Nôm na, “trò mèo” là làm một
việc vớ vẩn, tốn thời gian, phí sức mà không mang lại kết quả gì. Theo cách
hiểu đó, việc ngày 7/2/2022, Đài Á Châu tự do (RFA) đưa bài “Cựu phóng viên bị
công an tỉnh bắt vì tố cáo công an huyện” có thể coi là một “trò mèo” vậy.
“Vớ vẩn” thứ nhất, là RFA đã
cố tình xuyên tạc, khi dẫn thông tin tờ Tuổi trẻ. Cụ thể, ngày 5/7/2022, báo
Tuổi trẻ dẫn tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết “Cơ quan cảnh sát điều tra
Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đoàn
Từ Tấn (40 tuổi, cựu phóng viên, ở chung cư 282, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng
Mai, Hà Nội) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân” trong bài báo có tiêu đề: “Vu khống
lãnh đạo công an huyện, cựu phóng viên bị khởi tố, bắt tạm giam”. “Vu khống” và
“tố cáo”, về bản chất, là hai hành vi khác nhau. Vậy mà RFA, lâu nay luôn vênh
váo trước thiên hạ là khách quan, trung thực, lại to gan bóp méo xệch
thành chuyện cựu phóng viên bị bắt vì “tố cáo công an huyện” (!?). Người nhẹ
dạ, hẳn sẽ giận sôi sùng sục vì “oan khuất” của người trung thực là cựu phóng
viên “đấu tranh chống tiêu cực” kia. Tuy nhiên, người tỉnh táo, tất nhận ngay
ra “trò mèo” của RFA, và biết, với “trò mèo” vu khống, kích động này, RFA nhắm
đến mục tiêu đen tối nào.
“Vớ vẩn” thứ hai, là cái sự
mà RFA lấy làm hoài nghi, sửng sốt rằng “Tuy nhiên, nội dung tố cáo do
ông Tấn thực hiện lại không được cơ quan công an công bố, thay vào đó, phía
công an tỉnh kết luận rằng những tin nhắn tố cáo trên có tính chất “vu khống,
xúc phạm danh dự, hạ uy tín” lãnh đạo công an huyện Lục Ngạn.” Còn hơn định
kiến, thiên kiến, mưu đồ xuyên tạc đã khiến RFA không, hoặc cố tình không biết
quyết định khởi tố (một vụ án, một bị can) bao giờ cũng ngắn gọn. Còn hành vi
vi phạm (trong trường hợp này, là hành vi vu khống của bị can Đoàn Từ Tấn) được
thể hiện đầy đủ tại hồ sơ vụ án sau quá trình xác minh, thu thập, củng cố tài
liệu. Không thế, còn khuya viện kiểm sát mới phê chuẩn khởi tố bị can, giữ
người trong trường hợp khẩn cấp. Đương nhiên, để có kết luận cuối cùng, vụ
án cần sẽ được tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Thế nghĩa
là qui trình tố tụng đối với vụ án liên quan cựu phóng viên Đoàn Từ Tấn là chặt
chẽ, chẳng có gì khuất tất, tù mù.
“Vớ vẩn” thứ ba, liên quan
câu chuyện này, dù rộng lòng, cũng khó bỏ qua cái “còm” của một tài khoản
là Nguyen Nguyen, rằng: “1. Tại sao tù nhân đang thụ án tù giam lại có thể sử
dụng điện thoại nhắn tin tố cáo nặc danh? 2. Đã gọi là nặc danh thì tại sao cơ
quan CA lại xác định được người tố cáo?”.
Tùy tiện, cẩu thả – ngôn từ
này chưa đủ. Có lẽ, phải hạ từ “ngu dốt” cho gã “còm viên” này mới thỏa đáng.
Tin của Tuổi trẻ (mà RFA dẫn nguồn) ghi rõ “Trong thời gian chờ chấp hành án,
từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12-2021, Tấn đã sử dụng nhiều số điện thoại di
động (sim rác) nhắn tin đến nhiều lãnh đạo các cấp tỉnh Bắc Giang với nội dung sai
sự thật nhằm vu khống, xúc phạm…”. “Chờ chấp hành án” sao có thể đánh đồng với
“thụ án”? Chất vấn người khác ngay cả khi không đọc thông tin? Có thể. Nhưng
khả năng nhiều hơn, là gã “còm viên” lưu manh này cố tình lập lờ đánh lận con
đen để lừa người khác. Còn cái sự “nặc danh” sao CA có thể xác định? Nói thế,
chẳng hóa ra, những kẻ “ném đá giấu tay” hay vu khống người khác mà ẩn danh thì
hẳn là thoát, không thể trừng trị? Còn chuyện xác định kẻ nặc danh bằng biện
pháp nghiệp vụ nào, đi mà hỏi…công an gã Nguyen Nguyen kia nhé.
“Vớ vẩn” thứ tư, là việc RFA
không giấu nổi thái độ bênh ra mặt “cựu nhà báo” có tên Đoàn Từ Tấn kia. Bênh
tới mức, RFA giả vờ thận trọng để liên hệ tùy tiện rằng: “Đài Á châu Tự
do không có điều kiện để xác minh xem liệu có liên hệ gì giữa hành động tố cáo
của ông Tấn với bản án mà ông phải nhận trước đó.”
Bênh lấy được như thế
chỉ khiến cái âm thanh rè của RFA thêm khó nghe và càng bị nhiều người tẩy
chay. Vì sao? Vì rằng, cựu phóng viên Đoàn Từ Tấn này “nổi tiếng” đến
mức, nhiều người, nhất là báo giới biết, tháng 11/2020, y từng có hành vi tống
tiền lãnh đạo 5 trường mầm non tại huyện miền núi Lục Ngạn (Bắc Giang) để cưỡng
đoạt 8 triệu đồng, bị bắt và đã thừa nhận tội lỗi. Ngày 23/9/2021, TAND huyện
Lục Ngạn tuyên phạt Tấn 3 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm
đoạt tài sản”. Ngày 24/11/2021, tòa phúc thẩm y án…
“Trò mèo” nào ai còn lạ. RFA diễn mãi trò này, liệu còn ai vỗ tay?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét