Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Tù nhân lương tâm: Tên gọi mà Mỹ đặt cho những kẻ chống phá đất nước bị bắt

 

“Tù nhân lương tâm” - danh từ mĩ miều mà đám “dân chủ”, các thế lực ngoại bang có quan điểm thù địch chống phá Việt Nam giành cho những kẻ chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam bị bắt và kết án....

Những năm gần đây, cùng với sự mở cửa, hội nhập của CHXHCN Việt Nam đối với thế giới, các quan điểm mang tư tưởng tư sản, cánh hữu ngày càng xâm nhập sâu vào đời sống tư tưởng của một bộ phận trí thức, nhân dân ta. Với chiến lược “diễn biến hoà bình” - Mỹ đang ngày đêm xây dựng một lực lượng ủng hộ trong các giai tầng xã hội Việt Nam, nhất là bộ phận trí thức. Giống như cái cách mà Bill Clinton đã tuyên bố khi đến thăm Việt Nam vào năm 2000: rồi đây người Mỹ sẽ được chào đón ở Việt Nam như những thần tượng, lá cờ Mỹ sẽ bay khắp đất nước Việt Nam. Đô la và truyền thông sẽ giúp chúng tôi làm được điều mà trước đây súng đạn đã không làm được.

Để thực hiện điều đó, Mỹ tích cực can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Việt Nam nhưng không quá lộ liễu, mà dưới các hình thức tài trợ các dự án về kinh tế, giáo dục, đặc biệt là vấn đề lập pháp. Đồng thời, Nhà trắng cũng tích cực tuyên truyền tô hồng về một chủ nghĩa tư bản giàu có, nhân văn và dân chủ, nhằm thúc đẩy sự chuyển hoá về tư tưởng của một bộ phận nhân dân, tạo nền tảng cho sự chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam trong tương lai.

Song song với hoạt động tuyên truyền, can thiệp các vấn đề nội bộ của Việt Nam, Mỹ cũng đẩy mạnh việc đào tạo một đội ngũ trí thức, bơm đô la, hậu thuẫn sức mạnh mềm để hình thành nên những tổ chức chính trị đối lập có các hoạt động thù địch đối với chế độ XHCN. Những năm qua, hàng loạt cái tên nổi lên như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Trần Huỳnh Duy Thức... những hội nhóm NoU, Hội anh em dân chủ, khối 8406, hội nhà báo độc lập Việt Nam, tổ chức khủng bố Việt Tân... là những minh chứng rõ nét cho điều đó.

Trước những nguy cơ về An ninh quốc gia và những hoạt động chống phá hết sức quyết liệt của chúng, Cơ quan An ninh điều tra Việt Nam đã tiến hành điều tra, khởi tố, xét xử, bắt giam một số đối tượng theo các điều về tội xâm phạm ANQG của Việt Nam được quy định tại các bộ luật hình sự của Việt Nam. Từ đó hình thành nên cái gọi là “tù nhân lương tâm” theo định nghĩa của các đối tượng phản động, các thế lực chống phá bên ngoài Việt Nam.

Thuật ngữ “tù nhân lương tâm” khởi nguồn vào ngày 28 tháng 5 năm 1961, bài báo Các tù nhân bị bỏ quên đã khởi đầu chiến dịch Lời kêu gọi cho Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 1961. Thuật ngữ tù nhân lương tâm được định nghĩa:

Bất kỳ người nào mà thân xác bị kiềm chế (do bị cầm tù hay cách khác) vì biểu lộ - dưới mọi hình thức của các từ ngữ hoặc ký hiệu - bất kỳ ý kiến mà họ quan niệm một cách trung thực và không ủng hộ hoặc chấp nhận việc bạo hành cá nhân. Chúng tôi cũng loại trừ những người đã âm mưu với một chính phủ nước ngoài để lật đổ chính phủ của chính họ.

Từ định nghĩa trên có thể thấy, “tù nhân lương tâm” không bao hàm việc một người âm mưu với một chính phủ nước ngoài để lật đổ một chính phủ hợp hiến, hợp pháp ở trong nước. Do đó, số đối tượng phản động bị bắt giam tại Việt Nam hoàn toàn không phải là “tù nhân lương tâm”.

Minh chứng cho điều này, đó là sự liên kết, móc nối chặt chẽ giữa các đối tượng phản động trong nước, giữa trong nước và ngoài nước, và giữa đối tượng phản động là người Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Rõ hơn đó là việc các tổ chức nhân quyền thường gặp gỡ, trao đổi, cổ vũ, khích lệ các hoạt động chống phá đối với các cá nhân phản động trong nước, đồng thời hằng năm tổ chức các lễ trao các giải thưởng về nhân quyền cho các đối tượng. Tuy có thể mâu thuẫn quyền lợi giữa chúng, song mục đích chung vẫn là lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Có thể thấy, sự móc nối chặt chẽ giữa các thế lực trong và ngoài nước đã đe doạ nghiêm trọng đến nền ANQG của một nước độc lập, có chủ quyền là Việt Nam. Do đó, các lực lượng đảm bảo cho sự tồn vong của quốc gia không thể làm ngơ.

Mặt khác, các tội danh cũng đã được quy định rõ trong luật hình sự Việt Nam, cụ thể tại chương 13 (từ điều 108 - điều 122) Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Do vậy, không có bất cứ một khái niệm nào là “tù nhân lương tâm” trên đất nước Việt Nam đối với những kẻ phản động, chống phá. Một khi đã quay lưng lại với dân tộc, chấp nhận những đồng đô la và một giấc mơ hão huyền về xứ thiên đường Mỹ để phản bội đất nước thì việc bị bắt, xét xử và kết tội theo luật định là cái giá phải trả cho chúng. Đừng kêu gào, hay tạo nên trò hề tuyệt thực để mong nhận được sự thương hại, cứu rỗi từ những thế lực ngoại bang. Hãy cho ra dáng một con người, một “công dân yêu nước”.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...