Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Bị CA triệu tập, Huấn Hoa Hồng thừa nhận cắt ghép clip bản tin đi làm từ thiện lũ lụt miền Trung của VTV

Tin từ Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) cho biết, đơn vị đã triệu tập Bùi Xuân Huấn (tức Huấn "Hoa Hồng") để xác minh, làm rõ việc đăng tải, tán phát lan truyền thông tin giả mạo bản tin Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam lên trang facebook cá nhân có tên Huấn Hoa Hồng.

Tại buổi làm việc, Huấn khai nhận, bản thân là người thiết lập, điều hành và quản trị tài khoản facebook "Huấn Hoa Hồng".

Ngày 23/10, tài khoản facebook "Huấn Hoa Hồng" đã đăng tải video clip có gắn logo của Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin Bùi Xuân Huấn đi cứu trợ đồng bào miền Trung.

Huấn thừa nhận hành vi của mình là sai, làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Đài Truyền hình Việt Nam và vi phạm quy định của pháp luật, anh ta cam kết chịu mọi hình thức xử lý của cơ quan chức năng.

Ngoài ra Huấn cũng khai nhận, đã chủ động gỡ bỏ clip trên khỏi tài khoản facebook "Huấn Hoa Hồng".

Cục An ninh chính trị nội bộ đang tiếp tục củng cố hồ sơ vụ việc, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xử lý nghiêm Bùi Xuân Huấn theo quy định.



 

KHÔNG CÓ CHUYỆN CÁN BỘ CƠ SỞ Ở QUẢNG TRỊ ĂN CHẶN LƯƠNG KHÔ CỨU TRỢ

Hôm qua, 22-10, sau cuộc làm việc của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và lãnh đạo một số bộ, ngành tại UBND tỉnh Quảng Trị về công tác khắc phục hậu quả các đợt lũ lụt vừa qua và ứng phó bão số 8, thì trên mạng tràn ngập các nội dung chửi cán bộ cơ sở ở Quảng Trị ăn chặn lương khô cứu trợ.

Trong cuộc họp khi nói đến chuyện điều tiết, phát hàng cứu trợ nhanh chóng, minh bạch đến với người dân, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm có nói cố gắng tránh tình trạng cán bộ lấy lương khô cứu trợ chia chác, mà đối tượng cần cứu trợ là người dân vùng lũ. Đó là chỉ đạo chung của hai lãnh đạo, có tính khái quát toàn quốc, chứ không nói cán bộ cơ sở tỉnh Quảng Trị lấy lương khô cứu trợ để chia chác.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị cho biết, đến sáng hôm nay 23-10, thì lương khô của Bộ Quốc phòng và Quân khu 4 cấp cho Quảng Trị giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt mới có trên kế hoạch, chứ chưa đưa về đến tỉnh này. Vậy thì cán bộ cơ sở Quảng Trị lấy đâu mà chia chác lương khô?

Những ngày qua, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đi mua lương khô ngoài chợ để kịp thời cứu giúp cho bà con vùng lũ khỏi đứt bữa. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hữu Đàn cho biết, nhân dân Quảng Trị rất đàng hoàng, trong bão lũ, thiên tai hoạn nạn bà con còn ủng hộ thêm cho nhà nước; lương khô cứu trợ chưa về đến Quảng Trị thì không có chuyện cán bộ cơ sở Quảng Trị lấy lương khô chia chác.

 








Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Dưa Leo: Thằng phản phúc, súc sinh

 Sáng nay thấy video của thằng Dưa Leo so sánh lũ của Vn với cái quốc gia nào bên Châu Âu nào dưới mực nước biển, xong tiếp theo lại thấy mấy thằng bảo VN lũ do phá rừng, có thằng còn lấy cả cái video của táo quân ra bảo rằng cái j mà vì thủy điện "lũ chồng lũ" kéo theo một loạt con sen khen lấy khen để, rồi chửi chính quyền. Nghĩ nó chán

1. So sánh cái lũ của Việt Nam với cái ngập của Hà Lan là một sự ngu xuẩn - Vì sao, lũ và lụt là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn

Lũ là sự di chuyển của một khối lượng nước lớn từ khu vực địa hình cao xuống địa hình thấp, khác với ngập lụt, đấy là sự dâng cao của mực nược.

Lũ lụt là vấn đề chung của mọi vùng đồng bằng châu thổ. Vì khi sau cơn lũ là sẽ đem theo một lượng phù sa lớn, giúp bồi đắp khu vực đồng bằng màu mỡ hơn. Và đây là cách hình thành nên hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long của nước ta.

Thế nhưng khu vực miền trung thì khác hoàn toàn, địa hình khu vực miền trung đa phần là sườn dốc, rìa đồng băng quá hẹp, có khu vực khoảng cách từ biên giới đến bờ biển chỉ có 50km. Khi xảy ra lũ thì sẽ là lũ quét, lũ ống và đó cũng là lý do tại sao ở miền Trung ko có các công trình đê điều như miền Bắc.

Ngoài ra những khu vực dân cư có thể sinh sống được ở khu vực này đều sẽ là vũng trũng, nước chảy vào thì dễ chảy ra thì khó. Đấy là lý do tại sao khi khu vực Hà Tĩnh cứ mỗi lần sau lũ là sẽ lụt. Muốn khắc phục được vấn đề này thì chỉ có đổ bê tông xây cả cái thành phố Hà Tĩnh cao lên 10m nữa thì may ra tránh được lũ quét. Mà có khi được vài năm lũ nó mòn cả bê tông ấy

2. Bảo rằng phá rừng ở ngã ba Đông Dương gây ra lũ ở Hà Tĩnh là một sự ngu xuẩn ko kém. Nhìn trên bản đồ là thấy, Hà Tĩnh và KomTum nó cách nhau mấy trăm cây số, khu vực Kom Tum vốn cũng ko phải là khu vực rừng núi, đấy là khu vực CAO NGUYÊN. ở đây vốn cũng chẳng có lũ

Ngày mà chưa có khu vực kinh tế mới, người dân tộc trên đấy còn phá rừng gấp mười lần bây giời với cái lối sống du canh du cư, đốt nương làm rẫy. Nếu như ko có chính sách đưa người vào Tây Nguyên để xây dựng mới, để quy hoạch lại khu vực này thì những cái khu vực trắng phau mà các bạn đang thấy nó sẽ là đồi trọc, chứ ko phải là các đồn điền cafe như bây giờ đâu.

Và rừng VN có giảm ko, xin thưa là ko diện tích rừng VN năm 1943 là 14.3 triệu Ha (tỉ lệ che phủ là 43,8%) năm 1976 là 11 triệu Ha (tỉ lệ che phủ là 34%), đến năm 2016, đã khôi phục về con số là 14.377.682 ha (trong đó rừng tự nhiên là 10.242.141 ha và rừng trồng là 4.135.541 ha).

Sự ngu xuẩn của một lũ con trời yêu cây cuồng môi trường là luôn cho rằng người khác chỉ biết phá, đến thằng ngu cũng sẽ biết điều căn bản đấy là chặt đi là phải trồng lại. Cây càng già thì đất càng mục, nếu ko chặt đi thì sẽ bị sói mòn, gây ra lũ. Thế nên việc khai thác rừng là yếu tố tất yếu, bên cạnh đó là việc trồng lại rừng. Thứ đe dọa đến diện tích rừng ko phải là việc khai thác rừng mà là nhưng dự án đô thị hóa, đấy mới là thứ đang thu hẹp diện tích rừng

3. Tôi nhớ mấy năm trước có mấy anh chị kêu ầm lên thủy điện xả lũ làm ngập lụt xong than cái j "nhân tại" cái con mẹ j ấy. Xong lại thêm cái chương trình Táo quân cho thêm cái câu sặc mùi dây túy "lũ chồng lũ" nữa. Muốn nhìn nhận vấn đề thì nhìn rộng ra

Quay lại 20 năm trước cái ngày mà chưa có mạng xã hôi, lũ lụt miền Trung đáng sợ như thế nào, các anh chị 8x, 9x tự ngẫm. Trước những năm 2000 Hà Tĩnh chưa năm nào ko có lũ cả, lũ ở đấy là chuyện bình thường, 1 năm phải vài trận lũ. Nếu ko có thủy điện để điều tiết, thì liệu có thể xây nổi được cái TP Hà Tĩnh ko, liệu trong vòng 10 năm đổ lại đây những trận lũ kinh hoàng đang dần ít được nhắc đến ko.

Nếu đổi lại 20 năm trước năm nào cũng có một tận lũ kinh hoàng như thế này vào giờ thì phải 2 -3 năm mới có một trận thì cái nào đang làm mọi thứ tốt hơn.




Lê Công Định: Chó cắn áo rách

 "Con không chê cha, mẹ khó

Chó không chê chủ nghèo".

Loại này không bằng cả súc vật!

Sao Đảng và Nhà nước không bắn bỏ thằng súc sinh này đi, cứ để cho nó dùng mạng xã hội làm gì không biết, rồi chúng nó sủa ẳng lên. Chán




Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

MỌI NGƯỜI NÊN CẢNH GIÁC


Dùng trò 'hack' tài khoản Facebook rồi mượn tiền, 3 kẻ lừa đảo 46 tỷ đồng trong 1 năm

Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa bắt 3 đối tượng lập web giả chương trình ‘Biệt tài tí hon’ phát sóng trên VTV3 để ‘hack’ tài khoản Facebook cá nhân rồi lừa đảo, chiếm đoạt 46 tỷ đồng của nhiều nạn nhân lớn tuổi.

Tối 20/10, tin từ Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PCTPSDCNC) vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và PCTPSDCNC (Bộ Công an) phá thành công chuyên án lừa đảo qua mạng Facebook chiếm đoạt hơn 46 tỷ đồng và bắt giữ 3 đối tượng.

Theo cơ quan công an, từ tháng 10/2019 với ý định chiếm đoạt tài sản của những người dùng Facebook nên Lê Minh Hướng (SN 2000) cùng Hoàng Như Linh (SN 1988) và Đoàn Quang Đăng (SN 1993), cùng trú ở tỉnh Quảng Trị, mua một đường dẫn có tên http://biettaitihon1202.wixsite.com rồi thiết kế giao diện website tương tự chương trình “Biệt tài tí hon” phát sóng trên VTV3 với phần đăng nhập thông tin tài khoản Facebook gồm ô đăng nhập cùng mật khẩu.

Khi người dùng Facebook đăng nhập vào trang http://biettaitihon1202.wixsite.com, nhóm Lê Minh Hướng dễ dàng “hack” được tài khoản Facebook cá nhân người dùng rồi dùng chính tài khoản đó nhắn tin mượn tiền từ người quen.

Chiếm đoạt được tiền, nhóm đối tượng tiến hành “rửa tiền” bằng cách chuyển toàn bộ tiền lừa đảo được lên một sàn giao dịch điện tử. Sau đó, chúng chuyển ngược trở lại các tài khoản ngân hàng của mình rồi rút ra tiền mặt.

Bằng thủ đoạn kể trên, từ tháng 10/2019 đến nay nhóm này đã lừa đảo chiếm đoạt được 46 tỷ đồng của nhiều nạn nhân ở nhiều địa phương trong cả nước.

Được biết, nạn nhân phần lớn là người lớn tuổi từ khoảng 45 - 50 tuổi trở lên và ít am hiểu công nghệ. Ngoài ra, nhóm này còn sử dụng máy tính cá nhân để “rửa tiền” bằng các lệnh giao dịch điện tử ở các quán internet.


 

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

CẢNH BÁO HỌC SINH SỬ DỤNG KẸO THUỐC LÁ


Hiện nay xuất hiện tình trạng một số hàng rong xung quanh cổng trường học trên địa bàn quận Hoàng Mai bán kẹo thuốc lá cho học sinh. Loại kẹo này có giá thành rẻ (khoảng 1.500 đồng đến 2.000 đồng/chiếc), mẫu mã bắt mắt (hình con lạc đà nhãn hiệu CAMEL, hoặc bao bì giống các nhãn hàng thuốc lá). Kẹo thuốc lá có hình dáng bao bì giống như thuốc lá thật, vừa ăn vừa có thể nhả khói, vị ngọt thơm nên được học sinh ưa thích.

Ngày 17/10, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, vừa có văn bản gửi Ban Giám hiệu các trường học trên địa bàn quận về việc tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại cổng trường, phát hiện và ngăn chặn hiện tượng học sinh mua kẹo thuốc lá.

Theo Công an quận Hoàng Mai, các loại kẹo thuốc lá trên đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm có thể có những tác hại nhất định./.

 





Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

NÓNG: LŨ ĐẾ TIẾP TỤC MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG QUYÊN GÓP LŨ NĂM 2020

 

Mới đây, trên trang facebook cá nhân của lũ đế - MC Phan Anh một lần nữa trở lại tự mình quyên góp và đưa nhu yếu phẩm cho bà con miền Trung. Trước đây, MC Phan Anh đã dính phải vụ lùm xùm khi kêu gọi tiền ủng hộ cho bà con miền Trung và nhận không ít ý kiến trái chiều khi đem tiền đi quyên góp vào mục đích khác và bị tẩy chay. Nay anh đã trở lại.

Năm 2016, anh đã từng đã gây chú ý khi chỉ trong 4 ngày kêu gọi sự giúp đỡ cho người dân ở miền trung Việt Nam bị thiên tai, anh đã nhận được hơn 16 tỷ đồng. Sau 1 tháng, con số này đã lên tới 24 tỷ và Phan Anh tuyên bố ngừng nhận các khoản đóng góp.

Ban đầu rất thuận lợi nhưng sau này anh vướng phải nhiều lùm xùm, ý kiến trái chiều về khoản tiền đêm đi quyên góp và bị ᴛẩy cɦay.

Mãi cho đến nay, năm 2020, những ngày vừa qua MC Phan Anh đã trở lại và tiếp tục hoạt động tình nguyện giúp đỡ bà con miền Trung cũng như chia sẻ cảm nghĩ của mình về việc các tổ chức, cá nhân khi hỗ trợ từ thiện nên cẩn thận nghiên cứu tuyến đường để đảm bảo an toàn:

Bài chia sẻ của anh nguyên văn như sau:

"Năm nay, nước chưa kịp rút đã tái ngập, khiến công tác hỗ trợ khẩn cấp cho bà con càng khó khăn hơn bao giờ hết... Trên đường đi mình thấy nhiều nhóm thiện nguyện phải dừng lại chờ nước rút do sử dụng những xe vận tải nhỏ không thể đi tiếp.

Đã có người đi cứu trợ bị lật thuyền mất tích. Mình mong tất cả các nhóm thiện nguyện đang hỗ trợ bà con được bình an, mong các bạn hãy tham vấn thật kỹ các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm tại địa phương để tránh những nơi nguy hiểm vì mình đã từng chứng kiến những khoảnh khắc lũ về cực kỳ nhanh và ᵭáпg sợ. Đặc biệt là những ai hiện hỗ trợ Quảng Bình, Quảng Trị, đêm nay dự báo mưa, giông và thực tế theo thông tin mình vừa nhận được lũ đang tiếp tục dâng ở Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Tuyên Hoá, Tân Hoá...

Còn quà tặng các bạn lưu tâm nơi nào nước rút rồi có thể tặng tiền mặt cho bà con chủ động. Vì khi nước rút hoạt động giao thương trở lại khá nhanh, và giá cả không quá biến động. (Bản thân tụi mình từng khổ sở vì mang vác nặng, sản phẩm bị vỡ, và mình từng chứng kiến cảnh bà con nhà toàn mì tôm, phải mang đi đổi thực phẩm khác).

Sáng nay, đoàn chúng mình đã trao tận tay hơn 500 phần quà mỗi phần trị giá 1 triệu đồng cho bà con ở các xã Phú Mậu, Phú Thanh huyện Phú Vang, Huế. Xin được hồi hướng công đức cho tất cả những tấm lòng thiện nguyện".



 

 

 

 

 

ERICK VÀ PHA CÀ KHỊA LŨ ĐẾ ĐI VÀO LÒNG NGƯỜI

 

Nam ca sỹ Erik hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào miền Trung chịu thiên tai thông qua số tài khoản của Phan Anh. Anh hy vọng số tiền này sẽ phần nào giúp cuộc sống của bà con bớt cơ cực. Đến nay, rất nhiều ca sỹ, diễn viên trong showbiz Việt đã cùng đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung, tiêu biểu có thể kể đến ca sỹ Thủy Tiên, MC Trấn Thành.

.

.

.

Bonus thêm: Phan Anh ở đây là Phan Hoàng Anh - là quản lý của ca sỹ Erik, không phải là Lũ Đế 


HÌNH ẢNH XÉ RUỘT GAN NƠI TÌM KIẾM 22 CÁN BỘ CHIẾN SỸ BỊ VÙI LẤP Ở QUẢNG TRỊ

 


16h chiều 18/10, công tác tìm kiếm 22 cán bộ chiến sỹ bị vùi lập ở Quảng Trị vẫn đang diễn ra khẩn trương. Lần lượt, thi thể của các đồng đội được khiêng ra khỏi đống đổ nát khiến ai cũng nhói lòng.

15h20 chiều nay (18/10), lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang tích cực tìm kiếm những cán bộ chiến sỹ bị vùi lấp. Hiện đã tìm thấy và đưa ra ngoài 11 thì thể cán bộ chiến sỹ đoàn Kinh tế Quốc phòng 337.

Một cán bộ đội tìm kiếm cho biết, do không có máy móc nên lực lượng cứu hộ phải dùng tay để đào bới, lật từng tấm đá, đống đất để tìm kiếm - với hy vọng không đụng tới thân thể đồng đội...

Tay đào bới đến đâu thì xuất hiện tư trang, đồ dùng của 27 cán bộ chiến sỹ bị vùi lấp trong đống đổ nát.

Mỗi khi phát hiện thi thể, mọi người phải cầm lòng để cố gắng đưa ra một cách vẹn toàn nhất cho các anh.

“Những tư trang quân nhân, vật dụng quen thuộc, quân trang quân dụng của người quân nhân cũng được chúng tôi đưa ra, sắp lại để còn gửi kèm thi thể đồng đội” - lời kể của cán bộ.

Nhiều điểm sạt lở gây khó cho công tác tìm kiếm

Trời chiều đổ mưa khiến cho công việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Tuyến đường dẫn vào điểm đóng quân đoàn 337 vẫn chưa thể thông do nhiều điểm sạt lở. Hàng chục phương tiện, máy móc nằm chờ thời điểm thông tuyến để vào cứu hộ.

Quan sát ở hiện trường, lực lượng cứu hộ với phương tiện thô sơ và xe cơ giới, đào nhẹ từng lớp đất để tìm kiếm các cán bộ, chiến sĩ bị nạn. Những nhát xẻng không dám xúc mạnh, bởi họ biết, có thể dưới lớp đất kia là thi thể đồng đội của họ đang nằm.

Mưa chiều nặng hạt. Một màu u ám bao trùm cả núi rừng miền Tây Quảng Trị.

Thi thể của các anh tìm thấy, đồng đội vội vàng chắp tay khấn vội, xin đưa các anh ra ngoài. Bế anh lên cáng khi chân tay lạnh buốt. Đồng đội đắp vội cho anh tấm chăn mỏng rồi lặng lẽ khiêng ra, xếp thành hàng, nằm bất động.

Cách hiện trường mấy chục mét. Tiếng người thân gọi tên các anh, tiếng khóc như ai oán xe nát cả trời chiều









 

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Cứu hộ Online: Bao giờ ra mặt trận cứu hộ rồi hãy phán

 

Trong khi gần 1000 người lính đang dốc sức tìm kiếm đồng đội dưới núi bùn hàng vạn mét khối từ hai hôm nay thì trên nhiều Facebook những ĐTV Online, Cứu hộ Online vẫn nói rằng với ngần ấy con người cuốc bộ như thế thì cứu hộ cứu nạn nỗi gì ?

Mình nói thêm cho rõ là Đoàn 21 người do Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu vào để trực tiếp nắm thông tin, tình hình rồi thiết lập TRẠM CHỈ HUY DÃ CHIẾN Ở TIỀN PHƯƠNG , nếu tới được Rào Trăng 3 - nơi có 17 CN bị vùi lấp , đoàn sẽ thiết lập trạm chỉ huy dã chiến, xong thì lên kế hoạch điều phối, huy động lực lượng, khí tài, phương tiện...Chứ không phải họ là đội cứu hộ !

Xác định đi bộ hàng chục cây số để vào đó trong mưa lũ vì đường sá bị sập và chia cắt hoàn toàn, phương tiện cơ giới không thể vào được chỉ có thể là lòng quả cảm !

Thế nên, đừng bao giờ đưa những người lính trong lực lượng vũ trang ra so sánh.


 

Thủy điện là của thiếu tướng Man?.

    Thông tin xuất phát từ việc tìm kiếm chủ sở hữu của thủy điện Rào Trăng 3 thì ra Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Trường Sơn đóng trên đường Hữu Nghị, phường Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình. Tiếp theo đó báo chí đã đăng tải địa chỉ nhà thiếu tướng Man cùng ngụ phường Nam Lý nên người ta suy diễn rằng Giám đốc của tư vấn Trường Sơn là Nguyễn Đại Lợi, hàng xóm của ông Nguyễn Văn Man, có bà con họ hàng.

- Thực tế ông Nguyễn Đại Lợi không có mối quan hệ họ hàng với thiếu tướng Man. Ông Nguyễn Đại Lợi quê huyện Quảng Ninh, ông Man quê gốc Thuận Lý, nay là Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình.

- Nhà thiếu tướng Man nằm trong một con hẻm nhỏ và cụt. Bố mẹ ông sinh ra 06 anh em, ông Man là con út được cho ăn học và đi lính, trưởng thành từ lính chiến đấu. Các anh của ông ấy làm việc ở quê nhà, không ai liên quan đến bất cứ làm ăn với thủy điện nào. Họ bán cháo canh ban sáng, buôn bán nhỏ ở chợ.

- Vợ thiếu tướng Man thì ở nhà nội trợ, nuôi mẹ già, một người vợ tần tảo, không biết đi xe máy, suốt đời đi xe đạp.

- Thiếu tướng Man là con út nên ở nhà hương hỏa ông bà. Căn nhà nằm sâu trong một con hẻm, chỉ vừa 1 oto, vách nhà là đường tàu Bắc Nam. Nhà diện tích không lớn, chỉ 2 tầng, có sân đỗ ô tô sâu trong hẻm cụt. Anh em trong gia đình góp tiền làm cái cổng cho bệ vệ vì đằng nào cũng là nhà hương hả tổ tiên... giờ đây trên mạng nói là giàu nứt đố, giàu ấy là từ thủy điện.

- Thiếu tướng Man từng là Thường vụ tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng, rồi Phó tư lệnh Quân khu 4, lên tướng với quyền lực thừa "chuẩn bị" công ăn, việc làm cho vợ con, thừa sức xin việc cho con cháu, nhưng cả đằng nội và đằng ngoại thì chỉ duy nhất 1 đứa cháu vào quân ngũ do tự lực cánh sinh.

2. Thông tin tôi có được về cổ phần sở hữu thủy điện Rào Trăng 3 là:

1)Nguyễn Đại Lợi: 13%

2) Dương Văn Khởi: 2%

3) Võ Như Hiển: 10%

1) Đỗ Thanh Lâm: 5%

Thủy điện Rào Trăng 3 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép đầu tư tháng 11/2008, là nhà máy thủy điện thứ 13 tại Thừa Thiên Huế được cấp phép đầu tư xây dựng.

Dự án được xây dựng trên sông Rào Trăng (nhánh cấp 1 của sông Bồ), thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, do Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư

Đến năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2631/QĐ-BCT về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đối với dự án thủy điện Rào Trăng 3.

Theo đó, sau điều chỉnh, công suất nhà máy được nâng lên 13MW và điện lượng trung bình hàng năm là 44,343 triệu kWh.

Dự án cũng được thay đổi chủ đầu tư từ Công ty TNHH tư vấn xây dựng Trường Sơn sang Công ty cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3.

Công ty cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 có địa chỉ tại Số 43 đường số 06 Khu đô thị An Cựu, Phường An Đông, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Công ty này thành lập ngày 6/4/2011 có Giám đốc là ông Nguyễn Đại Thành - sinh năm 1992. Ông Thành đảm nhiệm chức vụ là người đại diện theo pháp luật của công ty này từ tháng 8/2015. Trước đó, vai trò này thuộc do ông Nguyễn Đại Lợi (SN 1965) - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty kiêm nhiệm. (Trước năm 2011 ông Lợi cổ đông chính ở Rào Trăng 3. Sau đó bán cổ phần, còn 13%. Từ 2012 đã đổi tên thành Công ty cổ phần thủy điện Rào Trăng 3 có trụ sở tại TP Huế rồi)

- Giữa thiếu tướng Man và ông Lợi chưa bao giờ giao thiệp với nhau. Vậy nên nói thiếu tướng Man vào đó là do thủy điện của người nhà là MẤT DẠY, XÚC PHẠM uy tín, danh dự của các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh khi tham gia cứu hộ.

- Thiếu tướng Man đã từng nói với Quân khu khi đi vào cứu hộ là: "Nhân dân đang cần chúng ta từng giờ từng phút, dù khó khăn thế nào thì cũng đi, dù có hy sinh". |

- Trong trận chiến với giặc lũ vừa rồi, ông có mặt từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và mất ở đường vào nắm thông tin 17 công nhân bị sạt lở và ông qua đời, đoàn đi có máy truyền tin nhưng bị vùi lấp.

+ Hình ông chỉ đạo giải cứu 1000 khách mắc kẹt ở ga Lệ Sơn trong lũ lịch sử 2016 ở sông Gianh, Quảng Bình. Nhìn bức hình để biết ông là tướng trận chứ không phải lèm bèm. Dân dọc sông Gianh được ông chỉ huy cứu hàng ngàn người sống trong các trận lũ càn không ai không biết tướng Man.

P/s: Riêng bọn mồm chó, vó ngữa như 02 con S.ú.c v.â.t Lê Dũng Vova và Nguyễn Lân Thắng thì cả nước ai cũng biết.




 

 

ĐÃ TÌM THẤY 13 THI THỂ CỦA CÁN BỘ CHIẾN SỸ THAM GIA CỨU HỘ, CỨU NẠN


Khoảng 19h20, tin từ Sở chỉ huy tiền phương ở xã Phong Xuân cho hay, lực lượng tại hiện trường đã tìm thấy thi thể thứ 13, là thi thể cuối cùng của đoàn công tác gặp nạn tại đây. Cả 13 nạn nhân đều đã được xác định danh tính.


Tại Bệnh viện Quân y 268, trước sân đã dựng rạp. Nơi ăn, chỗ ở của người nhà nạn nhân chuẩn bị chu đáo.

Được biết, sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết, sẽ tiến hành khâm liệm rồi tiến hành lễ truy điệu. Tất cả đều được tổ chức trong khuôn viên Bệnh viện 268.

Các anh đã trở về đầy đủ đúng vào ngày 15 tháng 10, ngày kỷ niệm 75 năm truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 4 anh hùng (15/10/1945-15/10/2020). Xin kính cẩn nghiêng mình trước những người anh hùng đã xả thân vì dân, vì nước!


Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

RFA LẠI XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN

Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã kết thúc và thành công tốt đẹp. Dự vào chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú trọng đã có bài phát biểu quan trọng, đề cập đến chức năng, nhiệm vụ cũng như những yêu cầu cấp thiết xây dựng Quân đội trong thời kỳ mới.

Ngay lập tức, trên các trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại điên cuồng chống phá với những thủ đoạn vô cùng hèn hạ...Đặc biệt, ngày 29/9/2020, Đài "xỉa xói" Á Châu Tự Do (RFA) đã giật tít: “Nhiệm vụ và trách nhiệm của Quân đội có thật sự như phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng”. Chủ đề lại sặc mùi phản động chính trị.

Theo đó, chúng đã tập trung vu khống, xuyên tạc về bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Chúng hàm hồ tuyên bố rằng bài phát biểu là “nực cười”; là “lý luận suông”. Chúng quy chụp rằng Đại hội cũng chỉ là “bệnh hình thức” vì luôn ẩn chứa những “cuộc đấu đá nội bộ”...

Với nhận thức kém cỏi và tư duy thiển cận, những nhà “xuyên tạc học” của nhà Đài RFA đã đưa ra những lập luận như: “Theo đúng nghĩa thì Quân đội là một lực lượng để bảo vệ đất nước, chống lại ngoại xâm và chỉ trung thành với đất nước, nói rộng ra là nhân dân, không thể trung thành với bất kể một đảng phái chính trị nào cả. Rất đáng tiếc ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam luôn đánh đồng mình với nhân dân, với đất nước và đôi khi họ đã biến lực lượng Quân đội trở thành người bảo vệ cho chính Đảng cộng sản".

Tại sao RFA lại đặt ra những câu hỏi ngây thơ như vậy?

Rõ ràng, RFA quy chụp rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đang đánh đồng mình với nhân dân”. Đây là một luận cứ rất thâm độc và xảo biện bởi nhà đài RFA đã cố tình đánh tráo khái niệm giữa “Đảng” và “nhân dân”.

Thực tế thì Đảng không phải là nhân dân, mà Đảng là tập hợp những con người ưu tú nhất trong nhân dân, để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Hơn nữa, Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Đảng đã quy định rõ ràng rằng Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

Một sự thật đã rõ như ban ngày, cớ sao nhà đài RFA lại cố tình “chọc gậy bánh xe” để suy diễn một một thứ “lý luận cùn” ngông cuồng như thế? Quân đội được Đảng lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; không bảo vệ Đảng thì bảo vệ ai hả những “nhà dân chủ” nửa mùa?

Thời gian sắp tới, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục chống phá đất nước ta với tính chất ngày càng thâm độc, nham hiểm và hèn hạ; dẫu Đài RFA có tiếp tục đăng tải thêm nhiều mớ hổ lốn ngôn từ xảo biện khác nữa thì sự thật vẫn là sự thật. Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn là Quân đội anh hùng, luôn hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao; mãi là thanh bảo kiếm để bảo vệ chế độ và đập tan những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

 


LŨ ĐẾN RỒI, CHỈ THẤY QUÂN ĐỘI CÔNG AN.

Mấy ngày vừa qua báo đài đưa tin rất nhiều về vấn đề bão lũ đang hoành hành ở miền Trung, đọc nhiều bài viết thấy thương bà con mình. Mùa màng, gia súc gia cầm, tài sản trong nhà cứ thế mà trôi theo cái dòng lũ quái ác ấy.

Con số thiệt mạng do lũ hiện nay đã lên tới 17, con số đó chắc là sẽ tăng, nhưng chấp nhận thôi cái gì cũng có hai mặt, không có lũ thì lấy đâu ra phù sa cho bà con trồng trọt cho mùa vụ sang năm.

Nói gì thì nói, mùa lũ vẫn là một thứ gì đó thường niên hằng năm của nước ta, chỉ phụ thuộc vào việc chính quyền và bà con ta chuẩn bị phòng lũ như thế nào mới ảnh hưởng đến việc thiệt hại ít hay nhiều.

Chính quyền trong mùa lũ vừa rồi đã làm rất tốt, khằng định là như vậy. Trong đó không thể không kể đến công sức của các anh các chú trong lực lượng vũ trang. Đâu đó ngoài xã hội vẫn còn những người ôm cho mình cái tư tưởng thù hận, thậm chí có những người chả phải thù oán gì những vẫn tặc miệng “quân đội giờ sướng lắm, chỉ biết huấn luyện với thể thao thôi”. Thiển cận, dốt nát, chả có gì tồn tại nếu như nó không hợp lí.

Những lúc ứng phó cứu hộ cứu nạn này nếu không phải họ thì là ai, đâu đâu cũng thấy dấu chân của các anh. Những thành phần chỉ biết lên mạng cào phím đâu thể hiểu được sự khó khăn vất vả của họ, cứ ngồi ôm bàn phím phán bừa đi chứ bảo giờ cho ra ngoài cứu bà con chắc ông nào cũng rụt vòi.

Tính ra giờ nhà nước ta phát động phong trào xung phong vào Trung cứu nạn khéo chả được nổi một phần của lũ cào phím, có khi vào còn làm vướng tay vướng chân người khác.

 



Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

TRIỆT PHÁ ÂM MƯU THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC MÔNG TẠI ĐIỆN BIÊN

 

Triệt phá và xét xử các đối tượng phản động: “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông”, “công an Mông” và “bộ đội Mông”

Một số đối tượng phản động ở Điện Biên mới bị lực lượng công an triệt phá và đưa ra xét xử.

Điện Biên là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh phía Tây Bắc của Tổ quốc, biên giới dài hơn 455km, tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Đặc biệt, ở địa phương này, người Mông chiếm số đông với hơn 38%, tiếp sau là người Thái chiếm hơn 35%. Người Kinh chỉ chiếm 17,3%.

Tại đây, mấy năm qua, một số điểm nhóm theo “Giê sùa” đã công khai cầu nguyện, mong muốn chúa “Giê sùa” về phù hộ, dẫn dắt để có được “Nhà nước Mông”.

Trước đây, từ 2015, đã có 2 nhóm tà đạo xuất hiện với tên gọi “Giê sùa” và “Bà cô Dợ”, lôi kéo hơn 1500 người tham gia ở các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông… Bản chất là xuyên tạc Kinh thánh, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền, lôi kéo người tin theo “Nhà nước Mông” và nhiều lần gửi tiền tài trợ cho số đối tượng cầm đầu tại địa bàn với tổng số hơn 300 triệu đồng.

Chúng đã nhiều lần họp bàn thống nhất cách thức hoạt động, xây dựng “cương lĩnh”, “điều lệ”, vẽ mẫu “cờ”, đúc “sao”, “dấu”, “trang phục”, vũ khí, phương tiện phục vụ hoạt động lập “Nhà nước Mông”… với âm mưu gây bạo loạn vũ trang, lật đổ chính quyền nhân dân huyện Mường Nhé, lập “Nhà nước cộng hòa dân chủ Mông” và gửi đơn đề nghị Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế công nhận.

Qua quá trình theo dõi, kết quả đã bắt giữ được 15/20 đối tượng cầm đầu, cốt cán; vận động 8 đối tượng ra đầu thú, xác minh làm rõ, triệu tập đấu tranh vô hiệu hóa 28 đối tượng liên quan, thu giữ 400 triệu đồng, 1 tập tài liệu (49 trang) chữ Mông Latinh có hình quân hàm, quốc huy, sao, cương lĩnh, điều lệ, 3 súng tự chế, 155 viên đạn, 17 sao “7 cánh” bằng kim loại, 22 chiếc áo, 14 chiếc quần trang phục “công an Mông”, “bộ đội Mông”và nhiều tài liệu khác.

Căn cứ kết quả đấu tranh, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, khởi tố, bắt tạm giam 15 bị can và khởi tố, ra quyết định truy nã đối với 5 bị can đang lẩn trốn. Đến ngày 3/1/2020, các lực lượng chức năng bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu cốt cán, trong đó có 4/5 đối tượng truy nã, thu giữ được 5 con dấu phục vụ hoạt động lập “Nhà nước Mông” mà nhóm này đang cất giấu tại xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé.

Theo nhận định của Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên, Chủ tọa phiên tòa Phạm Văn Nam, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiến pháp quy định và đủ các yếu tố cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và tội “Che giấu tội phạm” theo quy định tại các Điều 109, Điều 88, Điều 389 Bộ Luật hình sự.

Kết thúc phiên tòa, Sùng A Sính, Lầu A Lềnh với vai trò chủ mưu cầm đầu, là người khởi xướng việc lập nhà nước Mông và trực tiếp soạn thảo điều lệ, cương lĩnh, mô hình tổ chức, đúc sao hàm… chịu mức án chung thân. 12 bị cáo còn lại chịu mức án từ 24 tháng đến 20 năm tù giam.



 


13 chiến sĩ mất tích khi cứu nạn thủy điện Rào Trăng 3


Đoàn công tác gồm 21 người do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 làm Trưởng đoàn sau khi nhận điện báo có vụ sạt lở đất ở thủy điện Sông Trăng 3 vùi lấp hơn chục công nhân đã khẩn trương lên rừng tìm kiếm cứu nạn. Khi đoàn sắp tiếp cận khu vực sạt lở, đất đá bên sườn núi bất ngờ trượt xuống. Hiện Quân khu 4 đã liên lạc được tám đồng chí.
Sáng 12-10, đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và quân khu 4 đã xuống xuồng chuyển lương thực cứu trợ cho bà con vùng lũ hai huyện Hương Trà, Phú Vang. Khoảng 13 giờ cùng ngày, ngay khi có điện báo sạt lở đất vùi lấp hơn mười lao động ở thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Đoàn công tác của UBND tỉnh và Phó tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man cùng Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, Thượng tá Ngô Nam Cường chỉ đạo cán bộ chiến sĩ lập tức lên đường tìm kiếm, cứu nạn.
Đến 16 giờ, đoàn đến khu vực rừng núi có công trình thủy điện Rào Trăng 3. Phó Tư lệnh quyết định đi bộ vượt suối, băng rừng tiếp cận hiện trường để khảo sát, chỉ đạo công tác cứu nạn. Ngày thường, từ trung tâm xã Phong Xuân đến khu vực thủy điện Rào Trăng 3 mất hơn 90 phút đi xe máy, nhưng do mưa lũ, sạt lở, thêm suối chảy bất thường nên đi lại rất khó khăn. Đoàn đã bám đá, bò đường để trườn qua những điểm sạt lở. Khi gần đến điểm sạt lở, quả đồi bên đường bất ngờ sạt xuống khu vực đoàn đang nghỉ tại Trạm kiểm lâm số 7.
Ngay khi nhận tin báo, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế lập tức điều động lực lượng cứu hộ. Đến sáng nay, đã liên lạc được tám đồng chí, còn 13 đồng chí vẫn chưa liên lạc được. Hiện Bộ Tư lệnh Quân khu 4, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đang tăng cường tìm kiếm số cán bộ, chiến sĩ đang mất tích.
Trước đó, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế nhận tin báo có vụ sạt lở đất, vùi lấp khu nhà đang có hơn 10 công nhân đang thi công ở Thủy điện Rào Trăng 3. Khu vực này ở núi cao, khó đi. Người báo tin phải trèo lên đỉnh núi mới có sóng để gọi điện.
Ngay sau khi nhận tin, đoàn công tác của quân khu 4 do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh quân khu bốn cùng Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Thừa Thiên Huế lên đường vào rừng tìm kiếm cứu nạn. Đến thời điểm này, thông tin ban đầu cho biết số công nhân bị mất tích ở đây lên đến 17 người, chứ không phải là 10 người như ban đầu.
* Khẩn cấp tìm hàng chục người mất tích do lở núi ở Thủy điện Rào Trăng 3
Rạng sáng 13-10, tại Sở chỉ huy tiền phương đặt ở UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh và Quân khu 4 đã họp khẩn, tìm phương án tiếp cận Thủy điện Rào Trăng 3, tìm kiếm toàn bộ số người đang mất liên lạc.
Như Nhân Dân điện tử đã đưa tin, ngày 12-10, một người dân điện báo về vụ sạt lở vùi lấp hơn 10 công nhân thi công tại Thủy điện Rào Trăng 3, tại xã Phú Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Nhận tin báo, từ 13 giờ 30 phút cùng ngày, đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đã lên đường vào rừng xác minh, ứng cứu.
Do mưa lớn, đường rừng, cả đoàn phải bỏ xe đi bộ. 16 giờ cùng ngày, đoàn xuất phát ở bìa rừng. Đến 23 giờ đêm cùng ngày, đoàn còn cách Thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 3km. Do mưa lớn, không thể tiếp tục hành quân, đoàn đã dừng nghỉ, đợi sáng tiếp tục lên đường.
Ngay trong đêm 12, rạng sáng 13-10, lãnh đạo UBND tỉnh và Tư lệnh Quân khu 4 đã triệu tập họp khẩn ở Sở chỉ huy tiền phương đặt tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), tìm cách tiếp cận khu vực sạt lở.
Tại khu vực này, hiện vẫn mưa lớn và núi lở liên tục. Tuyến đường vào Rào Trăng 3 dài khoảng 20km, có hơn 10 điểm sạt lở lớn, bốn con suối nước chảy xiết, thời tiết xấu tiềm ẩn rủi ro cao. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế phải điện báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trước mắt, tỉnh đã tập trung lực lượng, phương tiện chuyên dụng như xe múc, xe cẩu, mở đường tiếp cận khu vực Thủy điện Rào Trăng 3. Đồng thời, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, y tế, bảo đảm công tác cứu hộ cứu nạn.
Công an tỉnh đã điều ba xe và lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đến hiện trường. Khi trời chưa sáng, hàng chục cán bộ, chiến sĩ với đầy đủ trang bị đã lên đường.
Đến 10 giờ 30 phút ngày 13-10, các lực lượng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường do lượng đất đá sạt lở rất lớn cộng thêm nước suối dâng cao.
Hiện, tại khu vực Thủy điện Rào Trăng 3, còn 30 người chưa liên lạc được, gồm 17 công nhân thi công thủy điện và 13 người thuộc đoàn cứu hộ của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Quân khu 4.
Nguồn: Báo Nhân dân

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

5 chương, 28 điều và những quy định trong luật Bảo vệ BMNN

 

Bạn có biết ?

Luật bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN) nghiêm cấm những hành vi sau:

Làm lộ, chiếm đoạt, mua bán, làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa BMNN

Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao BMNN trái pháp luật

Mang tài liệu, vật chứa BMNN ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật

Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ, sử dụng BMNN để thực hiện, che dấu hành vi vi phạm pháp luật

Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung BMNN trên máy tính hoặc thiết bị khác kết nối với mạng Internet


⚠️Truyền đưa BMNN trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu

Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi BMNN khi chưa loại bỏ BMNN

Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung BMNN

Đăng tải, phát tán BMNN trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Các bạn có trách nhiệm soạn thảo, nghiên cứu, bảo quản, lưu giữ ... BMNN lưu ý để không vi phạm những điều pháp luật cấm, nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhé !

 

Từ vụ án vu khống, cảnh giác với thủ đoạn phá rối trước Đại hội Đảng


Những ngày qua, mạng internet đưa nhiều thông tin sai lệch về việc Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với bị can Hoàng Minh Tuấn (SN 1980, cư trú tại thôn 2, xã Ea Hu, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) và Phạm Đình Quý (SN 1981, cư trú tại khu phố 1, phường Tân An, thị xã La Gi, Bình Thuận).

Trên các trang báo hải ngoại như BBC, RFA, VOA... đưa nhiều bài viết suy diễn, xuyên tạc vụ việc, tung vấn đề “đấu đá, triệt hạ” trước đại hội Đảng.

Thậm chí, từ một vụ án hình sự, trang BBC lại hướng lái thành “vụ bắt cóc” và đặt vấn đề: “giảng viên tố cáo bí thư Đắk Lắk bị mời làm việc hay bị bắt cóc”, từ đó dẫn dắt sai lệch, cho rằng đây là vụ “mờ ám”, cơ quan Công an “bắt cóc” giảng viên đại học... Trong khi đó, một số nhóm xưng danh nhà báo ở trong nước lợi dụng vụ án, đưa ra các bài viết sai lệch, tung lên nhiều trang mạng, facebook, blog có số lượng người theo dõi lớn.

Các đối tượng liên tục tạo sóng dư luận với những động từ mạnh, đưa ra những câu chuyện lâm ly, cho rằng “nỗi oan tày liếp”, “bất công do thể chế”… Những bài viết trên nhanh chóng được các trang mạng phản động hải ngoại chia sẻ, tạo ra thông tin hỗn độn, gây hiểu lầm trong dư luận.

Trong vụ án này, thủ đoạn các đối tượng xoáy vào vấn đề quyền tố cáo của công dân, từ đó cho rằng cơ quan Công an đã hình sự hóa vụ việc hành chính, dân sự. Bằng việc dẫn chiếu không đầy đủ các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, nhiều bài viết còn cổ súy việc tố cáo của Phạm Đình Quý.

Đáng chú ý, một số đối tượng tung các bài viết trên hội, nhóm, tố cáo cơ quan Công an “bắt cóc”, mô tả hành động kiểu bí hiểm như hành động của băng, nhóm tội phạm! Những bài viết này cố tình đẩy vấn đề để dư luận hiểu sai về hoạt động của Công an Đắk Lắk, hướng chỉ trích cơ quan tiến hành tố tụng và đặt ra những dấu hỏi nhằm gieo sự hoài nghi trong dư luận. Thậm chí, khi người Phát ngôn Bộ Công an trả lời vụ việc tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, các đối tượng chống đối cũng tìm cách “bẻ lái”, suy diễn sai lệch bản chất vụ việc.

Trước thực tế đó, trong vụ việc này, cần hiểu đúng những vấn đề sau:

Thứ nhất, việc tố cáo và hành vi lợi dụng tố cáo để vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân. Tố cáo là nội dung được luật định, ở đây cần thấy là người tố cáo có thể tố cáo đúng, có thể tố cáo sai. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp tố cáo sai do nhận thức, hiểu biết không đầy đủ với việc cố tình tố cáo sai với động cơ nhằm vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân. Trong trường hợp này, cơ quan chức năng đã làm rõ hành vi, tính chất các bị can đã lợi dụng việc tố cáo để tung vấn đề biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm người khác.

Từ tháng 3-2020, một nhóm đối tượng tạo lập các trang web như giandoihocthuat.wordpress để đăng tải các bài viết nói xấu ông C, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đạo văn. Các đối tượng sử dụng email uybankiemtrahocthuat@gmail.com để gửi và tán phát các tài liệu nói xấu, hạ uy tín ông C đến các cán bộ đảng viên Đắk Lắk, gửi tin nhắn với nội dung ông C đạo văn đến nhiều nơi ở Trung ương và địa phương nhằm hạ uy tín, gây mất đoàn kết nội bộ.

Cũng trong tháng 3-2020, ông Hoàng Minh Tuấn (giáo viên thể dục Trường Tiểu học dân lập Nguyễn Khuyến, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã gửi đơn tố cáo mà không có tài liệu, căn cứ kèm theo với cùng nội dung như các đơn tố cáo nặc danh trên đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và Trung ương.

Các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận đơn tố cáo của ông Hoàng Minh Tuấn và tiến hành xác minh theo quy định. Bản thân ông Hoàng Minh Tuấn đã nhiều lần được các cơ quan chức năng mời lên làm việc, lấy lời khai và thẩm tra các thông tin, tài liệu liên quan. Cơ quan chức năng cũng có văn bản trả lời của Bộ GD&ĐT, khẳng định tỷ lệ trùng trong luận án của ông C là trong mức cho phép và kết luận không có hành vi đạo văn. Với thực tế đó, đã nhiều lần ông Tuấn được cơ quan chức năng giải thích rõ ràng và đề nghị không tiếp tục tố cáo sai sự thật. Tuy nhiên, ông Hoàng Minh Tuấn vẫn bỏ ngoài tai.

Cơ quan chức năng đã làm rõ, ông Phạm Đình Quý (là một tiến sỹ võ thuật, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng) kích động và xúi giục nên ông Tuấn cùng ông Quý tổ chức loan truyền, phát tán các thông tin mà ông Quý và ông Tuấn biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự người khác bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có việc sử dụng mạng máy tính, phương tiện điện tử. Cả ông Quý và ông Tuấn đều bất chấp các khuyên răn, giải thích của cơ quan chức năng và việc phát tán tài liệu ngày càng ở mức độ cao, tung lên trên các trang mạng xã hội với lời lẽ miệt thị, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự công dân.

Như vậy, bản chất vụ việc không phải là tố cáo thông thường. Công dân khi tố cáo có thể tố cáo đúng, có thể tố cáo sai và nếu tố cáo sai (do thiếu hiểu biết, thiếu căn cứ) thì khi được kết luận hành vi tố cáo đó là sai sự thật, được đề nghị không tái phạm thì phải chấp hành theo quy định pháp luật. Còn ở đây, cả hai đối tượng dù biết rõ là sai sự thật, là bịa đặt và đã được cơ quan chức năng yêu cầu không tiếp tục tung tin sai trái nhưng vấn bất chấp, vẫn cố tình thực hiện đến cùng, bằng các thủ đoạn tinh vi, bằng động cơ đê hèn. Hành vi đó là lợi dụng tố cáo để vu khống, là hành vi quy định trong Bộ luật Hình sự. Do đó, việc Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố, bắt tạm giam các bị can là tuân theo quy định pháp luật.

Theo cơ quan chức năng, việc bắt ông Phạm Đình Quý là do ông này là đồng phạm với ông Hoàng Minh Tuấn (cùng bàn bạc, thống nhất, hướng dẫn ông Tuấn thực hiện hành vi phạm tội). Ông Phạm Đình Quý không viết đơn chính danh gửi đi tố cáo tại cơ quan, tổ chức mà viết đơn nặc danh dưới tên P.Đ.Q (giảng viên Trường Tôn Đức Thắng) gửi 6 mạng xã hội, tạp chí, báo. Ông Hoàng Minh Tuấn sau khi bị bắt đã khai nhận hành vi phạm tội và khai báo việc ông Phạm Đình Quý bàn bạc, kích động, cung cấp tài liệu, vật chất, xúi giục và giúp sức ông Tuấn thực hiện hành vi phạm tội.

Tại cơ quan điều tra, ông Phạm Đình Quý đã khai nhận hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra trong quá trình khám xét chỗ ở của ông Hoàng Minh Tuấn cũng đã thu được nhiều tài liệu khẳng định rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Đình Quý trong vụ án.

Thứ hai, việc thực hiện các hoạt động tố tụng của cơ quan CSĐT Công an Đắk Lắk là tuân thủ theo quy định pháp luật. Việc các đối tượng tung tin “bắt cóc”, cho rằng bắt, khởi tố khi không có yêu cầu người bị hại, từ đó phê phán cơ quan Công an là đánh lận bản chất. Hành vi phạm tội của ông Hoàng Minh Tuấn và ông Phạm Đình Quý phạm vào khoản 2, Điều 156, Bộ luật Hình sự 2015, không thuộc 10 trường hợp khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 155, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Do đó, việc cho rằng bị bắt khi không có yêu cầu của người bị hại là không đúng.

Trong vụ việc này, các thế lực xấu đã lợi dụng xuyên tạc việc ông Phạm Đình Quý bị bắt thành việc bắt người tố cáo, từ đó tung các bài viết miệt thị chế độ “vô thiên vô pháp”. Thực tế, trong vụ án này, Công an Đắk Lắk đã nêu rõ, toàn bộ hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ và tiến hành các thủ tục tố tụng đảm bảo chặt chẽ, khách quan theo đúng quy định của pháp luật.

Tại cơ quan điều tra, ông Hoàng Minh Tuấn và ông Phạm Đình Quý đều đã khai nhận hành vi bàn bạc, thống nhất, có tổ chức thực hiện tội phạm, cố ý loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Lời khai nhận của ông Phạm Đình Quý và ông Hoàng Minh Tuấn phù hợp với các tài liệu chứng cứ cơ quan điều tra đã thu thập được.

Sau khi khởi tố, điều tra và áp dụng biện pháp ngăn chặn với ông Phạm Đình Quý và ông Hoàng Minh Tuấn, dư luận quần chúng nhân dân trong tỉnh đã đồng tình ủng hộ và kiên quyết phê phán đối với những nhận thức lệch lạc dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội của ông Phạm Đình Quý và ông Hoàng Minh Tuấn. Đây là hoạt động có dấu hiệu hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, thông qua bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao của Đảng trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp.

Quá trình giải quyết vụ án đã được các cơ quan tố tụng tiến hành công tâm, khách quan, trên quan điểm “thượng tôn pháp luật”. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để mở rộng điều tra và xử lý nghiêm những người có liên quan theo quy định pháp luật.

Thứ ba, đối với Trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng như ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng, hiện nhiều bài viết thông tin mang tính suy diễn “râu ông cắm cằm bà”. Hành vi của mỗi cá nhân được làm rõ và xử lý về sai phạm do cá nhân đó gây ra, không thể đánh lận giữa các vụ việc để suy diễn, miệt thị cơ quan tiến hành tố tụng.

Đối với ông Lê Vinh Danh, ngày 18-9, Ủy ban Kiểm tra Đảng uỷ khối đại học, cao đẳng TP Hồ Chí Minh đã công bố quyết định kỷ luật và thông báo kết luận của Ban thường vụ Đảng uỷ khối về việc xem xét, xử lý kỷ luật. Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng uỷ khối đã quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Cảnh cáo tập thể Đảng uỷ Trường Đại học Tôn Đức Thắng vì đã có những vi phạm trong việc buông lỏng lãnh đạo trong thực hiện quy chế làm việc, chỉ đạo, kiểm tra giám sát… trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường.

Từ vụ việc trên cho thấy, thủ đoạn vu khống gây hệ lụy nghiêm trọng với tổ chức, cá nhân và điều nguy hiểm là một số đối tượng lợi dụng để đánh lận bản chất, nhắm vào phê phán, chỉ trích cơ quan tố tụng, miệt thị chế độ. Do đó, hành vi này cần phải được nhận diện để ngăn ngừa, nhất là trước thềm Đại hội Đảng.

——-

An Nhi

http://m.cand.com.vn/.../Tu-vu-an-vu-khong-canh-giac-voi.../

 


MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...