi đã áp dụng các biện pháp phòng vệ tối đa. Tất cả chỉ phó mặc cho thế giới tâm linh, cho số phận. Nếu có phúc lớn, có đức dày thì may ra mới thoát được kiếp nạn này.
Sau 6 giờ bay từ sân bay Hobby lên Washington DC, tôi ở lại một đêm trong một khách sạn nhỏ để hôm sau ra sân bay check in. Đại sứ quán Việt Nam đã chuẩn bị sẵn cho mỗi người một bữa ăn trưa. Tuy khẩu phẩn nhẹ nhàng và đơn giản nhưng tôi tin rằng chẳng có đại sứ quán nước nào ở Mỹ làm như Đại sứ quán Việt Nam.
Đích thân Đại sứ Hà Kim Ngọc và một số nhân viên sứ quán Việt Nam đã ra tận phòng chờ động viên bà con, giúp đỡ giải quyết các trục trặc nho nhỏ và chúc mọi người bình an về nước. Lại sau 4 giờ chờ trên xe bus ở đường lăn, tôi mới lên được chiếc Boeing Dream Liner 787 hoành tráng của Vietnam Airline đỗ sừng sững cạnh đó, thể hiện cái vị thế của Việt Nam tại một phi trường lớn của nước Mỹ. Sau này, tôi mới biết được trong thời gian chờ đợi đó, các nhân viên sân bay đã bốc dỡ số hàng hóa gồm khẩu trang và một số thiết bị y tế mà Thủ đô Hà Nội của Việt Nam gửi tặng thành phố New York.
Ngó xung quanh, chẳng thấy có hãng máy bay của nước ngoài nào khác tới giải cứu các công dân của họ. Máy bay của các hãng hàng không Mỹ thì xếp thành dãy, nằm chết lặng trên sân đỗ. Hơn 40 năm qua, chưa bao giờ sân bay Dullas, một phi trường lớn nhất nhì nước Mỹ tại thủ đô Washington DC lại vắng ngắt đến thế. Trong cái không khí tĩnh lặng ấy, chỉ có mỗi tiếng gầm từ các động cơ khỏe khoắn của chiếc B-787 mang lá cờ đỏ sao vàng sơn trên đuôi đứng là vang vọng tới tận chân trời khi nó lao lên không trung, để lại dưới đôi cánh bóng dáng của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Điện Capitol, những biểu tượng quyền lực của nước Mỹ và đưa 346 người con của đất nước Việt Nam trở về !
Chặng đường bay dài tới hơn 20 tiếng đồng hồ. Máy bay phải đỗ lại để tiếp dầu ở sân bay Ankorage của bang Alaska lạnh lẽo. Nhưng thời gian chờ đợi ấy cũng chằng thể so sánh được với những gì mà tôi đã chịu đựng trong 5 tháng qua ở xứ sở cờ hoa thường được tung hô là “thế giới tự do” này. Số người mắc COVID-19 thì tăng theo cấp số nhân. Mỗi ngày có tới hơn 5 vạn người nhiễm bệnh. Rồi biểu tình, bạo động của các tổ chức vì quyền được sống của người da đen (Black Lives Matter – BLM), kèm theo các băng nhóm cực đoan lợi dụng hỗn loạn để cướp bóc, đập phá. Đêm đêm nằm ngủ không yên, đến sáng hôm sau mới biết là mình còn sống.
Về tới phi trường Nội Bài, chúng tôi được đón tiếp chu đáo và được đưa về doanh trại quân đội để cách ly phòng dịch theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Mọi điều kiện ăn nghỉ tại đó không có gì phải phàn nàn. Thậm chí là vượt qua sức tưởng tượng của tôi. Đồ ăn thức uống tuy không sang trọng nhưng đầy đủ, vệ sinh chu đáo. Phòng nghỉ có 5 giường và có máy lạnh. Tất cả đều... miễn phí !
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam, cảm ơn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cảm ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ; cảm ơn anh Huy, Tổng lãnh sự Việt Nam tại bang Texas !
Giờ đây, với tư cách cá nhân, tôi tự hào vì mình là người Việt Nam. Tôi càng tự hào hơn với tấm hộ chiếu Việt Nam, tấm hộ chiếu của một đất nước đã, đang và sẽ không bỏ rơi công dân của mình trong hoạn nạn và xin nguyện ghi nhớ mãi công ơn này !
Việt Nam, đất mẹ mến yêu !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...