Nhiều bạn đang lấy ví dụ vụ kiện năm 2016 của Philippines với Trung Quốc ra làm ví dụ về việc Trung Quốc có đạt được vị trí Thẩm phán trong Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) thì cũng chả ăn nhằm gì.
Cần nói rõ vài điểm sau với các bạn:
1. Tòa mà Phil kiện Trung là Tòa thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS, tức nó là Tòa đóng vai trò ban thư ký cho tòa trọng tài (PCA). Đây kiểu như là Tòa chỉ mang tính hình thức cho các bên kiện cáo gặp mặt để thương thuyết, nhưng vì TQ nó méo công nhận Tòa này (cái này cho phép) nên lúc ra Tòa chỉ có Phil vì thế đương nhiên Tòa kia phán quyết theo căn cứ duy nhất lúc đó có tại Tòa là của Phil.
2. Tòa trọng tài thường trực (PCA) khác hoàn toàn với Toàn án quốc tế về Luật biển (ITLOS). Trong khi Tòa PCA chỉ mang tính đưa ra giải pháp (cho các bên lựa chọn) hoặc nói rõ hơn thì nó chỉ mang ý nghĩa tham khảo, không có giá trị áp đặt và Tòa PCA không trực thuộc LHQ, nó chỉ là 01 Tổ chức quốc tế, còn Tòa ITLOS là Tòa có quyền tài phán bắt buộc trong các vụ kiện, tuyên bố của Tòa này được LHQ công nhận vì nó là thành viên của LHQ.
Ví du: nếu Tòa ITLOS tuyên bố Việt Nam thắng kiện Trung Quốc trong tranh chấp các vùng biển tại HS-TS thì Trung Quốc có quyền kháng án nhưng nếu y án thì Việt Nam được quyền đưa tàu đến thu hồi.
Lúc này bên thua kiện (Trung Quốc) mà có hành động chống lại phán quyết thì sẽ các cơ chế pháp lý của LHQ xử phạt, hậu quả nhẹ thì là cấm vận trong toàn thể thành viên, nặng thì khai trừ kèm thêm quả trên, nặng nhất có thể là bị Liên quân do nước nào đó trong Hội đồng Bảo an kéo đến để bắt thực thi phán quyết.
Nói thế để các bạn hiểu 02 Tòa này khác nhau từ bản chất cho đến chế tài.
Việc Trung Quốc có ứng cử viên đạt 149/166 phiếu ngay từ vòng đầu tiên và ngồi vào vị trí Thẩm phán thì đã cho họ rất nhiều lợi thế trong các vụ việc về tranh chấp Biển, một trong số đó là lợi thế Thẩm phán của họ có quyền phủ quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông theo Điều 298, bởi tranh chấp biển ở Biển Đông gắn liền với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên đảo nên ITLOS không có thẩm quyền trong trường hợp này, tuy nhiên nếu các quốc gia tranh chấp có văn bản đề nghị ITLOS thì ITLOS sẽ cho ý kiến tư vấn về chế độ pháp lý.
3. Nếu người Việt nào cũng cứ lấy cái bản án Phil kiện Trung ra để hô hào, phản bác Trung Quốc thì rất nguy hiểm. Bởi vì trong hồ sơ mà Phil kiện Trung có cả BẢN ĐỒ CHỦ QUYỀN CỦA PHILIPPINES đệ trình, mà trong đó đã nuốt hơn 19 đảo tại Trường Sa đang do Việt Nam thực tế quản lý, còn nói rộng hơn là nuốt mất 1/3 quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Chủ quyền đảo và biển đảo của Việt Nam.
Do Tòa tuyên bố rằng không thực thể nào thuộc Quần đảo Trường Sa được hưởng EEZ, quyền tiếp cận của ngư dân Việt Nam đối với ngư trường quan trọng này có thể bị giảm xuống đáng kể. Cụ thể, ngư dân Việt Nam sẽ mất quyền đánh cá trong các vùng nước bên trong EEZ của Philippines và ngoài vùng lãnh hải của các thực thể đủ tiêu chuẩn thuộc Quần đảo Trường Sa. Việt Nam cũng có thể sẽ phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình đối với Bãi Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây vốn được Tòa tuyên bố là các thực thể lúc chìm lúc nổi (LTEs) và thuộc về thềm lục địa của Philippines.
Việt Nam cũng có thể sẽ phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với các đá Tốc Tan và Núi Le, những thực thể đang thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam. Những thực thể này, được các chuyên gia xác định là các bãi lúc chìm lúc nổi, nằm trong vùng EEZ của Philippines và bên ngoài lãnh hải của các thực thể xung quanh. Theo UNCLOS, các thực thể này không phải là đối tượng của các tuyên bố chủ quyền, và Philippines có quyền chủ quyền đối với chúng. Mặc dù phán quyết của Tòa không trực tiếp đề cập tới các thực thể này, Việt Nam có thể bị Philippines yêu cầu từ bỏ chúng theo tuyên bố của Tòa (tất nhiên Việt Nam có quyền từ chối).
P/s: Ảnh Phil đòi chủ quyền, đường màu xanh là ranh giới biển Phil đệ trình lên Tòa, chấm đỏ là đảo mà Việt Nam đang quản lý thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét