Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, BBC News tiếng Việt có chuỗi bài tọa đàm bàn tròn trực tuyến với một số học giả trong nước và Việt kiều, đặt ra một số vấn đề có hàm ý chính trị, như: Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc tồn tại tới 100 năm, liệu còn tồn tại bao lâu? Dấu ấn, công, tội của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 100 năm; Trung Quốc với tham vọng cường quốc kinh tế số 1 thế giới… Các chủ đề nêu trên xoay quanh mục tiêu chỉ trích thể chế chính trị “độc đảng”, “độc tài”, “đàn áp dân chủ” của Trung Quốc; từ đó liên hệ với thể chế chính trị của Việt Nam, ca ngợi “chế độ dân chủ” của Mỹ và phương Tây, kích động ”tinh thần phản kháng” của dân chúng để thay đổi thể chế chính trị “độc đảng”.
Nghe các học giả tham gia tọa đàm, nghe những lời dẫn nối, khêu
gợi của Quốc Phương, cũng chả thấy gì sâu sắc, hấp dẫn, bởi thông tin trao đổi
vẫn là bản cũ chép lại, được dẫn dụ, luận giải rất gượng ép, có vẻ khách quan,
nhưng chẳng thể che đậy được bản chất chống phá chủ nghĩa xã hội, tô vẽ chế độ
tư bản. Thật đáng tiếc, những người tham gia bàn tròn trực tuyến của BBC News
tiếng Việt cho dù đã có thang bậc học thuật, từng học tập, nghiên cứu chuyên
sâu về Trung Quốc hoặc am hiểu tình hình thế giới, song lại rất hời hợt, phát
biểu thiếu trách nhiệm, vô cảm với đất nước mình.
Trong diễn đàn hôm 8/7/2021, ông Ngô Vĩnh Long (Việt kiều tại
Hoa Kỳ, giảng viên Đại học Maine), ông Lê Văn Sinh (nhà nghiên cứu Lịch sử,
từng là giảng viên ĐHQG Hà Nội), bà Ngô Tuyết Lan (từng học tập tại Đại học
Tinh Hoa của Trung Quốc) đã có một số ý kiến tham gia chủ đề “Trung Quốc, đại
cường kinh tế đang lên – Việt Nam cần quan tâm, học hỏi gì?
Nhìn chung, các ý kiến đều không thể phủ nhận trong 100 năm cầm
quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa đất nước tiến những bước tiến dài, có
bước nhảy vọt, rất đáng nể. Tuy nhiên, khi bình luận về nguyên do thành công,
các ý kiến đều cho rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng quyền lực “thép” để “đàn
áp dân chủ” tạo sức mạnh bằng sự “áp đặt ý chí” chứ không phải là mở rộng dân
chủ và giải phóng con người. Khi dự báo, liệu Trung Quốc có đạt được ngôi vị
quán quân trên đường đua thay Mỹ để dẫn dắt phát triển thế giới, thì các học
giả nêu trên đều phủ quyết, lý lẽ là do “sự kiềm tỏa của chế độ độc đảng”,
không giống nền dân chủ ở Mỹ. Đáng lưu ý là, khi được hỏi Việt Nam cần học hỏi
gì từ Trung Quốc, thì mấy vị học giả nọ đều đồng thanh khuyến cáo là nên bỏ chế
độ “độc đảng”, “toàn trị”, học theo thể chế dân chủ Âu, Mỹ. Như vậy là, dù nói
xa nói gần, dù mượn chủ đề nào đi chăng nữa thì mấy cái trò bàn tròn tọa đàm
trực tuyến của BBC News tiếng Việt cũng phơi bày bản chất “bài Cộng”, chê
“Trung Cộng”, liên hệ xỏ xiên coi “Việt Cộng” cũng là một thứ phải “xóa bỏ”.
Không hiểu mấy vị học giả kia có cao đạo quá không mà nói mấy lời cứ như nhà
tiên tri chính trị. Họ vốn từng sinh ra, sinh sống và gắn bó với nơi mà họ coi
là “nơi chôn rau cắt rốn” của mình, cớ sao chẳng hiểu việc áp đặt mô hình xã
hội, thể chế chính trị ở Trung Quốc hay ở Việt Nam đều không giống các nước Âu,
Mỹ. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là một vong quốc nô, nên khi
giành được độc lập thì không thế chấp nhận tự quay đầu đi vào con đường áp bức,
bóc lột theo mô hình tư bản. Còn Trung Quốc, trước tháng 10 năm 1949, cũng từng
nếm trải những tháng ngày cay đắng trong cảnh một dân tộc Trung Hoa (vốn có
thực lực để coi mình là trung tâm tinh hoa nhân loại) phải nhượng đất cho thực
dân, đế quốc, bị phát xít đè đầu cưỡi cổ. Nên khi giành lại độc lập, Trung Quốc
cũng đủ tỉnh táo lựa chọn mô hình mới. Trung Quốc sau hơn 40 năm cải cách mở
cửa đã có được một một tiềm lực toàn diện, đủ mạnh để khiến nhiều siêu cường
phải e dè. Việt Nam sau hơn 1/3 thế kỷ đổi mới cũng có được cơ đồ, nâng cánh
khát vọng dân tộc. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Việt Nam còn phải đối mặt với
muôn vàn thách thức lịch sử, kể cả sự chống phá của nội xâm và ngoại xâm, nhưng
nhân dân Trung Quốc, nhân dân Việt Nam đều hướng tới mục tiêu hòa bình, tự chủ,
tự cường, khá giả, hài hòa, phồn vinh, hạnh phúc. Việt Nam và Trung Quốc có
cùng mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, có núi liền núi, sông liền sông, chung
một biển Đông, có tình hữu nghị (tuy còn bất đồng trong vấn đề chủ quyền tại
Hoàng Sa) nhưng mỗi nước đều có truyền thống lịch sử riêng, có con đường đi phù
hợp điều kiện của từng nước. Mấy vị học giả có ý nói Việt Nam và Trung Quốc còn
có “đảng liền đảng”, nhưng họ đâu hiểu rằng, ngay từ khi mới ra đời Đảng Cộng
sản Việt Nam đã mang bản chất là chính đảng vô sản chân chính, nên chẳng thể
nào có chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam “nhập khẩu” đường lối của một chính đảng
bên ngoài, càng không có chuyện “sợ” một ai đó từ bên ngoài. Điều mà Đảng Cộng
sản Việt Nam “sợ nhất” là đánh mất niềm tin trong lòng Nhân dân. Nhưng thật may
mắn, qua hơn 9 thập kỷ lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ
quên lãng mối quan hệ máu thịt với Nhân dân, nên Đảng có đủ sức mạnh trí tuệ và
lý tưởng để chèo lái con thuyền cách mạng vượt giông bão thời đại, cập bến vinh
quang, mang lại phồn vinh cho đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Đảng Cộng sản
Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới (trực tuyến, ngày 6/7/2021), Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại đa phương rộng
mở với các nước, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết quốc tế, nâng cao trách nhiệm
của các đảng cầm quyền trong việc kiến tạo những giá trị phổ quát toàn cầu như:
Hòa bình, độc lập, bình đẳng, cùng tiến bộ, lấy lợi ích của nhân dân là tối
thượng, đặt con người vào trung tâm phát triển. Vậy nên, những ai cố công đâm
bị thóc chọc bị gạo cũng vô ích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét