Ngày mùng 7/9, tòa án nhân dân TP
Hà Nội mở phiên toàn xét xử sơ thẩm vụ Đồng Tâm. Quan sát những diễn biến trước và trong ngày đầu xét xử sơ
thẩm vụ Đồng Tâm, thì có thể thấy mấy điểm thế này:
1. Luật khoa Tạp chí triển
khai bài phỏng vấn theo quan điểm “đến lúc chết, ông Kình vẫn tin vào Đảng”, mà
cụ thể hơn là tin vào TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng.
Tôi cho rằng cách đặt vấn đề này của Luật khoa là sai, vì một lẽ nếu là Đảng
viên lão thành, nhất là một Đảng viên “tin vào Đảng” như luật khoa tạp chí đặt
ra, tin vào bác Trọng, thì không ai lại chọn cách Chống lại Công an - thanh bảo
kiếm của Đảng. Họ có thể khiếu kiện, khiếu nại, ăn vạ tại trụ sở tiếp dân của
TP Hà Nội, của Trung ương.... nhưng trước lão Kình chưa ai chọn cách thiêu sống
những cán bộ công an, và có lẽ sau này, rất lâu cũng không có Đảng viên nào làm
thế.
Nếu Là một Đảng viên, Lê Đình Kình hiểu
rõ những nguyên tắc nội bộ của Đảng, cũng như quan hệ công tác giữa Đảng và
chính quyền. Khi ông chọn cách hành xử
đó, thì lão không còn tin vảo Đảng Cộng Sản Việt Nam mà lão tin vào Đảng … Việt Tân,
Ông Kình tin vào Đảng,
tin vào bác Trọng, nhưng chỉ đạo đổ xăng thiêu sống ba sĩ quan - Đảng viên, thì
mình mình khẳng định rằng lão chỉ theo đảng... phản động thì mới thiêu chết
người chiến sỹ cộng sản như vậy.
2. Phát huy thắng lợi từ vụ
án Hồ Duy Hải, nhiều trang truyền thông lề trái tiếp tục tường thuật trực tiếp
phiên tòa. Nhưng khác với vụ án Hồ Duy Hải, vụ việc này có mấy điểm quan trọng
sẽ kéo dư luận đứng về phía các cơ quan pháp luật của Nhà nước:
(i) hành vi của nhóm ông Kình là đặc biệt man rợ, tàn ác. Mình không ngạc nhiên
nếu như sẽ có án tử hình trong vụ việc này.
(ii) thực tế không tồn tại diện tích đất tranh chấp như ông Kình tuyên bố, việc
này đã được chứng minh bằng ảnh vệ tinh, hồ sơ địa chính, v.v…
Thật ngại quá, mình chính là cá nhân đầu tiên đưa ra việc xác minh lí lịch đất
thông qua ảnh vệ tinh của Google Maps, chứng minh rằng “người dân” đã đào ao
chắn ngang cả đường băng sân bay của bộ đội. Dĩ nhiên, mình có được sự giúp đỡ
của nhiều bạn bè, cả hữu danh và vô danh. Có một người gửi cho mình nhiều hình
ảnh vệ tinh và tài liệu, mà đến nay mình vẫn chưa được biết quý danh. Qua bài
viết này, mình một lần nữa xin cảm ơn các bạn.
(iii) hành vi của ông Kình góp phần làm phá hủy một sân bay dự trữ chiến lược
cho chiến tranh với anh bạn phía bắc (được quy hoạch từ 1978-1979), làm đình
đốn một dự án quan trọng của Vịt-teo, mà sẽ sản xuất ra một vài thứ khá hay ho
để điều trị anh bạn phía bắc.
Nói chung, đã đụng đến vấn đề quốc phòng, mà lại còn thua về pháp lý, thì không
thể có được sự cảm thông của cộng đồng.
Vì vậy nên, trên mạng xã
hội vào lúc này, sự phản ứng của dư luận với các cơ quan tư pháp Hà Nội là
không cao. Điều này hoàn toàn khác vụ Hồ Duy Hải.
3. Quan sát yêu cầu của các
luật sư bào chữa trong buổi sáng nay, có thể thấy ý đồ chính là mở rộng vụ việc
theo hướng chính trị hóa. Đại để là họ sẽ đặt nghi vấn về quá trình giải quyết
tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm, về quá trình hoạt động của công an tại Đồng
Tâm ngày 09/01/2020, v.v… để làm áp lực chính trị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
cho các bị cáo.
Vì vậy, các luật sư yêu cầu triệu tập thêm nhiều bên, như đại diện Bộ Quốc
phòng, đại diện Công an Hà Nội, triệu tập đại diện các tổ công tác ở Đồng Tâm,
thậm chí yêu cầu Tòa triệu tập cả ông … Nguyễn Đức Chung (đã bị bắt tạm giam).
Thực ra, về mặt kĩ thuật pháp lý, thì không khó để Tòa án bác bỏ những yêu cầu
này của các luật sư bào chữa. Lẽ đơn giản: Lấy đất sân bay để làm gì, đó là bí
mật quân sự của Bộ Quốc phòng. Triển khai công an làm gì, đó là kế hoạch tác
chiến của công an, mà luật sư đương nhiên không được xem.
Không thể gắn một vụ việc phạm pháp hình sự với một vụ tranh chấp hành chính về
đất đai, theo kiểu đúng cùng đúng, sai cùng sai. Vụ án giết người ở Đồng Tâm có
sự độc lập tương đối với vụ tranh chấp đất đai.
4. Còn riêng về ông Chung ,
thì nói thẳng ra như sau: Dù trên thực tế các văn kiện chiến đấu là tài liệu
mật, nhưng về mặt logic ai cũng hiểu là kế hoạch ngày 09/01/2020 do quân của Bộ
làm, không qua Chủ tịch UBND thành phố mà trực tiếp Bộ Công an nắm và điều động
Trung đoàn CSCĐ, cùng các lực lượng khác của Công an Hà Nội. Muốn huy động cả
trung đoàn tham gia tác chiến thì phải có ý kiến của Bộ trưởng, và đằng sau đó
là Đảng ủy Công an TW, đứng đầu bởi ông cụ đầu bạc.
Cũng cần nói thêm rằng, 01 ngày sau vụ án, cũng chính ông cụ đầu bạc – dưới tư
cách Chủ tịch nước – cũng ra quyết định truy tặng Huân chương chiến công hạng
nhất cho 03 liệt sĩ. Thế là đủ hiểu: Vụ việc được báo cáo lên cấp cao nhất bằng
cả hai con đường về Đảng (Đảng ủy Công an TW) và về chính quyền (Bộ trưởng Công
an báo cáo lên Chủ tịch nước – Thống lĩnh các lực lượng vũ trang). Và quan điểm
của ông cụ đầu bạc về vụ án này cũng đã quá rõ ràng.
Thế nên, trong vụ án 09/01/2020, ông Chung con có biết cái gì đâu mà triệu tập
ông ấy.
Nói thêm về ông Chung: Do
ông ấy cư xử không phải với cấp trên, cấp dưới trong ngành, và ông ấy lại bắt
rồi, nên bây giờ tai tiếng ông ấy phải chịu. Nhưng đặt mình vào vị trí của ông
Chung vào năm 2017, khi mà đến cả đại biểu Quốc hội cũng đứng về phía “dân”,
khi mà các luật sư thoắt ẩn thoắt hiện mà Công an không bám sát được, khi mà
các con tin bị di chuyển nơi giam giữ mỗi đêm, thì ông Chung có bao nhiêu lựa
chọn để giải quyết vụ việc?
Nói thẳng là vào năm 2017, nếu không làm như ông Chung, thì chỉ có cách đổ máu.
Khi công an không cài được người trong nội bộ nhóm đồng thuận, thì chỉ có cách
dùng đặc công chống khủng bố tấn công chớp nhoáng vào làng để giải cứu con tin.
Và như thế sẽ phải đổ nhiều máu cho một vụ giải cứu con tin, chứ không chỉ như
năm 2020.
Có điều: Chính trị không đơn
thuần là đúng và sai, và ngoài vụ Đồng Tâm năm 2017 thì ông Chung còn nhiều vụ
khác sai rành rành. Nên thôi, ông bị bắt rồi thì cũng đừng nên nói thêm nhiều
về ông.
5. Quan sát nhiều luật sư
bình luận về vụ án này trên mạng xã hội, nói thật là mình chả hiểu sao họ lấy
được thẻ, và càng chả hiểu sao họ có khách tư vấn?
Nói chung, tất cả các bên trong vụ việc, chẳng ai nghĩ đây là vụ án thông thường cả. Nhưng trên qui định pháp luật, thì Tòa án cần độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét