Sau khi tăng thuế VAT, Grab tăng cước để bù
vào, nên giá cước của Grab bây giờ xấp xỉ cước taxi truyền thống, ngang bằng
với 1 số hãng nhỏ và chỉ rẻ hơn 1 chút so với hãng lớn. Nhưng với giờ cao điểm
thì cước Grab còn cao hơn taxi truyền thống.
Như vậy, tính cạnh tranh về giá của Grab sẽ
giảm nhiều. Người ta dùng Grab sẽ chủ yếu vì tính minh bạch trong giá cước. Nếu
các hãng truyền thống mà cũng áp dụng việc tính cước và lộ trình trước khi xe
chạy thì Grab sẽ chẳng còn mấy lợi thế và đây là cơ hội lớn cho các hãng taxi
truyền thống.
Đối với xe ôm, nếu anh em xe ôm truyền thống
mặc đồng phục Grab bắt khách kiểu cổ điển rồi tính cước bằng app Grab, sau đó
giảm giá 20% (ít hơn so với phí trả cho Grab), thì coi như khai tử hãng gọi xe
công nghệ này!
Việc tăng thuế VAT lên 10% mình cho là công
bằng giữa Grab và các hãng truyền thống. Nhưng nếu giá cước ngang nhau thì hãng
Grab đã ăn quá dày. Bởi vì các hãng truyền thống có nhiều chi phí hơn Grab rất
nhiều, tài xế Grab cũng ít quyền lợi hơn tài xế taxi truyền thống.
Mấy hôm nay, anh em tài xế "bãi
công", nhưng mình cho là vô ích. Bởi vì nguồn cung tài xế quá dư so với
cầu. Họ thấy đè được là cứ đè thôi. Anh em nghỉ làm 1 tuần là đói thối mồm. Vì
thế, chỉ có thị trường tự do mới điều tiết được việc này. Tài xế phải đối phó
như trên hoặc sang hãng khác làm và tốt nhất là kiếm nghề khác bền vững hơn.
Khác với các nước phát triển khác, lái xe Grab
ở VN thành 1 nghề chuyên nghiệp, không còn là 1 giải pháp kinh tế chia sẻ như ý
tưởng ban đầu của hãng. Đó là do dân VN thất nghiệp quá đông, lao động bậc
thấp, không qua đào tạo, lại thích tự do, nên chỉ hợp với lái xe Grab. Vì thế
lượng cung tài xế là quá đông. Cung dư so với cầu thì chấp nhận bị bóc lột hoặc
đổi nghề.
Đây chính là dịp để anh em tài xế cũng như xã
hội đánh giá lại nghề này. Anh em cần nhận thức rằng ko có cách kiếm tiền bền
vững nào mà không cần học nghề.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét