Đi cùng với chiến dịch hạ bệ hình tượng Hồ Chí Minh, là những chiến dịch hạ bệ những "công thần lập quốc" khác của cách mạng Việt Nam, trong đó Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những nhân vật được hướng tới hàng đầu. Tạo ra những tin đồn trong nội bộ, vẽ nên những câu chuyện đời tư thuộc hàng "thâm cung bí sử", rồi hạ vai trò trong những sự kiện lịch sử,.... là những thủ đoạn bấy lâu nay chúng sử dụng, núp dưới danh nghĩa các "nhà nghiên cứu" hay các chuyên gia phân tích khác.
Không phải đơn giản mà các nhà sử học quốc tế xếp Đại tướng Võ
Nguyên Giáp là một trong mười tướng quân vĩ đại nhất thế kỷ XX, không phải đơn
thuần các tướng lĩnh dưới quyền tôn vinh ông là Người Anh cả của quân đội nhân
dân Việt Nam. Tài năng, đức độ - những phẩm chất mà không chỉ quân đội, nhân
dân Việt Nam tôn vinh mà ngay cả đối phương, những tướng lĩnh đối đầu với ông
trên chiến trường Việt Nam phải thừa nhận khi nhắc tới Đại tướng Võ Nguyên
Giáp.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với vai trò Chỉ huy trưởng kiêm
Bí thư chiến dịch, tướng Giáp có liên quan rất lớn tới kết quả chiến dịch. Ông
là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao toàn quyển quyết định với câu nói nổi
tiếng "Tướng quân tại ngoại, giao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó
khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn, cứ quyết định rồi
báo cáo sau”. Và chính ông là người rất sáng suốt, quyết đoán khi chuyển từ
đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Một quyết định mà ít chỉ huy
nào dám thực hiện khi mà mọi điểu kiện chuẩn bị cho trận đánh đã xong. Có thể
nói, không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp không có thắng lợi của trận Điện Biên
Phủ.
Nhìn hình ảnh hàng vạn người dân tiễn đưa đại tướng về nơi an
nghỉ mới hiểu tấm lòng và sự tin yêu của nhân dân giành cho ông. Nhân dân không
thờ ai sai bao giờ, và chẳng ai có thể phủ nhận công lao của ông với cách mạng
Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét