Trong chương trình "Câu chuyện văn hóa - Hệ giá trị của con người Việt Nam", bà GS, TS Từ Thị Loan phát biểu: "Phải xây dựng mẫu hình mới. Trước đây việc tôn vinh các danh nhân, chí sỹ, anh bộ đội Cụ Hồ thì văn học nghệ thuật đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình rồi...giờ văn học nghệ thuật phải tôn vinh doanh nhân, nghệ sỹ, ca sỹ...". Ngay lập tức, quan điểm của bà Loan gây ra rất nhiều tranh cãi trên các phương tiện mạng xã hội ngày hôm nay.
Việc xây dựng những hình tượng mới, trong bối cảnh đất nước bước
qua thời kỳ chiến tranh, bắt tay vào xây dựng đất nước là đúng. Bởi vì văn học
luôn phải bắt kịp với hơi thở của cuộc sống, phải đồng hành với những bước phát
triển của dân tộc. Tôn vinh doanh nhân có tâm có tài với đất nước, những nghệ
sĩ mang bản sắc Việt Nam ra cộng đồng thế giới.
Nhưng quan điểm cho rằng văn học nghệ thuật đã hoàn thành sứ
mệnh trong tôn vinh anh Bộ đội Cụ Hồ, mà chuyển hẳn sang một mảng chủ đề khác
thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Chiến tranh mới đi qua chỉ 30 năm, vẫn còn quá
nhiều giá trị, vẻ đẹp của dân tộc ta trong thời kỳ gian khổ đó mà văn học, nghệ
thuật chưa hề khai thác hết. Đó là trách nhiệm của những nhà văn, nhà báo,
những nghệ sĩ của thế hệ hôm nay.
Quan trọng hơn, chúng ta luôn phải xác định: gác lại quá khứ chứ
không phải lãng quên quá khứ. Chưa kể, đó là quá khứ đáng tự hào mà cha ông ta
tốn không biết bao nhiêu xương máu cha ông ta vun đắp nên, vì thế đừng coi nó
chỉ là sứ mệnh một vài chục năm mà đó là xứ mệnh muôn đời của văn học, nghệ
thuật - để thế hệ sau thấu hiểu và giữ gìn. Nước Trung Quốc, nước Nga sở dĩ họ
vĩ đại, vì họ vẫn luôn tự hào về nguồn gốc, về lịch sử và văn hóa của dân tộc
mình.
Lịch sử là nền móng, là cốt lõi để xây dựng nên một dân tộc vĩ đại. Khơi gợi, tôn vinh lịch sử là trách nhiệm của mọi thế hệ, chứ không phải một hai người đâu bà giáo sư ạ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét