Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

BỊ DỪNG XE, NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN ĐƯỢC XEM CHUYÊN ĐỀ CỦA CSGT HAY KHÔNG?


Thực tế việc đòi xem chuyên đề không phải hiếm, xuất phát từ những video không đầy đủ đầu đuôi lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người học theo, yêu cầu phải có đầy đủ giấy tờ văn bản mới chịu chấp hành làm việc, thậm chí bắt bẻ từng câu chữ, nếu không có sẽ rút điện thoại ra quay phim, ghi hình, livestream sự việc gây sức ép, đồng thời được xem là câu thần chú mỗi khi bị dừng xe ngày càng phổ biến.

Ngày trước việc xem chuyên đề người bị dừng xe có thể yêu cầu tuy nhiên tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA mới nhất trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có quy định về nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gồm: "Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện..." thì bắt buộc phải công khai nhưng phải theo điều 6 Thông tư 67 quy định các hình thức công khai thông qua 5 kênh, cụ thể:

+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.

+ Đăng Công báo.

+ Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.

+ Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sẽ không có chuyện được xem trực tiếp chuyên đề khi lực lượng chức năng đang xử lý lỗi vi phạm, đồng thời dựa trên điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì cảnh sát giao thông vẫn được quyền dừng xe dù không có lỗi trong 3 trường hợp sau:

+ Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

+ Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Có thể thấy dựa trên các thông tư, nghị định theo quy định thì việc yêu cầu lực lượng cơ quan chức năng trưng ra chuyên đề kiểm tra là việc bất khả thi, thay vào đó người bị dừng xe có thể tìm hiểu, xem các chuyên đề này thông qua các cổng thông tin báo chí chính thống hoặc có thể xem trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận sự việc.

Trong trường hợp cảm thấy không hài lòng, người vi phạm vẫn có quyền giám sát cảnh sát giao thông làm việc bằng các hình thức khác nhau như sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện được ghi nhận tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019, cụ thể:

+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ.

+ Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông).

+ Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Nếu có hành vi chống đối, không hợp tác hoặc cản trở người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 4 đến 6 triệu đồng đối với cá nhân hay 8 đến 12 triệu đồng đối với việc tổ chức thực hiện các hành vi này dựa trên khoảng 9 Điều 11 Nghị định 100.



 

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Việt Nam tiến tới tiêm miễn phí vaccine Covid-19

 


Về lâu dài, Nhà nước sẽ tiến tới tiêm miễn phí vaccine ngừa Covid-19 cho nhân dân như các vaccine phòng, chống dịch bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sáng 23/2, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Theo đó, ngoài tiêm chủng miễn phí, một phần nhỏ vaccine dịch vụ sẽ dành cho những người có khả năng chi trả.

Ban chỉ đạo cho rằng, Việt Nam đã rất cố gắng để sớm có vaccine ngừa Covid-19, nhưng không có đầy đủ ngay một lúc nên phải phân theo các nhóm đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, về lâu dài tiến tới vaccine ngừa Covid-19 sẽ được hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ.

Theo các chuyên gia, vaccine Astra Zeneca đang được nhập về Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định chất lượng, nên về nguyên tắc, khi về đến Việt Nam vaccine có thể tiêm ngay được.

Ông Trần Đắc Phu, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế), nói các loại vaccine khi về Việt Nam, như trước đây là Quinvaxem hay ComBE Five, đều được thử nghiệm đánh giá an toàn. Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch Covid-19 diến biến phức tạp và đây là tình huống khẩn cấp nên Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị để tiêm vaccine này cho các nhóm ưu tiên, người có nguy cơ theo đúng kế hoạch.

"Chúng ta sẽ không tiêm ồ ạt mà không theo dõi. Cách làm là vừa chống dịch vừa kiểm soát độ an toàn để đảm bảo đưa vaccine an toàn nhất cho người dân", ông Trần Đắc Phu nói.

Vị chuyên gia cũng cho hay, vaccine khi tiêm vào sẽ không tạo miễn dịch ngay và phải phòng ngừa biến chủng virus, hướng tới miễn dịch cộng đồng với 70% dân số, nên các giải pháp an toàn như đeo khẩu trang vẫn phải thực hiện nghiêm.

Thông tin thêm với báo chí nội dung trên, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ đang xây dựng kế hoạch tổng thể từ tập huấn, tuyên truyền cho đến lập danh sách những người được tiêm vaccine.

Việt Nam đang tuân theo các thông báo Tổ chức Y tế thế giới hoặc các cơ quan y tế quốc tế có thẩm quyền trong việc đánh giá hiệu quả, độ an toàn, liều lượng tiêm vaccine. Trong kế hoạch tổng thể mà Bộ Y tế sẽ ban hành, bên cạnh những lợi ích, tác dụng của vaccine, các cơ quan chức năng lên kế hoạch tuyên truyền về những tác dụng, phản ứng không mong muốn có thể xảy ra để người dân biết và đồng hành với ngành y tế.

Với dự kiến sẽ tiêm chủng cho hàng triệu người trong một thời gian ngắn, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng việc ứng phó, xử lý những tai biến có thể xảy ra sau tiêm chủng hoàn toàn trong khả năng của ngành y tế, vì Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng hàng chục năm qua.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo cũng thông tin, Chính phủ đang chỉ đạo triển khai vaccine Covid-19 sản xuất trong nước. Theo đó, sẽ rút ngắn các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo quy trình an toàn và hiệu quả trong sản xuất.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 chiều 15/2, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho hay, gần 4,9 triệu liều vaccine viện trợ và hơn 100.000 liều mua sẽ về Việt Nam cuối tháng này.

Với số lượng vacccine trên, ngay đợt đầu có thể tiêm rộng rãi cho 5 triệu người mũi thứ nhất và sau 3 tháng sẽ tiếp tục tiêm mũi thứ hai. Theo phương án Bộ Y tế đề xuất Chính phủ, có từ 2 đến 5 triệu trường hợp thuộc diện ưu tiên - những người trên các tuyến đầu phòng, chống dịch.

 Theo VN expesst



Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

BBC Tiếng Việt: Mất gốc?

 

Bánh Chưng và bánh tét nó khác nhau về hình dáng chứ nguyên liệu gần như nhau. Tùy theo phong tục tập quán bánh Chưng đã có lâu đời. Nên dần dần Bánh Chưng nó như là một phong tục của người Việt. Mình quê miền trung nhưng nhà mình vẫn có phong tục gói cả bánh Chưng lẫn bánh Tét ( mà quê mình gọi là bánh tày). Bánh Chưng nó đẹp đa phần để thờ, nhưng vì gói theo hình hộp nên nó sẽ không chặt như bánh Tày nên mình gói cả 2 thứ, ai thích ăn loại nào thì ăn. Bánh Chưng nó đẹp khi bày mâm, và đặt bàn thờ, còn bánh Tày ( tét) nó lại tiện là vì hình dạng tròn đùm được chặt hơn, khi chiên hoặc cắt dễ hơn, nhưng không được đẹp cho lắm.

Mùng 11 tết bọn mất gốc lại đăng bài chê bai phân biệt vùng miền.



 

'Vỡ trận' lan đột biến?

Từng được biết đến với những cuộc giao dịch thổi lên giá tiền tỷ, tuy nhiên thời gian gần đây, lan phi điệp đột biến đang được nhiều nhà vườn rao bán với mức giá rẻ song vẫn khó bán vì không mấy ai mặn mà.

Mở đầu cho cơn sốt lan đột biến chính là thời điểm giữa năm 2018, khi một người trồng lan ở Thừa Thiên - Huế được cho là đã bán giò lan đột biến cho một dân chơi lan ở Hải Phòng với giá lên tới 700 triệu đồng.
Thời điểm đó, khi dư luận chưa kịp hết xôn xao về giò lan giá 700 triệu đồng, giới chơi lan được một phen điên đảo khi trên các diễn đàn có phát trực tiếp một cuộc giao dịch phong lan tiền tỷ.
Chủ nhân của cây lan đặc biệt có tên “Bướm đại ngàn” đã quay clip phát trực tiếp cuộc giao dịch, chuyển giao cây cho một chủ khác. Số tiền để sở hữu cây lan “Bướm đại ngàn” được cho là lên tới 1,1 tỷ đồng. Đặc biệt hơn cây lan này chỉ có độ dài hơn 20cm.
Sau hai cuộc giao dịch trên, các thương vụ mua bán lan đột biến bùng nổ. Một cây lan phi điệp có tên 5 cánh trắng Bảo Duy được hét giá 2,7 tỷ đồng; gốc Giã Hạc đột biến 5 cánh trắng của chủ nhân người Ninh Thuận được cho là bán thành công cho một người ở Đà Nẵng với giá gần 7 tỷ đồng…
Từ giữa tháng 12/2020, giá của mỗi thương vụ giao dịch đã giảm đi đáng kể so với thời điểm giữa năm 2020.
Người “say đòn” có thể bỏ tiền tỷ ra mua về nhưng sau đó không thanh khoản được, đành phải ôm một đống nợ và cây hoa không có giá trị thực.
Dòng Phi điệp 5 cánh trắng Hà Tĩnh sau quãng thời gian sốt giá, có thời điểm được rao 3 - 4 triệu đồng/cm thì ở thời điểm hiện tại hầu như không còn được nhiều người quan tâm, ít giao dịch diễn ra. Nếu có thương vụ giao dịch thì cũng chỉ rơi vào khoảng 500.000-700.000 đồng/cm.Dòng phổ thông nhất của phi điệp đột biến là 5 cánh trắng Phú Thọ hiện đang được nhiều nhà vườn rao bán với chỉ từ 500.000-1 triệu đồng/cm. Trong khi đó vào thời điểm này năm ngoái, giá mỗi cm Phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ đang được “hét” với giá khoảng 2 triệu đồng/cm.
Những loại phi điệp đột biến từng bị “thổi” hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng/kie như Bảo Duy, Hiển Oanh, Bạch Tuyết... cũng bị rớt giá thê thảm sau thời gian ngắn được rao bán với giá trên trời.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thanh (53 tuổi, chủ một vườn lan ở Hòa Bình) chia sẻ, thời điểm cuối năm 2019, gia đình đầu tư vườn lan hết gần 3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ nửa năm đầu được nhiều người quan tâm, tới đặt vấn đề giao dịch nhưng sau đó lượng khách thưa dần.
“Số tiền làm giàn lan chỉ rơi vào khoảng mấy trăm triệu, còn lại là tiền mua giống. Sau gần 2 năm trồng và chăm sóc, hiện nay vườn lan có đầy đủ những loại như 5 cánh trắng Hòa Bình, Hiển Oanh, Hà Tĩnh... nhưng không mấy ai tìm đến mua.
Giá mỗi ngày cũng một đi xuống, không rõ thị trường tăng lên thế nào chứ chưa bao giờ tôi bán một kie lan giá chục triệu đồng cả”, ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, vào thời điểm khoảng tháng 10/2020 là khoảng thời gian lan đột biến bị rớt giá thê thảm nhất khi mà xuất hiện nhiều thông tin hàng ngày Việt Nam nhập cả chục container lan cấy mô từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ngành thuế cũng ra nhiều văn bản về việc quản lý giao dịch lan phi điệp đột biến. “Từ đó cho đến nay, gia đình chưa bán được giò lan nào. Thị trường cứ như bị vỡ trận vì lượng bán ra nhiều hơn lượng mua vào. Đã thế, lan đột biến còn bị bán với giá rẻ”, ông Thanh nói.
Một người nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cây cảnh ở TP Việt Trì, Phú Thọ cho biết, thị trường lan đột biến đang rơi vào cảnh vỡ trận là hệ quả tất yếu của việc thổi giá loại cây này trong thời gian qua.
“Từng có thời điểm có một nhóm đầu cơ vào lan, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để thu mua những cây lan đột biến và thổi phồng giá trị của loại cây này. Bây giờ là đến thời điểm nhóm đầu cơ bán ra ồ ạt với giá cao và không thu mua lại nữa.
Nhóm này sau khi đã đạt được lợi ích nhất định thì âm thầm rút lui, để lại những người chơi, kinh doanh thua lỗ tự giao dịch với nhau để bù lỗ.
Từ đó mới sinh ra những chiêu trò lừa gạt nhau, kể cả là lừa người thân để bán được lan đột biến nhằm thu hồi vốn”, ông cho biết.
Theo ông, có thể thị trường lan trong năm 2021 sẽ tiếp tục bị làm giá. Khi mà nhóm đầu cơ tiếp tục nhập thêm nhiều mặt hoa cấy mô từ nước ngoài. Sau đó, dùng một số kênh thông tin tạo ra những cuộc giao dịch ảo với giá trị lớn để thổi phồng giá trị mặt hoa lớn.
“Người chơi sẵn có đam mê trong người, cộng với sự truyền thông giả khiến bản thân say đòn dễ chìm vào những chiêu trò thổi giá lúc nào không hay. Đến khi bỏ tiền tỷ ra mua về nhưng sau đó không thanh khoản được, đành phải ôm một đống nợ và cây hoa không có giá trị thực”, ông nói.
_____________

Tenor đang xúc phạm uy tín, danh dự của Bác Hồ?

 

 Sáng nay, mở mắt thấy một tràn tin nhắn nói về tình trạng có một số file GIF đang có trên Tenor - có hình ảnh không tốt của Bác Hồ. Tìm hiểu 1 chút thì phát hiện ra file này nằm ở Tenor, chứ không phải thuộc Facebook, vì khi mở chức năng tìm kiếm GIF trên Facebook, thì FB sẽ kiếm GIF ở trên 2 trang: Giphy và Tenor. Chính vì vậy, mình cũng đã report lên Tenor và giờ đến lượt nhờ các bạn report lên Tenor để xóa cái file GIF phản cảm và đầy xúc phạm này. Không những vậy, file GIF này còn làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đẹp của Việt Nam.

Cộng đồng cùng nhau gửi email report tới: abuse@tenor.com và support@tenor.com. Cảm ơn mọi người nhiều!

Chủ đề email: Report an abuse - inappropriate GIF

Nội dung email để report, các bạn có thể copy như sau:

To whom it may concern,

I want to report this GIF with ItemID: 14321663 and the link to this GIF is: https[:]//media[.]tenor[.]co/images/735a212254a394770aa9f3c99db685b2/tenor.gif?t=AAW7zl528w4KraQE1wD8yA&itemid=14321663

This GIF is made to abuse the image of the famous Vietnamese President - Ho Chi Minh. It's a scary and an inappropriate GIF. Which needed to be removed, because this GIF is kept showing up on mainstream media platforms like Facebook.

Please help to remove it.

Thank you very much


 

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

Nóng: Thêm 10 nghiên cứu sinh bị phát hiện dùng bằng giả ĐH Đông Đô

 Cơ quan điều tra xác định thêm 10 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả, ngoài 193 người trước đó.

Đây là thông tin nêu trong kết luận điều tra bổ sung được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra ngày 5/2.

Gần hai tháng trước, trong quyết định trả hồ sơ, VKSND Tối cao nêu 6 yêu cầu trong đó cần xác định cụ thể người nhận bằng và trách nhiệm từng bị can với các trường hợp này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Công an mở rộng điều tra; tiếp tục làm rõ người cấp, sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh giả; truy bắt Trần Khắc Hùng, cựu chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô...

Theo kết luận điều tra bổ sung, 10 người đều dùng bằng giả để học nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM và Học viện Khoa học xã hội.

Nhà chức trách còn phát hiện thêm một trong 193 người đã dùng văn bằng 2 Tiếng Anh giả để thi thăng hạng viên chức tại UBND tỉnh Thái Bình. Tổng cộng, Đại học Đông Đô được xác định đã cấp văn bằng 2 Tiếng Anh giả cho 203 trường hợp.

Trong số này, cơ quan điều tra đã thu hồi 127 văn bằng, 24 trường hợp chưa nhận được bằng. Những người còn lại đã làm thất lạc hoặc tự tiêu huỷ.

Tổng học phí hệ văn bằng 2 Tiếng Anh Đại học Đông Đô đã thu hơn 24 tỷ đồng. Tuy nhiên trường chỉ cung cấp được danh sách 2.523 người (không có địa chỉ cụ thể) đã nộp hơn 18 tỷ đồng. Trong tiền đã thu, Đại học Đông Đô chi 780 triệu đồng thanh toán kinh phí tổ chức thi, chấm thi, số còn lại phục vụ hoạt động chung của trường. Với 203 trường hợp, nhà chức trách chỉ xác định được Đại học Đông Đô đã thu hơn 2,6 tỷ đồng của 166 người.

Sai phạm của đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quản lý đào tạo, Cơ quan An ninh điều tra tách khỏi vụ án để tiếp tục xử lý sau.

Với những trường hợp sử dụng văn bản giả bị phát hiện trong quá trình điều tra bổ sung, cơ quan điều tra đã có kiến nghị xử lý. Cán bộ trong cơ quan nhà nước được cấp bằng giả nhưng không sử dụng, nhà chức trách đã thông báo với cơ quan chủ quản của họ để có biện pháp phòng ngừa.

 

Kết luận điều tra xác định, Đại học Đông Đô trong quá trình hoạt động chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Tiếng Anh. Tuy vậy từ năm 2015 đến 2017, trường đã đăng ký và được Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông báo chỉ tiêu tuyển sinh.

Từ tháng 4/2017, Chủ tịch Trần Khắc Hùng chỉ đạo hai cấp dưới Trần Kim Oanh và Dương Văn Hòa ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 tiếng Anh gửi các cơ sở và hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 với 15 cơ sở đào tạo.

Cuối năm 2018, sau khi thành lập Viện 4.0, ông Hùng giao Phó viện trưởng Lê Ngọc Hà chỉ đạo cấp dưới nhận hồ sơ học viên, tổ chức hướng dẫn hợp thức hóa bài thi... Nhóm này sau đó lập và ký danh sách đề nghị in bằng rồi thông qua các khâu để phát cho học viên. Quá trình điều tra đã thu giữ nhiều danh sách đề nghị in bằng, đề nghị xét tốt nghiệp không qua tuyển sinh hoặc không đủ điều kiện.

Để có phôi in bằng giả, tháng 10/2018, bị can Oanh chỉ đạo Trần Ngọc Quang làm giả quyết định về việc công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng 2 tiếng Anh. Quang đề xuất để Hiệu trưởng Dương Văn Hoà ký văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị mua 468 phôi bằng.

Cơ quan An ninh điều tra xác định Trần Khắc Hùng, 48 tuổi, cựu chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô, là chủ mưu nhưng đã bỏ trốn nên đình chỉ điều tra bị can, khi bắt được sẽ xử lý sau.

Dương Văn Hòa (37 tuổi, cựu hiệu trưởng), Trần Kim Oanh (42 tuổi, cựu phó hiệu trưởng kiêm Phó viện trưởng đào tạo liên tục), Lê Ngọc Hà (42 tuổi, cựu phó hiệu trưởng), Trần Ngọc Quang (58 tuổi, cựu phó Phòng Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên), Nguyễn Thị Huệ (34 tuổi, cựu trưởng Phòng Tài chính, kế toán) cùng năm cựu cán bộ của trường là Phạm Vân Thùy, 39 tuổi, Lê Thị Thanh Tâm, 37 tuổi, Nguyễn Thị Ngọc Thái, 32 tuổi, Ngô Quang Hiển, 42 tuổi và Lê Thị Lương, 24 tuổi bị đề nghị truy tố về tội Giả mạo trong công tác, theo khoản 2 điều 359 Bộ luật Hình sự.

 


LÂM ĐỒNG: HỌC SINH LỚP 10 LÀM GIẢ VĂN BẢN CHỦ TỊCH TỈNH, CHO TẤT CẢ HỌC SINH NGHỈ TẾT HẾT THÁNG 2

Theo thông tin cơ quan công an, ngày 15/2, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh văn bản giả mạo văn bản 969/UBND-VX1 ngày 15/2/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc cho học sinh đi học trở lại. Theo văn bản gốc của UBND tỉnh Lâm Đồng, học sinh tỉnh này đi học trở lại từ 17/2/2021.

Trong văn bản giả mạo, ngày đi học trở lại đã bị chỉnh sửa thành ngày 1/3/2021. Cơ quan công an xác định được em N.H.L (sinh năm 2005) là người làm văn bản giả mạo nói trên.

Em L cho hay đã tải văn bản 969 của UBND tỉnh trên mạng, sau đó dùng photoshop để chỉnh sửa “thứ Tư ngày 17/2/2021” thành “thứ Hai ngày 1/3/2021" rồi gửi vào nhóm chat bạn bè. Theo em L, em chỉ giả mạo với mục đích trêu đùa. Tuy nhiên, sau đó văn bản này đã bị phát tán.

Theo: Vietnamnet



 

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021

THẬN TRỌNG, TỈNH TÁO TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VÀ CHIA SẺ CÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

    Ngày 30/1/2021, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) rà quét và phát hiện một số tài khoản facebook đã đăng tải, chia sẻ thông tin được cho là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng chống dịch COVID-19.

    Qua kiểm tra, xin xác nhận nội dung thông tin trên là giả mạo. Đề nghị người dân thận trọng, tỉnh táo trong việc tiếp nhận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội, tránh làm phức tạp tình hình về dịch bệnh COVID-19, vi phạm các điều cấm trên không gian mạng.

CHÚNG TÔI SẼ TIẾP TỤC THÔNG TIN VỀ DIỄN BIẾN PHÒNG, CHỐNG #COVID19 TRONG NHỮNG BẢN TIN TIẾP THEO.



 

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Lều báo: một phường dân túy

 Nguyên văn câu nói của bác Đam là khoanh vùng dập dịch trong 10 ngày ở Hải Dương không phải tuyên bố cả nước.

“ Từ lúc tôi yêu cầu Hải Dương  phải tập trung cao độ, phải làm sao trong 10 ngày  phải khoanh vùng, dập dịch  triệt để (cuộc họp tối muộn  ngày 27/1), đến nay  đã qua gần 2 ngày, chúng ta còn 8 ngày phía trước. Toàn bộ lực lượng phải phấn đấu giữ được lời hứa này”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

          Nghe xong câu này phải hiểu rằng, bác Đam khoanh vùng dập dịch, phấn đấu trong 10 ngày có thể dập dịch và từ "phấn đấu" là 2 chữ gói gọn toàn bộ câu nói của bác Đam

Dân túy có hai mặt lợi và hai và tùy vào mục đích quan chức đó dùng dân túy để làm gì. Trong trường hợp này anh Đam nói ra câu này một mặt trấn an lòng dân, mặt khác dẫn dắt cấp dưới cố gắng phấn đấu, phát huy hết năng lực, điều đó không có gì đáng chê trách cả.

Tuy nhiên chính phủ cũng phải đính chính lại, vì không phải sợ bác Đam cho mồm đi xa quá, mà là sợ báo chí hướng dư luận xấu nếu sau 10 ngày dịch bệnh vẫn theo chiều hướng không kiểm soát được. Đánh dịch đã mệt, thêm mấy ông lều báo định hướng dư luận để kiếm tô phở càng mệt gấp 3.


MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...