Về lâu dài, Nhà nước
sẽ tiến tới tiêm miễn phí vaccine ngừa Covid-19 cho nhân dân như các vaccine
phòng, chống dịch bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Sáng
23/2, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) đã thảo luận một
số vấn đề liên quan đến tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Theo đó, ngoài tiêm
chủng miễn phí, một phần nhỏ vaccine dịch vụ sẽ dành cho những người có khả
năng chi trả.
Ban
chỉ đạo cho rằng, Việt Nam đã rất cố gắng để sớm có vaccine ngừa Covid-19,
nhưng không có đầy đủ ngay một lúc nên phải phân theo các nhóm đối tượng ưu
tiên. Tuy nhiên, về lâu dài tiến tới vaccine ngừa Covid-19 sẽ được hoàn thiện
và đáp ứng đầy đủ.
Theo
các chuyên gia, vaccine Astra Zeneca đang được nhập về Việt Nam đã được Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định chất lượng, nên về nguyên tắc, khi về đến
Việt Nam vaccine có thể tiêm ngay được.
Ông
Trần Đắc Phu, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và
nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế), nói các loại vaccine khi về Việt Nam, như
trước đây là Quinvaxem hay ComBE Five, đều được thử nghiệm đánh giá an toàn.
Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch Covid-19 diến biến phức tạp và đây là tình huống
khẩn cấp nên Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị để tiêm vaccine này cho các
nhóm ưu tiên, người có nguy cơ theo đúng kế hoạch.
"Chúng
ta sẽ không tiêm ồ ạt mà không theo dõi. Cách làm là vừa chống dịch vừa kiểm
soát độ an toàn để đảm bảo đưa vaccine an toàn nhất cho người dân", ông
Trần Đắc Phu nói.
Vị
chuyên gia cũng cho hay, vaccine khi tiêm vào sẽ không tạo miễn dịch ngay và
phải phòng ngừa biến chủng virus, hướng tới miễn dịch cộng đồng với 70% dân số,
nên các giải pháp an toàn như đeo khẩu trang vẫn phải thực hiện nghiêm.
Thông
tin thêm với báo chí nội dung trên, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ
đang xây dựng kế hoạch tổng thể từ tập huấn, tuyên truyền cho đến lập danh sách
những người được tiêm vaccine.
Việt
Nam đang tuân theo các thông báo Tổ chức Y tế thế giới hoặc các cơ quan y tế
quốc tế có thẩm quyền trong việc đánh giá hiệu quả, độ an toàn, liều lượng tiêm
vaccine. Trong kế hoạch tổng thể mà Bộ Y tế sẽ ban hành, bên cạnh những lợi
ích, tác dụng của vaccine, các cơ quan chức năng lên kế hoạch tuyên truyền về
những tác dụng, phản ứng không mong muốn có thể xảy ra để người dân biết và
đồng hành với ngành y tế.
Với
dự kiến sẽ tiêm chủng cho hàng triệu người trong một thời gian ngắn, lãnh đạo
Bộ Y tế cho rằng việc ứng phó, xử lý những tai biến có thể xảy ra sau tiêm
chủng hoàn toàn trong khả năng của ngành y tế, vì Việt Nam đã có rất nhiều kinh
nghiệm trong quá trình triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng hàng chục năm
qua.
Tại
cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo cũng thông tin, Chính phủ đang chỉ đạo
triển khai vaccine Covid-19 sản xuất trong nước. Theo đó, sẽ rút ngắn các thủ
tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo quy trình an toàn và hiệu quả trong sản xuất.
Tại
cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19
chiều 15/2, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho hay, gần 4,9 triệu liều
vaccine viện trợ và hơn 100.000 liều mua sẽ về Việt Nam cuối tháng này.
Với
số lượng vacccine trên, ngay đợt đầu có thể tiêm rộng rãi cho 5 triệu người mũi
thứ nhất và sau 3 tháng sẽ tiếp tục tiêm mũi thứ hai. Theo phương án Bộ Y tế đề
xuất Chính phủ, có từ 2 đến 5 triệu trường hợp thuộc diện ưu tiên - những người
trên các tuyến đầu phòng, chống dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét