Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

NƠI NÀO CÓ BÀN TAY LÔNG LÁ CỦA MỸ, NƠI ĐÓ BẤT ỔN!

Tháng 12/2021, Nga gửi cho Mỹ và NATO một danh sách yêu cầu Mỹ và NATO ngừng mở rộng về phía đông, chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Ukraine và cấm triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu đe doạ đến an ninh của Nga. Moskva đã đe dọa sử dụng vũ lực quân sự nếu các yêu cầu của họ không được đáp ứng. Đây là điều Nga đặc biệt quan ngại khi Ukraine gia nhập NATO và chủ nghĩa bành trướng của NATO đã sát sườn nước Nga có thể gây ra chiến tranh bất cứ lúc nào.

Tâm lý bài Nga và chống Nga của các thế lực cực hữu, phát xít Ukraina những năm gần đây kể từ khi chính phủ thân Nga bị lật đổ tạo ra mối đe dọa không những đối với Nga mà cả các nước láng giềng thân Nga.

Chính Mỹ và NATO đã làm cho mọi điều trở nên tồi tệ hơn khi kết nạp thêm 7 quốc gia mới vào năm 2004, hứa hẹn đưa Ukraina và Gruzia trở thành thành viên, khuyến khích Gruzia tấn công Nam Ossetia vào tháng 8/2008 chỉ sau 10 tháng Putin phát biểu tại hội nghị Munich mong muốn NATO ngừng mở rộng về phía đông nhưng đáp lại trong 25 năm qua NATO đã tăng gấp đôi số lượng thành viên của mình, tất cả đều ở phương Đông, sát nách Nga để bao vây, cô lập Nga.

Lịch sử đã chỉ ra bất cứ cuộc chiến tranh khu vực nào cũng có bàn tay của Mỹ, bất cứ chính phủ nào không thân Mỹ cũng bị Mỹ tìm cách lật đổ. Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991; sự chia cắt Nam Tư năm 1992, vụ ném bom trái phép vào Serbia năm 1999 và sự ly khai của Kosovo; cuộc xâm lược Afghanistan năm 2001; sự tàn phá Libya vụ ám sát Gaddafi năm 2011; phá hủy Syria lật đổ tổng thống của nước này từ năm 2011 đến năm 2019; cuộc chiến ở Yemen kể từ năm 2015.

Cuộc chiến giữa Nga - Ukraina là hậu quả tất yếu không có gì ngạc nhiên. Chính Mỹ đã hậu thuẫn, giật dây, tiếp tay cho cuộc đảo chính tháng 2/2014 để lật đổ Tổng thống Ukraine được bầu một cách dân chủ - Viktor Yanukovych muốn cân bằng “mối quan hệ” giữa Ukraine với Nga và châu Âu, thành lập một chính phủ thân phương Tây, tìm mọi cách gây hấn, cô lập và đẩy Nga vô bước đường cùng; chính Mỹ và NATO đã lật lọng không giữ đúng lời cam kết “nổi tiếng” với Nga của Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker ngày 12/2/2017 tại Washington DC rằng: “NATO sẽ không tiến thêm một inch nào về phía đông".

Khi lợi ích và an ninh của bất cứ quốc gia nào bị xâm phạm thì mọi sự đáp trả là cần thiết và chính đáng./.





 

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

TRÒ HỀ MANG TÊN :"KHÔNG MANG CHÍNH TRỊ VÀO THỂ THAO"

Năm 1999, khi quốc gia Nam Tư cũ (Sau này là Serbia) bị Nato ném bom xâm lược, các cầu thủ Nam Tư ở nước ngoài như Sisina Mihajlovic và Dejan Stankovic dưới hình, lúc đó đang thi đấu cho Lazio (và nhiều VĐV khác) đã mặc những chiếc áo mang thông điệp hòa bình, kêu gọi Nato ngừng những hành động chiến tranh tại đất nước của họ. Khi đó, FIFA đã ra án phạt với những cầu thủ này vì "thể thao không liên quan đến chính trị". Và tất nhiên, những hành động đó bị ngăn chặn.

23 năm sau, cũng là một cuộc chiến tranh, nhưng người tấn công là một quốc gia đối nghịch với Nato, thì những hành động mà trước đây FIFA cho là "chính trị hóa thể thao" diễn ra một cách ồ ạt như một trend mà ko hề có sự can thiệp hay ngăn chặn nào cả. Nào thì các ĐTQG tuyên bố không thi đấu với ĐTQG Nga, các trận đấu có màn cầu nguyện cho Ukraine....... Đến cả như Chelsea, ông chủ người Nga Roman Abramovich cũng phải thực hiện nước đi lùi về hậu trường, giao lại quyền quản lý CLB cho quỹ từ thiện Chelsea, để tránh CLB bị ảnh hưởng về mặt truyền thông.

Và chắc chắn sẽ còn nhiều, nhiều hành động khác khiến cho ta phải đặt câu hỏi rằng, "Chính trị không liên quan thể thao" thực sự là một thông điệp cao cả toàn cầu, hay nó được sinh ra để biến thành bức bình phong giúp các "ông chủ" tạo ra những tổ chức quốc tế như FIFA che đi những hành động dơ bẩn của chúng ?

Chiến tranh nào chả đáng lên án, sinh mạng nào chả đáng quý. Nhưng cuộc chiến này xuất hiện nhiều điều khiến cho những người trung lập cũng cảm thấy, những tổ chức quốc tế đang (có thể nói là) vận hành thế giới này có thực sự công bằng như những gì truyền thông vẫn luôn ca tụng ?

Update: Như dự đoán, FIFA đã không để thể thao liên quan đến chính trị bằng cách:

-Loại CLB FC Spartak Moscow, ФК "Спартак-Москва" khỏi cúp C2.

-Loại ĐTQG Nga (cả nam và nữ) khỏi TẤT CẢ các giải đấu thuộc hệ thống của tổ chức này, bao gồm World Cup và Euro



 

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

SẮP HẾT THỜI RỒI VIỆT TÂN ÔI

 Thời gian qua, hàng loạt các đối tượng là “chân rết”, thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân bị bắt cùng với bản chất lừa lọc, chống phá bị bóc phốt khiến cho tổ chức này không còn nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài.

Sau khi tìm mọi cách, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nhưng việc đòi trả tự do cho đối tượng Châu Văn Khảm vẫn vô vọng như những kiến nghị, đòi hỏi “trả tự do cho Châu Văn Khảm” trong suốt 3 năm; vận động tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) đưa ra những cáo buộc vô căn cứ, đòi trả tự do; tham gia Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 17 vào tháng 12/2021; vận động bộ Ngoại giao Úc lên tiếng, gây sức ép đối với Việt Nam…

Mới đây, Việt Tân đã phải thú nhận sự thật phũ phàng, bẽ mặt khi bị chính quyền Úc ghẻ lành. Cụ thể, trong bài “Ngày thứ 7 cuộc đấu tranh đòi công lý cho Châu Văn Khảm” Việt Tân than thở và “bày tỏ sự thất vọng của họ đối với chính phủ Úc” về việc trong 3 năm qua, Việt Tân đã “cố gắng bằng mọi cách để lên tiếng về trường hợp của ông Khảm ấy và cố gắng đòi tự do cho ông về đoàn tụ với gia đình ở Úc”.

Sự thất vọng của Việt Tân càng đặc biệt tăng thêm về cái mà họ gọi là “sau 7 ngày tọa kháng”, chẳng có chút hồi âm nào từ một nhân vật cao cấp của chính phủ Úc này dành thời gian tiếp cái gọi là “phái đoàn” của Việt Tân để “lắng nghe và đối thoại”, như Việt Tân hy vọng và chờ đợi.

Chính phủ Úc im lặng không phản hồi lại Việt Tân bởi do họ hiểu được bản chất được tên thành viên của tổ chức khủng bố này. Châu Văn Khảm chẳng phải loại người tốt đẹp gì nên mới dùng chứng minh thư giả và nhập cảnh lén lút, trái phép qua con đường Campuchia. Sau đó, Châu Văn Khảm đã dùng tiền để dụ dỗ, lôi kéo những kẻ khác tham gia và trở thành “chân rết” của tổ chức khủng bố Việt Tân và nghiêm trọng hơn, xúi dục những kẻ đó thực hiện các hành vi khủng bố, nhưng bị công an Việt Nam phát hiện và bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc (cùng 2 đồng phạm về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”với bản án 12 năm tù).

Chính vì vậy, chính phủ Úc không thể để một gã khủng bố như Châu Văn Khảm ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ với Việt Nam, một đối tác thương mại quan trọng của Úc trong những năm tới.

Điều này chứng tỏ tổ chức khủng bố Việt Tân đang bị “thất sủng” và hết thời rồi. Sự thật bại, tan rã là điều không thể tránh được./.



 

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

VIỆT TÂN LẠI XUYÊN TẠC LỄ TỊCH ĐIỀN CỦA NƯỚC TA

Ảnh phía trên là hình ảnh Nguyễn Văn Thiệu ngồi trên máy cày trong ngày 26/3/1970. Bọn Việt Tân cho rằng những năm 70 của thế kỷ trước Việt Nam Cộng Hòa đã đi cày bằng máy cày là văn minh . Còn ảnh phía dưới là hình ảnh Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong Lễ Tịch điền Đọi Sơn 2022 tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày 7/2/2022 là không văn minh?

Trong ảnh Chủ tịch nước trong trang phục nhà nông xuống ruộng đi cấy cùng chú trâu đạt giải trong cuộc thi hóa trang cho trâu trước đó. Hình ảnh những hoa văn trên người chú trâu cũng là những hoa văn giống năm con hổ để cầu chúc một năm mới nhiều lộc lá cho nông nghiệp.

Hơn nữa, lễ Tịch điền đã có cách đây hơn 1000 năm và là truyền thống quý báu của nhân dân ta mỗi dịp đầu xuân. Lễ hội Tịch điền được coi như một ngày quốc lễ, một lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội mang ý nghĩa cho cả một năm của nông nghiệp làm ăn phát đạt, mây thuận gió hòa.

Trong khi đó Nông nghiệp Việt Nam trong năm 2021 cũng đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Khi mà nhiều mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính với chất lượng và giá cả cao hơn. Các giống lúa của Việt Nam đạt chất lượng hàng đầu thế giới và xuất khẩu lúa gạo cũng nằm top đầu của thế giới. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật và hiện đại hóa nghành nông nghiệp cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Tầm nhìn đến 2050: Việt Nam chúng ta sẽ trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.

Nền văn minh của nước chúng ta vẫn luôn luôn phát triển theo chiều hướng tích cực. Chỉ có lũ Việt Tân “ khát nước “ là chẳng có nền văn minh nào mà thôi. Hình ảnh Chủ tịch nước xuống ruộng cày Tịch điền chính là đại diện cho một nét văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Sự tiến hóa của văn minh chính là tiếp nhận những cái mới mẻ, tốt đẹp, có chọn lọc và giữ gìn truyền thống dân tộc. Cho nên chẳng có nền văn minh nào đi lùi cả mà chỉ có sự xuyên tạc của bè lũ Việt Tân mà thôi.

 


Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

ĐỪNG BỠN CỢT VỚI LỊCH SỬ

Câu chuyện báo Vietnamnet đăng tài bài viết nói về Vua Quang Trung khiến dư luận xã hội xôn xao vì nội dung không chính xác, lố bịch và bỡn cợt với lịch sử. Cụ thể, trong bài viết nói rằng: “Vua Quang Trung bị hy sinh trong khi chế tạo vũ khí vì bị phơi nhiễm phốt pho…”. Haizzzzzzzzzz

Qua tìm hiểu được biết, cho đến nay, vấn đề về việc Quang Trung Hoàng đế “băng hà” có nhiều giả thuyết khác nhau, chưa thông nhất như Vua Quang Trung mặc áo chiến bào bị tẩm thuốc độc (áo do Vua nhà Thanh tặng) hay Vua Quang Trung bị bệnh cao huyết áp nên đột quỵ... nhưng việc Vua Quang Trung mất do phơi nhiễm phốt pho thì đúng là lần đầu tiên được nghe thấy.

Mới đây, trong bài phỏng vấn về việc quân sĩ Tây Sơn cho dùng hỏa công, hỏa lôi để tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiệu (nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) đã nói rằng: Theo những gì đã nghiên cứu và những chứng tích lịch sử còn lưu giữ cho thấy Vua Quang Trung đã cho dùng phốt pho chế tạo vũ khí Hỏa lôi để đánh giặc. Phốt pho có nhiều ở phân dơi. Cha ông ta đã sử dụng các nguyên liệu tự chế để làm vũ khí đánh giặc. Đó chính là điều vĩ đại mà các bậc tiền nhân đã sáng tạo ra các loại vũ khí khiến quân thù phải khiếp sợ. Phải chăng giả thuyết trên được phóng viên lấy cảm hứng từ nghiên cứu trên chăng?

Bản thân tôi cho rằng, dù căn cứ vào đâu nhưng khi khi phóng viên hay nhà báo đăng tải bài viết nói về lịch sử cần tham khảo tài liệu lịch sử, phải có tư liệu thì mới nên viết. Viết như thế này là bỡn cợt với lịch sử, đùa với độc giả và coi thường những nhà nghiên cứu thì không nên và không chấp nhận được. Đồng thời, nhân sự việc này cũng nói đến khâu duyệt bài, kiểm định bài cần cụ thể, sát hơn nữa, tránh những sai lầm không đáng có.

Thiết nghĩ rằng, nếu có viết sai thì phải xin lỗi độc giả và có đính chính. Không nên viết về lịch sử thiếu chuẩn xác như “vứt tõm” vào cái ao, không một lời đính chính. Đừng bao giờ phát ngôn bừa bãi với quá khứ, bởi “nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác”. Nếu không biết tôn trọng quá khứ thì con người sẽ không tránh khỏi những va vấp trong cuộc sống, sẽ chỉ chuốc lấy những thất bại, thất bại rồi lại thất bại mà thôi.

 


Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

FACEBOOK CÓ SẮP HẾT THỜI?

Sau những năm tháng phát triển rực rỡ và đạt doanh thu khủng hàng tỉ USD mỗi năm. Thì hiện tại Facebook đang đối mặt với những khó khăn, thách thức cực kì lớn và có thể khiến Facebook tụt hậu.

Những số liệu trong tuần trước cho thấy số lượng người dùng hàng ngày đã sụt giảm 500 nghìn người và số lượng người dùng Facebook hàng tháng đã chững lại ơ mức xấp xỉ 2,9 tỉ người. Sự cạnh tranh gay gắt của các nền tảng mạng xã hội khác về đáng kể đến nhất là Tiktok của Bytedance. Nền tảng video ngắn này đang thu hút số lượng người dùng tăng mỗi ngày mặc dù còn một số khiếu nại về quyền bảo mật và riêng tư.

Mới đây, công ty mẹ của Facebook là Meta còn đe dọa EU rằng sẽ rút Facebook và Instagram ở Liên minh châu Âu nếu không được nới lỏng luật bảo mật. Tuy nhiên, Meta đã gặp phải “ đối thủ cứng rắn “ khi các nhà lãnh đạo EU còn cho rằng “ Cuộc sống sẽ rất tốt khi không có Facebook. Chúng ta sẽ sống rất tốt mà không có Facebook “.

Hơn nữa cuộc chiến pháp lý với các Chính phủ trên thế giới về vấn đề bảo mật thông tin người dùng vẫn chưa có hồi kết. Cộng với việc khi mà hãng Apple năm ngoái đã thêm vào dòng iPhone tính năng lọc các ứng dụng theo dõi người dùng. Thì số lượng doanh thu từ quảng cáo đã tiêu tan gần 10 tỷ USD bằng ¼ tổng lợi nhuận năm 2020.

Hơn nữa Facebook còn đang ngồi trên đống lửa khi mà chỉ trong 1 ngày giá cổ phiếu của công ty giảm 25%, khiến vốn hóa của Facebook bay hơi mất 230 tỷ USD, một kỷ lục chưa từng có đối với thị trường cổ phiếu ở Mỹ.

Có thể nói rằng cuộc chiến công nghệ ở thời điểm hiện tại là cuộc đua vô cùng khốc liệt của các ông lớn. Liệu rằng Facebook của Mark Zuckerberg có thể vượt qua những khó khăn hiện tại hay là Facebook sẽ trở nên lỗi thời và bị mọi người từ bỏ. Mọi thứ đều có thể xảy ra.


 

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

TRÒ HỀ CỦA BỘ NGOẠI GIAO CANADA!

Ngày 11/2, Đại sứ quán Canada ở Việt Nam ra thông cáo báo chí về việc trao Giải thưởng Tự do Báo chí Canada-Vương quốc Anh năm 2022 cho "dân chủ" Phạm Đoan Trang. Theo thông cáo, bà Mélanie Joly, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada, và Bá tước Ahmad xứ Wimbledon, Quốc vụ khanh Nam Á và Khối thịnh vượng chung kiêm Đặc phái viên của Thủ tướng Anh về ngăn chặn bạo lực tình dục trong xung đột, đã trao Giải thưởng Tự do Báo chí Canada-Vương quốc Anh năm 2022 cho Phạm Đoan Trang để "ghi nhận những đóng góp của bà cho việc thúc đẩy tự do báo chí tại Việt Nam".

Khi chọn Phạm Đoan Trang, chắc chắn Bộ Ngoại giao Canada biết rõ Phạm Đoan Trang là kẻ chống đối nhà nước Việt Nam, bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ và vừa tuyên phạt mức án 9 năm tù giam. Canada và Việt Nam đã có mối quan hệ ngoại giao từ lâu, với hành động này chẳng khác nào cố tình coi nhẹ mối quan hệ giữa 2 nước.

Vẫn biết cộng đồng chống cộng ở Canada cũng đông thứ 3 thế giới, nhưng mình nghĩ chính phủ Canada không cần thiết phải "vuốt ve" đám này bằng cách làm xấu đi quan hệ giữa Việt Nam và Canada.

Ngay dưới bài viết, một số facebooker Việt Nam đã bình luận:

Trần Nguyễn Lửa Việt: Canada là chư hầu của Mỹ hiện nay và của Anh trước kia lại ăn theo, nói leo khi cổ xuý bọn vi phạm luật pháp Việt Nam!

Nguyễn Quang Minh: Thương Canada quá, đường đường một quốc gia có chủ quyền, độc lập, một gia vân vân và mây mây mà lại đóng vai chư hầu, chủ bảo sao thì làm vậy!

Nguyễn Nhung: Hóa ra đại sứ quán Canada lại thối nát thế à ? Trao giải cho một tên tội phạm tức là đang tiếp tay cho những kẻ phạm tội.

Nguyễn Hồng Đức: Không biết ra tù, canada có nhận nuôi giúp không. Chứ tôi là tôi ko muốn lấy thuế tôi nuôi nó nữa đâu.

Nguyễn Hạnh: Ở việt nam chúng tôi gọi giải thưởng này là rạp xiếc.

Đấy, nếu khảo sát dư luận Việt Nam trước thì có lẽ Canada đã có cách làm đúng hơn, không phải mất mặt như thế này.

 


 

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

GIẢI THƯỞNG BỊ TẦM THƯỜNG HÓA

Thông tin Phạm Đoan Trang được nhận giải thưởng “nhân quyền Martin Enals” khiến không ít người ngỡ ngàng. Không ít người đặt câu hỏi rằng Trang đã có “đóng góp” gì cho hoạt động nhân quyền. Nhưng ít ai biết rằng đó là chiêu trò để đánh bóng tên tuổi cho một đối tượng chống phá vừa mới bị tuyên án 9 năm tù về tội Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Một kẻ lợi dụng “nhân quyền” để vi phạm pháp luật, đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội lại được nhận cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” đã tầm thường hóa cái ý nghĩa, giá trị của giải thưởng mà chúng ta vẫn thường nghe nói đến.

Phạm Đoan Trang mặc nhiên không có bất cứ đóng góp nào cho hoạt động nhân quyền. Thay vào đó là lợi dụng quyền tự do ngôn luận, vấn đề dân chủ, nhân quyền để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật với động cơ trục lợi, mục đích chính trị. Các báo cáo, bài viết về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không những không ghi nhận những đóng góp của Việt Nam mà còn xuyên tạc một cách trắng trợn sự thật khách quan với ý đồ nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ “giải thưởng” đã không còn nguyên nghĩa hay nói đúng hơn là đã bị đánh tráo bản chất khi nó được trao cho một đối tượng vi phạm pháp luật, đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội. Thật không khó để nhận ra bản chất việc Phạm Đoang Trang được trao cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” là sự cổ súy, hậu thuẫn của các tổ chức chống phá bên ngoài với các đối tượng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá trong nước.

Khi thông tin về việc Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền Martin Enals, nhiều đối tượng “dân chủ” trong nước và báo đài cực đoan bên ngoài như RFA, RFI… như được phen “mở cờ”, đồng loạt chia sẻ thông tin này cho việc “đánh bóng” tên tuổi cho Phạm Đoan Trang. Nhưng chiêu trờ mượn “giải thưởng” để khuếch trương “thành tích bất hảo” trong hoạt động chống phá như Phạm Đoan Trang thì không có gì mới mẻ. Một trò lố được diễn đi diễn lại khi nghe đến ai cũng hiểu động cơ, ý đồ chính trị phía sau đó.

 


Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

CẦN XỬ LÝ NGHIÊM NGƯỜI TUNG TIN GIẢ SỸ QUAN VIỆT NAM HY SINH Ở UGANDA

 Ngày 8/2 vừa qua, trên mạng Tiktok, tài khoản Đ.M.T sử dụng ảnh đại diện một người mặc quân phục, chia sẻ một clip với nội dung "Đồng chí N.V.T., SN 1996, đại đội phó đại đội 2 trợ lý phái bộ GGHB LHQ hy sinh lúc 3h55 tại Uganda". Ngay sau clip này, Đ.M.T tiếp tục đăng clip khác với nội dung "tiễn người anh về với Phật anh đã chút hơi thở cuối cùng vào lúc 3h55 ngày 8/2/2022". Trong phần bình luận, Đ.M.T chia sẻ thêm quân nhân N.V.T. hy sinh trong khi đi tuần, "bị trúng quả mìn được cài sẵn...".

Hai clip trên đã thu hút hàng ngàn lượt bày tỏ cảm xúc cũng như hàng trăm bình luận chia buồn cùng gia đình quân nhân N.V.T. Tuy nhiên, ngay sau đó, Cục Gìn giữ hòa bình và Cục Tuyên huấn đã bác bỏ nội dung tin giả nêu trên. Theo đó, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam ở nước ngoài không có chức danh "đại đội trưởng" hay "đại đội phó", cũng không có quân nhân nào sinh năm 1996 công tác ở phái bộ.

Có thể nhận định rằng, tài khoản Đ.M.T đăng tải thông tin sai trái trên, trước hết là nhằm tăng câu view, câu like phục vụ cho mục đích cá nhân. Bởi trước đó, thông tin Trung tá Đỗ Anh hy sinh tại Nakasero, Kampala, Uganda vào tháng 1/2022 cũng đã nhận được nhiều sự chia sẻ, bày tỏ sự chia buồn trên các trang mạng xã hội.

Do đó, có thể thấy chỉ vì chạy theo lợi ích trên mạng xã hội mà không ít người tham gia mạng này lại không ngần ngại tung các thông tin giả lên trên mạng. Đã không ít trường hợp tương tự bị xử lý nhưng dường như sức hút từ những nút like là khá lớn, khiến nhiều người không cưỡng lại được việc sáng tạo và chia sẻ các thông tin sai trái. Thông tin giả mà Đ.M.T tung lên tưởng chừng như rất đơn giản nhưng ngẫm ra hậu quả rất nặng nề bởi xét về mặt cá nhân thì việc dùng hình ảnh một quân nhân xong tung tin họ hi sinh là xâm phạm đời tư, ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình quân nhân đó. Nghiêm trọng hơn, tin giả trên có thể gây hoang mang dư luận cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của lực lượng Giữ gìn hòa bình của quân đội nhân dân Việt Nam ở nước ngoài. Do đó, chúng ta đều đang mong chờ các lực lượng chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm với người đứng sau tài khoản Tiktok Đ.M.T nói trên.



 

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

NÓNG: KỶ LUẬT NGUYÊN THỨ TRƯỞNG VÀ THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Kỷ luật Nguyên Thứ trưởng và Thứ trưởng Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với: ông Cao Minh Quang nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Theo Quyết định 151/QĐ-TTg: thi hành kỷ luật bằng hình thức Xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang, do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác; Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.



 

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT CHO ĐỘI BÓNG NỮ VIỆT NAM

 

Đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội bóng nữ Việt Nam

Ngày 8/2, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn đã ký tờ trình Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL về việc đề nghị khen thưởng đột xuất cho tập thể đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam.

Tờ trình ghi rõ: “Để ghi nhận và biểu dương thành tích đặc biệt xuất sắc của tập thể đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tại Asian Cup nữ 2022 và giành suất chính thức tham dự giải vô địch bóng đá nữ thế giới năm 2023 (World Cup), Tổng cục TDTT đề nghị Bộ VH-TT-DL xem xét, trình Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam và HLV Mai Đức Chung.

Trình Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương Lao động hạng Nhì cho cầu thủ Huỳnh Như, Chương Thị Kiều, Nguyễn Thị Tuyết Dung; tặng thưởng 4 Huân chương Lao động hạng Ba cho các cầu thủ Thái Thị Thảo, Nguyễn Thị Bích Thùy, Trần Thị Kim Thanh, Phạm Hải Yến”.

Tổng cục TDTT cũng đề nghị Bộ VH-TT-DL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng bằng khen cho 30 cầu thủ, HLV, cán bộ của đội tuyển nữ Việt Nam.

Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ về nước ngày 10/2 và dự kiến được Thủ tướng tiếp đón vào chiều cùng ngày.

TN



 

Trò mèo” của RFA


Nôm na, “trò mèo” là làm một việc vớ vẩn, tốn thời gian, phí sức mà không mang lại kết quả gì. Theo cách hiểu đó, việc ngày 7/2/2022, Đài Á Châu tự do (RFA) đưa bài “Cựu phóng viên bị công an tỉnh bắt vì tố cáo công an huyện” có thể coi là một “trò mèo” vậy.

“Vớ vẩn” thứ nhất, là RFA đã cố tình xuyên tạc, khi dẫn thông tin tờ Tuổi trẻ. Cụ thể, ngày 5/7/2022, báo Tuổi trẻ dẫn tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết “Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đoàn Từ Tấn (40 tuổi, cựu phóng viên, ở chung cư 282, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân” trong bài báo có tiêu đề: “Vu khống lãnh đạo công an huyện, cựu phóng viên bị khởi tố, bắt tạm giam”. “Vu khống” và “tố cáo”, về bản chất, là hai hành vi khác nhau. Vậy mà RFA, lâu nay luôn vênh váo trước thiên hạ là khách quan, trung thực,  lại to gan bóp méo xệch thành chuyện cựu phóng viên bị bắt vì “tố cáo công an huyện” (!?). Người nhẹ dạ, hẳn sẽ giận sôi sùng sục vì “oan khuất” của người trung thực là cựu phóng viên “đấu tranh chống tiêu cực” kia. Tuy nhiên, người tỉnh táo, tất nhận ngay ra “trò mèo” của RFA, và biết, với “trò mèo” vu khống, kích động này, RFA nhắm đến mục tiêu đen tối nào.

“Vớ vẩn” thứ hai, là cái sự mà RFA lấy làm hoài nghi, sửng sốt rằng “Tuy nhiên,  nội dung tố cáo do ông Tấn thực hiện lại không được cơ quan công an công bố, thay vào đó, phía công an tỉnh kết luận rằng những tin nhắn tố cáo trên có tính chất “vu khống, xúc phạm danh dự, hạ uy tín” lãnh đạo công an huyện Lục Ngạn.” Còn hơn định kiến, thiên kiến, mưu đồ xuyên tạc đã khiến RFA không, hoặc cố tình không biết quyết định khởi tố (một vụ án, một bị can) bao giờ cũng ngắn gọn. Còn hành vi vi phạm (trong trường hợp này, là hành vi vu khống của bị can Đoàn Từ Tấn) được thể hiện đầy đủ tại hồ sơ vụ án sau quá trình xác minh, thu thập, củng cố tài liệu. Không thế, còn khuya viện kiểm sát mới phê chuẩn khởi tố bị can, giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Đương nhiên, để có kết luận cuối cùng, vụ án cần sẽ được tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Thế nghĩa là qui trình tố tụng đối với vụ án liên quan cựu phóng viên Đoàn Từ Tấn là chặt chẽ, chẳng có gì khuất tất, tù mù.

“Vớ vẩn” thứ ba, liên quan câu chuyện này, dù rộng lòng, cũng khó bỏ qua cái “còm” của một  tài khoản là Nguyen Nguyen, rằng: “1. Tại sao tù nhân đang thụ án tù giam lại có thể sử dụng điện thoại nhắn tin tố cáo nặc danh? 2. Đã gọi là nặc danh thì tại sao cơ quan CA lại xác định được người tố cáo?”.

Tùy tiện, cẩu thả – ngôn từ này chưa đủ. Có lẽ, phải hạ từ “ngu dốt” cho gã “còm viên” này mới thỏa đáng. Tin của Tuổi trẻ (mà RFA dẫn nguồn) ghi rõ “Trong thời gian chờ chấp hành án, từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12-2021, Tấn đã sử dụng nhiều số điện thoại di động (sim rác) nhắn tin đến nhiều lãnh đạo các cấp tỉnh Bắc Giang với nội dung sai sự thật nhằm vu khống, xúc phạm…”. “Chờ chấp hành án” sao có thể đánh đồng với “thụ án”? Chất vấn người khác ngay cả khi không đọc thông tin? Có thể. Nhưng khả năng nhiều hơn, là gã “còm viên” lưu manh này cố tình lập lờ đánh lận con đen để lừa người khác. Còn cái sự “nặc danh” sao CA có thể xác định? Nói thế, chẳng hóa ra, những kẻ “ném đá giấu tay” hay vu khống người khác mà ẩn danh thì hẳn là thoát, không thể trừng trị? Còn chuyện xác định kẻ nặc danh bằng biện pháp nghiệp vụ nào, đi mà hỏi…công an gã Nguyen Nguyen kia nhé.

“Vớ vẩn” thứ tư, là việc RFA không giấu nổi thái độ bênh ra mặt “cựu nhà báo” có tên Đoàn Từ Tấn kia. Bênh tới mức, RFA giả vờ thận trọng để liên hệ tùy tiện  rằng: “Đài Á châu Tự do không có điều kiện để xác minh xem liệu có liên hệ gì giữa hành động tố cáo của ông Tấn với bản án mà ông phải nhận trước đó.”

 Bênh lấy được như thế chỉ khiến cái âm thanh rè của RFA thêm khó nghe và càng bị nhiều người tẩy chay. Vì sao? Vì rằng, cựu phóng viên Đoàn Từ Tấn này “nổi tiếng”  đến mức, nhiều người, nhất là báo giới biết, tháng 11/2020, y từng có hành vi tống tiền lãnh đạo 5 trường mầm non tại huyện miền núi Lục Ngạn (Bắc Giang) để cưỡng đoạt 8 triệu đồng, bị bắt và đã thừa nhận tội lỗi. Ngày 23/9/2021, TAND huyện Lục Ngạn tuyên phạt Tấn 3 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Ngày 24/11/2021, tòa phúc thẩm y án…

“Trò mèo” nào ai còn lạ. RFA diễn mãi trò này, liệu còn ai vỗ tay?



Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: AI KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ ĐỨNG RA MỘT BÊN CHO NGƯỜI KHÁC LÀM

Ngày 6/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra hiện trường, đôn đốc, động viên công nhân thi công dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Sau khi kiểm tra, Thủ tướng Phạm Minh Chính SỐT RUỘT khi dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm Quốc gia nhưng trong hơn 6 năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác quản lý Nhà nước, phối hợp các cơ quan liên quan, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc, giám sát đều chưa xứng tầm với tầm vóc công trình trọng điểm quốc gia nên còn nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, phân công rõ việc, rõ trách nhiệm, chậm ở khâu nào, ai chịu trách nhiệm, ai làm được thì quyết tâm làm, ai không làm được thì đứng ra một bên cho người khác làm. Triển khai công việc phải thực chất, nghiêm túc, hiệu quả chứ không phải khi lãnh đạo đến kiểm tra thì mới huy động máy móc, thiết bị hoành tráng.

Thủ tướng cũng lưu ý Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV "phải bám sát công trường, ăn ngủ với công trường, yêu dự án này như con cái thì mới ra công trình được".

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó thủ tướng Lê Văn Thành chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự án, bảo đảm mục tiêu đến năm 2025 phải khánh thành giai đoạn 1 sân bay Long Thành.


 

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

'CÓ TÌNH, CÓ LÝ', NƯỚC LỚN NỂ TRỌNG, BẠN BÈ QUÝ MẾN VIỆT NAM HƠN

Hai năm đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam giữ nguyên tắc nhưng vẫn “có tình có lý”. Kết thúc nhiệm kỳ, các nước lớn nể trọng hơn và bạn bè đối tác yêu quý Việt Nam hơn.

Trong hội nghị tổng kết 2 năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021 diễn ra hồi cuối tháng 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính gọi vui Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc là "người ở chiến trường".

Cách nửa vòng trái đất, chia sẻ từ trụ sở phái đoàn Việt Nam ở cạnh LHQ, Đại sứ Quý cho biết, Việt Nam tham gia HĐBA có vốn chính trị rất to lớn, nhưng ông nhấn mạnh rằng "vốn chính trị ấy sẽ ngủ yên" nếu không có sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của lãnh đạo các cấp trong 2 năm qua.

Chiến dịch lớn, nhiệm vụ nặng nề nhưng cơ hội hiếm có

Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ chân thành cảm ơn vì đã được "nhà" rất tin tưởng, trao cho nhiều quyền và bảo vệ trước những sức ép.

2 năm qua, có nước thành viên HĐBA đã thay đại sứ, trưởng phái đoàn 2 lần trong 7 tháng nhưng phái đoàn Việt Nam luôn nhận được sự tin tưởng, bảo vệ của các lãnh đạo các cấp.

Ông khẳng định: "Điều này là nhân tố rất quan trọng tạo nên bản lĩnh cho cán bộ ngoại giao, làm cho mọi cán bộ phái đoàn ý thức được trách nhiệm cao hơn, nỗ lực lớn hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình".

Cũng trong 2 năm qua, phái đoàn và tổ công tác liên ngành, nòng cốt là Vụ Hợp tác Quốc tế và một số đơn vị của Bộ Ngoại giao, đã làm việc theo nguyên tắc bình thông nhau. Khi phái đoàn ở New York ngủ thì tổ công tác ở trong nước nghiên cứu tài liệu, thu thập, phân tích thông tin, chuẩn bị lập luận, trình xin chủ trương để buổi sáng ở New York, phái đoàn có đủ thông tin định hướng, sẵn sàng tham gia trao đổi, đàm phán.



Sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ này đã biến sự bất tiện về chênh lệch múi giờ trở thành cơ hội, để hai bên bổ sung cho nhau, để thời gian làm việc HĐBA của Việt Nam là 24/7.

Ngoài ra, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thành viên của HĐBA, đã cung cấp thông tin rất kịp thời về các diễn biến trên thực địa, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phái đoàn trong xử lý song phương với sở tại về các vấn đề liên quan qua đó góp phần quan trọng giúp phái đoàn Việt Nam tại LHQ triển khai hiệu quả định hướng song phương với đa phương trong suốt nhiệm kỳ.

Theo Đại sứ, tham gia "chiến dịch lớn" tại HĐBA là "nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng là cơ hội hiếm có".

Đại sứ Quý nêu ra 5 bài học ngoại giao mà ông rút ra sau hai năm công tác: Chọn đúng thời điểm, vận dụng sáng tạo, tận dụng vị thế, áp bài học cũ vào hoàn cảnh mới, ngoại giao tâm công.

Trước tiên, ông chỉ ra, đó là bài học về chọn thời điểm và tranh thủ thời cơ. Việt Nam chọn nhiệm kỳ 2020-2021 và quá trình vận động để Việt Nam là ứng viên ứng cử duy nhất của nhóm Châu Á - Thái Bình Dương là nhân tố rất quan trọng dẫn đến thắng cử với số phiếu kỷ lục.

Việt Nam có lợi thế vừa là Chủ tịch ASEAN vừa là Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020 khi thúc đẩy một trong những ưu tiên là hợp tác giữa LHQ và ASEAN, hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực.

Không phải nước nào cũng mặn mà với việc tham gia HĐBA vì cho rằng không có lợi ích cho họ trong đó, nhưng kinh nghiệm vừa qua cho thấy Việt Nam cần tiếp tục tham gia lần thứ 3 trong vòng 10 năm tới.

Khi đó, chắc chắn Việt Nam sẽ phải cạnh tranh. Khi đó, với thế và lực mới của Việt Nam, các nước, nhất là các đối tác lớn, các đối tác quan trọng sẽ trông đợi sự đóng góp tích cực hơn, thực chất hơn của Việt Nam. Ông nghĩ rằng cần sớm quyết định thời điểm thuận nhất, đắc thắng nhất để đăng ký sớm.

Phát huy vị thế với số phiếu cao kỷ lục

Tiếp theo, là bài học về định hướng sáng tạo. Với tất cả các nước, tháng đầu tiên vào Hội đồng Bảo an đảm nhận ngay vai trò chủ tịch luôn luôn là thách thức.

15 thành viên của HĐBA sẽ luân phiên giữ ghế chủ tịch mỗi tháng. Tháng 1/2020 khi Việt Nam làm Chủ tịch cũng là tháng LHQ kỷ niệm 75 năm thành lập.

"Thách thức đã trở thành cơ hội. Khi chúng ta chọn chủ đề của phiên thảo luận mở là thượng tôn Hiến chương trong duy trì hòa bình quốc tế. Cuộc thảo luận này với chủ đề này đã làm nên kỷ lục về số phát biểu (111 bài phát biểu).

Hội đồng cũng lần đầu tiên thông qua tuyên bố Chủ tịch về vấn đề này. Trên thực tế, Trung Quốc nói là muốn làm chủ đề tương tự nhưng không làm được vì tháng chủ tịch của Trung Quốc diễn ra sau 2 tháng và Việt Nam đã làm rồi", Trưởng phái đoàn Việt Nam tiết lộ thêm.

Bài học thứ 3, theo Đại sứ, là bài học phát huy vị thế thành viên HĐBA. Tại LHQ, vị thế thành viên HĐBA được xác lập bằng những đóng góp tích cực cho công việc chung của cộng đồng quốc tế và được ghi nhận qua số phiếu bầu hoặc mức độ ủng hộ các sáng kiến tại Đại hội đồng và các diễn đàn khác. Trong nhiệm kỳ, Việt Nam đã phát huy được vị thế đó.

"Nếu chúng ta tiếp tục phát huy được những sáng kiến, sản phẩm của chúng ta trong 2 năm qua về ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, nhóm bạn bè Công ước Luật Biển thì những sáng kiến, nghị quyết mang dấu ấn Việt Nam sẽ sống mãi với lịch sử LHQ và sống mãi với lịch sử nhân loại", ông nói.

Bài học thứ 4, theo Đại sứ là khai thác các bài học lịch sử trong bối cảnh mới. Khi Việt Nam vào HĐBA LHQ, các nước trông đợi Việt Nam có đóng góp tích cực và hiệu quả cho công việc của HĐBA. Ông khẳng định: "Hai năm qua chúng ta đã nỗ lực và làm được điều này".

Ngoài vấn đề bom mìn, sáng kiến của Việt Nam sau trở thành nghị quyết của HĐBA về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu với cuộc sống của người dân, phần nào đó bắt nguồn từ ký ức về sự tàn phá đê Yên Phụ, nhà máy điện Yên Phụ, bệnh viện Bạch Mai năm 1972.

Hay những đóng góp của Việt Nam trong quá trình giải quyết vấn đề Libya ở cả 2 khía cạnh bên trong và bên ngoài phần nào xuất phát từ bài học giải quyết vấn đề Campuchia… “Chúng ta đã đem được kinh nghiệm của mình vào trong những ý tưởng và sáng kiến được nêu ra tại các cuộc thảo luận ở HĐBA”.

Có tình, có lý

Bài học cuối cùng của Đại sứ Quý là về phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh “ngoại giao tâm công” - tức là tranh thủ trái tim của mọi người.

Việt Nam nhận được 192 lá phiếu bầu cũng là 192 lá phiếu trao trách nhiệm.

“Làm việc tại HĐBA là làm việc với các nước lớn và các đối tác quan trọng hàng đầu của ta nhưng chúng ta cũng phải đại diện cho lợi ích của đa số các nước vừa và nhỏ", Đại sứ cho hay.

Hai ngày trước khi chúng ta bắt đầu nhiệm kỳ, Đại sứ Paraguay nói với ông rằng "đừng quên chúng tôi". Câu nói này có nghĩa chúng ta phải luôn nhớ tới lợi ích của các nước bạn khi đưa ra lập trường và cũng tiếp tục góp mặt ở sự kiện của họ.

"Hai năm qua, đối với tất cả các nước, khi đấu tranh, khi hợp tác, chúng ta đều tôn trọng đối tác, giữ nguyên tắc nhưng có tình, có lý. Tôi nghĩ rằng ở Hà Nội, ở thủ đô các nước, trong các cuộc trao đổi liên quan đến công việc của HĐBA, chúng ta đều đã làm như vậy.

Cảm nhận chung của các thành viên phái đoàn là sau 2 năm, các nước lớn nể Việt Nam hơn, bạn bè đối tác quý Việt Nam hơn”, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định.

Trần Thường

 

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...