Tháng 12/2010, một người bán hàng rong tên là Mohamed Bouazizi
đã tự thiêu trước Tòa thị chính sau khi Chính quyền nơi đây không xem xét giải
quyết khiếu nại của anh ta để phản đối việc bị một nữ Thanh tra Cảnh sát tát
vào mặt khi Bouazizi phản đối việc thu giữ gánh hàng rong của anh ta do buôn
bán lấn chiếm lòng đường và Bouazizi sau khi mặc cả với viên Thanh tra Cảnh sát
về “7 USD làm luật” đổi lại gian hàng của anh không bị tịch thu nhưng Cảnh sát
không đồng ý và tịch thu xe hàng của anh! (nghe có vẻ quen ở xứ nào đó khi
nghèo được lấy làm lý do đứng trên Luật đã khiến nhiều Công an phải bị kỷ luật
chỉ vì làm đúng quy định pháp luật).
Theo các luồng thông tin thì Mohamed Bouazizi là một người thất
nghiệp nhiều năm và anh tự thiêu đúng thời điểm Thủ tướng Ali Larayedh tham dự
bỏ phiếu tín nhiệm từ Quốc hội lập hiến quốc gia đối với Chính phủ Hồi giáo của
ông. Việc bỏ phiếu tín này nếu thông qua sẽ quốc gia Tunisia có được Chính phủ
mới với hệ thống chính trị đảm bảo kết thúc những căng thẳng trong nội bộ đảng
Ennahda và nhiều người Tunisia hy vọng điều này sẽ dẫn đến chấm dứt cuộc khủng
hoảng chính trị ở quốc gia Bắc Phi, đồng thời những cải cách hành chính mà
trước đó ông Ali Larayedh khi còn là Bộ trưởng Nội vụ đã cho thực hiện đều đang
mang lại hiệu quả, tỉ lệ thất nghiệp ở nước này giảm từ 21% xuống 17%. Và rõ
ràng nếu cuộc bỏ phiếu này thuận lợi thì chẳng còn “cơ hội” nào can thiệp được
vào quốc gia này khi nó đang bắt đầu đi đúng hướng! Thời điểm chuyển giao quyền
lực luôn là “Thời Cơ” tốt nhất để thực hiện âm mưu “lật đổ, bạo loạn”!
Hình ảnh của Bouazizi đã khơi dậy sự bi phẫn của người dân
Tunisia lâu nay bị bị o ép bởi sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, dẫn tới một
loạt cuộc biểu tình ở Tunisia. Được hà hơi và giúp sức bởi tầng lớp trí thức
chống đối Chính quyền do Mỹ nuôi dưỡng… Bởi những thành phần trí thức luôn có
tư tưởng cấp tiến theo hệ thức DÂN CHỦ KIỂU MỸ trước một chế độ chỉ cần nắm
quyền lâu dài thì được gán là “độc tài”, các tổ chức, cá nhân có tư tưởng chống
đối đã được Hoa Kỳ xây dựng từ năm 2007 và đã gây được tiếng vang khi buộc
Chính quyền đương nhiệm phải tổ chức tổng tuyển cử theo hình thức phổ thông đầu
phiếu, tuy nhiên ngày 25 tháng 10 năm 2009, cuộc tuyển cử quốc gia đã được tổ
chức tại Tunisia. Cuộc tuyển cử gồm một cuộc bầu cử tổng thống và một cuộc bầu
cử nghị viện. Tổng thống đương nhiệm Zinedine Ben Ali giành một thắng lợi lớn,
với 89.62% số phiếu. Đối thủ chính của ông, Mohamed Bouchiha, nhận được 5.01%
số phiếu, sau được bổ nhiệm vào vị trí Thủ tướng. Nhưng vì năng lực điều hành
Mohamed Bouchiha kém nên ông ta đã bị thay thế bởi Ali Larayedh…
Và...
Cuộc biểu tình rộng lớn đã khiến cho Tổng thống Zine El Abidine
Ben Ali – người cầm quyền Tunisia suốt 22 năm phải bỏ chạy chỉ sau … 2 tuần.
Cơn địa chấn cũng nhanh chóng lan ra các nước bên cạnh, tạo nên làn sóng được
mang tên “Mùa xuân Ả-rập”. Sự “thành công” mà Hoa Kỳ và phương Tây lên tiếng
khen ngợi như “bước tiến mới của quá trình Dân Chủ ở Trung Á” của Tunisia đã
lan sang các quốc gia láng giềng bên cạnh, đó là Algeria, Jordan, Ai Cập và
Yemen. Tổng thống Mubarak, người đã cai trị Ai Cập trong 3 thập kỷ nhanh chóng
bị lật đổ. Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, sau 32 năm cầm quyền cũng xin
từ chức để được miễn tội.
Trước đó, Hoa Kỳ chỉ đứng ngoài đổ tiền cho các Tổ chức, cá nhân
trong từng dân tộc và Đất nước đang có “Mùa xuân Ả-Rập” cháy đến cùng sự hỗ trợ
của lực lượng CIA để khiến đám cháy càng lúc càng to! Tuy nhiên, khi ngọn lửa
này lan đến Lybia và bị Gadhafi dùng quân sự chặn đứng thì 15 quốc gia phương
Tây do Hoa Kỳ làm thủ lĩnh đã thành lập Liên minh, đem không quân và hải quân
tới thực thi khu vực cấm bay và phong tỏa hải quân nước này. NATO, dưới sự chỉ
huy trực tiếp của Mỹ, Pháp, Ý, đã tiến hành không kích vào lực lượng của ông
Gadhafi để hỗ trợ quân nổi dậy. Kết quả: Gadhafi nhanh chóng bị “quật đổ”, bị
kéo lên từ ống cống, và nhận đủ sự lăng trì của những kẻ mà trước đó còn gọi
ông là người cha tinh thần. Lybia bị đánh sụp!
“Mùa xuân Ả-Rập” đã cháy liên tục suốt 8 năm, cháy qua gần chục
Quốc gia. Nhưng “Mùa xuân” là thời điểm đem đến những may mắn, cơ hội và hy
vọng để mở đầu cho cái mới tốt đẹp thì Mùa xuân Ả-rập lại...
1. Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Tunisia là đất nước hợp
pháp hóa nạo thai, giáo dục đứng thứ 17, và quyền phụ nữ sánh ngang với các
nước Châu Âu. Về kinh tế, Tunisia được xếp hạng là nền kinh tế có tính cạnh
tranh cao nhất châu Phi và đứng hàng 40 thế giới theo xếp hạng của Diễn đàn
Kinh tế Thế giới.
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Phụ nữ quay trở lại thế kỷ XV
về quyền của bản thân, kinh tế èo uột. Và chính trị lâm vào bế tắc. Thất nghiệp
tăng lên hơn 40%, các chính phủ Dân Chủ lần lượt lên rồi xuống, hấp diêm, mai
thuý hoành hành. Hơn 3.000 người Tunisia vốn trước đó là nông dân thì nay đang
chiến đấu cho các nhóm khủng/bố Hồi giáo tại Iraq và Syria.
2. Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Ai Cập tĩnh lặng như Kim
Tự Tháp, du lịch phát triển và người dân sống bên sông Nile.
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Ai Cập cứ 1 năm 6 tháng thay 1
tổng thống, biểu tình xảy ra khắp nơi. Và nữ phóng viên Châu Âu bị hiếp dâm đều
đều nếu cứ lang thang vào đó đưa tin.
3. Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: tổng thống Gaddafi hồi còn
tại vị đã đưa ra sắc lệnh “có nhà ở được coi là một quyền tự nhiên của con
người và được chính phủ cấp miễn phí.” Nhắc lại, cấp miễn phí. Người dân Libya
được dùng điện miễn phí. Xăng thì chỉ có giá 0,14 USD/lít. Thủ tướng Ý hôn tay
Gaddafi và “Xin lỗi vì đã đô hộ, tôi đền bù 2 tỷ đô cho Lybia” (Pháp sao không
làm vậy với Donglao đi).
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Gaddafi hiện lên là tên dam
dang và khát m.á.u, đất nước vô chính phủ trong một thời gian dài. Mọi công lao
của ông bị phủ nhận sạch trơn. Trong khi đó, Sakozy, cái tay tổng thống Pháp đi
đầu trong việc không kích Lybia, chính là người đã được Gaddafi cho tiền để
tranh cử cách đó 5 năm (Mới bị khui và bị bắt gần đây).
4. Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Syria bình an và Damacus
luôn là điểm đến đẹp đẽ của một chứng nhân về vương quốc hồi giáo từng thống
trị thế giới.
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Hàng ngàn người c.h.ế.t, hơn
triệu người tàn phế, thương tật vĩnh viễn và hàng triệu dân thường chạy nạn
sang châu Âu-Mỹ.
5. Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: người dân Trung Đông tuy
được cho là nghèo khổ nhưng họ sáng đi làm, tối về ngủ trong mái nhà, hàng ngày
vẫn vui chơi với con cái và người thân!
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: hàng triệu người Trung Đông
phải bán nhà, bán đất đem tiền cho bọn tổ chức vượt biên qua Biển để trốn khỏi
vùng đất chiến tranh, hàng trăm ngàn người đã nằm lại dưới đáy biển, hàng triệu
người sống vất vưởng trong các trại tị nạn ở khắp Nam Âu và Tây Âu, hàng ngàn
bé gái bị bắt cóc, hãm h.i.ế.p, bị biến thành nô lệ tình dục. Hàng trăm phụ nữ
châu Âu bị đàn ông Trung Đông hãm h.i.ế.p… (viết nữa cũng không hết).
KẾT:
“Mùa xuân Ả Rập” lại trở thành “Mùa xuân chết chóc”. Cần lưu ý:
Biểu tình lật đổ chế độ bị Hoa Kỳ-phương Tây gọi là “độc tài”, lật đổ
rồi thì những nước lớn lại nhảy vào nhúng tay với câu cửa miệng “Nhân
quyền cao hơn Chủ quyền” để từ đó “đào” tài nguyên ở những nước đó và mang lại
“nền Dân Chủ …. chết chóc” ! Tất cả lợi ích cuối cùng chỉ dành cho 1 nhóm nhỏ.
Còn người dân ư ? Giờ họ vẫn đang tiếp tục các cuộc Maidan mà chả biết tương
lai ở đâu. Mùa xuân ả rập là bài học cho lãnh đạo nhiều Quốc gia trong việc đối
phó với những cuộc cách mạng màu do Mỹ-Phương Tây đạo diễn và giật dây./.