Ngày 4-10-2016, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, tổ chức này đã có nhiều hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhiều đối tượng đã bị bắt giữ, xét xử nhưng chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chính quyền XHCN ở Việt Nam.
Báo Quân đội nhân dân Điện tử xin giới thiệu cùng bạn đọc loạt
bài nhận diện bộ mặt thật của tổ chức khủng bố, phản động này.
BÀI 1 / Từ tàn quân lưu vong đến khủng bố “chuyển lửa về quê
nhà”
Theo thông báo của Bộ Công an, Tổ chức phản cách mạng lưu vong
“Việt Tân” là tên viết tắt của cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”,
trụ sở chính đặt tại 2530 đường Berryessa 234 San Jose, California, Mỹ và
"Văn phòng 2" tại Bangkok, Thái Lan. Tổ chức này có cơ quan tuyên
truyền là báo "Kháng chiến"; đài "Việt Nam kháng chiến" và
"Chân trời mới". Đối tượng cầm đầu là Đỗ Hoàng Điềm, sinh 1963, quốc
tịch Mỹ, "Chủ tịch Việt Tân" và Lý Thái Hùng, sinh 1953, quốc tịch
Mỹ, "Tổng bí thư Việt Tân".
Năm 1981, Hoàng Cơ Minh (nguyên chuẩn tướng, Phó đề đốc hải quân
chính quyền Việt Nam Cộng hòa) và một số đối tượng phản động lưu vong đứng ra
thành lập tổ chức phản động "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt
Nam". Cái gọi là mặt trận ấy có cương lĩnh, có con dấu, hiến chương và vẫn
một sắc màu ba que được Mỹ nuôi dưỡng, chỉ đạo, nhằm chống phá Việt Nam bằng
các hoạt động vũ trang, khủng bố.
Với tham vọng ngông cuồng, đồng thời để lừa mị một bộ phận kiều
bào ở hải ngoại, ngày 10-9-1982 tại căn cứ ở Thái Lan, Hoàng Cơ Minh lập ra tổ
chức "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" - gọi tắt là "Việt
Tân", là cơ quan đầu não cực kỳ phản động, chỉ huy mọi hoạt động của “Mặt
trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” và một số tổ chức phản động khác
tiến hành các hoạt động chống phá, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân ở Việt
Nam. Các thành viên của “Mặt trận” này đồng thời là thành viên của “Việt Tân”.
Theo tài liệu tố cáo tội ác của “Mặt trận” và các thành viên
“Mặt trận” nhận nhiệm vụ xâm nhập về nước hoạt động khủng bố phá hoại (Bộ Công
an), Hoàng Cơ Minh từng huênh hoang tuyên bố mục tiêu “kháng chiến giải phóng
Việt Nam” gồm các giai đoạn từ 30-4-1975 đến năm 1980, tập hợp lực lượng, đối
tượng chủ yếu nhằm vào những người trong chính quyền cũ là sĩ quan cao cấp ở
trong nước và những kẻ có nợ máu với nhân dân đang lẩn trốn ở nước ngoài. Năm
1980-1983, tuyển mộ lính đánh thuê ở các trại tị nạn người Việt để đào tạo huấn
luyện. Năm 1984-1987, xây dựng cơ sở hạ tầng hạt nhân. Từ năm 1986-1990, là
giai đoạn xây dựng vùng giải phóng tạm, lấy chỗ đứng chân đón các “kháng chiến
quân” trở về. Đến năm 1992 là giai đoạn lật đổ và giành chính quyền.
Để thực hiện dã tâm đó, Hoàng Cơ Minh phái tay chân sục sạo các
trại tị nạn người Việt tuyển mộ lính đưa về căn cứ huấn luyện gián điệp, biệt
kích, tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin.
Tuy nhiên, trong suốt 5 năm liền, y chỉ tuyển được 200 quân. Để lòe bịp dư luận
và moi đô la từ bà con Việt kiều ở nước ngoài, Hoàng Cơ Minh thuê bọn phỉ Lào
đóng giả các “kháng chiến quân”, quay phim gửi về Mỹ và tuyên bố đã dựng được
cờ và tập hợp được các tổ chức kháng chiến, với đội quân 10.000 người.
Sự bịp bợm của Hoàng Cơ Minh không chỉ khiến bà con kiều bào mà
ngay cả phe đối lập của hắn cũng phải lên tiếng. Chính Trần Văn Liễu, Tổng
trưởng Tổng cục Hải ngoại của Minh từng công khai chỉ trích Minh là bọn tống
tiền, là bọn buôn kháng chiến, bọn lừa đảo bà con người Việt sống xa xứ sở để
móc túi moi đô la và vàng.
Kế hoạch ngông cuồng
Hoàng Cơ Minh và đồng bọn xác định: Hướng xâm nhập, xây dựng
"mật cứ" trong nội địa là các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ. Chúng hy vọng sẽ móc nối với các tổ chức phản động ở trong nước, đưa
người vào rừng huấn luyện rồi tung trở lại thực hiện phương châm "Trong
nổi dậy, ngoài đánh vào".
Tư liệu của Bộ Công an cho biết, từ năm 1982 - 1989, "Việt
Tân" đã tổ chức nhiều đợt đưa người và vũ khí xâm nhập vào lãnh thổ Việt
Nam; tiến hành các chiến dịch "Đông tiến 1", "Đông tiến 2",
"Đông tiến 3"… qua đất Lào, Campuchia. Mặc dù Hoàng Cơ Minh cùng
những kẻ cầm đầu "Việt Tân" xây dựng kế hoạch công phu, tổ chức xâm
nhập với điều kiện, trang bị hoàn hảo, nhưng toán "Kháng quản" là
toán xâm nhập mở đường, chưa kịp lập "mật cứ", thì đã bị cơ quan an
ninh Việt Nam tóm gọn.
Tiếp đó, chiến dịch "Đông tiến 1" do Dương Văn Tư cầm
đầu gồm 51 tên xâm nhập ngày 15-5-1986. Mục đích của chuyến đi mở đường là lập
một “mật khu” khô tại Gia Lai-Kon Tum, móc nối với những tên làm việc cho chế
độ Mỹ-ngụy chưa chịu cải tạo, tổ chức ám sát cán bộ, đánh phá các đồn biên
phòng, các nông, lâm trường, chặn đánh xe vận tải trên các tuyến đường cao
nguyên. Tuy nhiên, mọi chuyển động và những hành tung của toán biệt kích này
không thoát khỏi tai mắt nhân dân trên đường xâm nhập Việt Nam. Trong suốt hơn
4 tháng hành quân, bọn chúng đi được không quá 300 cây số đường rừng và liên
tục bị các lực lượng vũ trang Việt Nam, Lào và Campuchia truy đuổi, bao vây.
Một số tên bị tiêu diệt, số còn lại đã giết lẫn nhau để đoạt tiền, vàng rồi bỏ
trốn khỏi đội hình.
Đám tàn quân được phái đi nhiều tên bị diệt, một số bị bắt,
những tên ngoan cố bỏ chạy cũng bị truy kích và phải đầu hàng, nhưng Hoàng Cơ
Minh vẫn hò hét “Đông Tiến” giải phóng Việt Nam để tiếp tục lòe bịp dư luận và
bà con kiều bào sống xa quê hương. Ngày 7-7-1987, Hoàng Cơ Minh đích thân chỉ
huy toàn bộ lực lược gần 150 tên thực hiện chiến dịch "Đông tiến 2",
xâm nhập vào Tây Nguyên để xây dựng "mật cứ". Nhưng khi mới vào đất
Lào, chúng bị lực lượng vũ trang Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam chặn đánh.
Trong trận đánh cuối cùng ngày 28-8-1987, Hoàng Cơ Minh đã phải phơi xác cùng
đám tàn quân. Kết cục, "Đông tiến 2" hoàn toàn thất bại với 60 tên bị
tiêu diệt, 67 tên bị bắt sống…
Ngày 1-12-1987, Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam mở phiên tòa sơ thẩm đồng thời là chung thẩm xét xử công khai vụ
án Hoàng Cơ Minh, với tội danh phản bội tổ quốc và hoạt động phỉ. Hàng ngàn
người, trong đó có đoàn đại biểu Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hai
nước bạn Lào, Campuchia cũng có mặt theo dõi phiên tòa.
Mặc dù Hoàng Cơ Minh đã bị tiêu diệt, nhưng ảo vọng “lật đổ và
giành chính quyền” vẫn được nhóm tàn quân của Việt Tân nhen nhóm thực hiện bằng
chiến dịch "Đông tiến 3", do Trần Quang Đô chỉ huy. Ngày 22-8-1989
Trần Quang Đô cùng 68 tên khác âm mưu xâm nhập Quảng Trị - Quảng Nam - Đà Nẵng
- Gia Lai - Kon Tum xây dựng căn cứ, sau đó phát triển lực lượng xuống đồng
bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi chúng vừa vào đất Lào thì bị quân và dân Lào
truy quét quyết liệt phải chịu kết cục bi thảm với 30 tên ngoan cố bị tiêu
diệt, 38 tên còn lại bị bắt sống.
Khủng bố “phiên bản 2.0”
Giai đoạn sau năm 1989, Việt Tân tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện,
chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh,
bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn
luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố,
phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ
hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Mặc dù năm 1987, Hoàng Cơ Minh bị thương
và đã tự sát. Năm 1991, chiến dịch "Đông tiến 3" cũng bị thất bại
nhưng Việt Tân vẫn lừa dối nhiều người Việt Nam ở nước ngoài không công bố
thông tin này để vận động quyên góp tiền cho “kháng chiến”, có thông tin cho
biết số tiền lên đến hàng trăm triệu USD nhưng chủ yếu rơi vào tay các cá nhân
cầm đầu tổ chức này.
Năm 2001, “tổ chức Mặt Trận” chính thức công bố sự thật về cái
chết của Hoàng Cơ Minh. Năm 2004, tại Đức, tổ chức Mặt Trận tuyên bố giải tán
và công khai hóa Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (gọi tắt là Việt Tân).
Tháng 8-2006, Việt Tân đã tổ chức nhóm “sang sông”, thực chất là
chiến dịch “Đông tiến 7”, và nhóm “liên minh dân tộc” với ý đồ đưa người về
nước tiến hành các hoạt động khủng bố. Để thực hiện âm mưu này, Việt Tân đã
từng bước công khai hóa tổ chức. Từ tháng 3 đến tháng 11-2007, Nguyễn Kim - chủ
tịch “Việt Tân” đã chỉ đạo Nguyễn Hải tên gọi khác là Khunmi Somsak, Nguyễn
Quang Phục, Nguyễn Quốc Hải ở Thái Lan 4 lần về Việt Nam khảo sát, thiết lập
tuyến đường bí mật xâm nhập vào Việt Nam, móc nối cơ sở, tán phát truyền đơn,
thuê nhà tìm địa điểm ẩn náu cho đồng bọn.
Đồng thời, cử Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân về nước bằng con
đường bất hợp pháp; Nguyễn Thị Thanh Vân và Trương Leon về Việt Nam bằng con
đường công khai, có nhiệm vụ chỉ đạo số đối tượng trong nước biểu tình, phá rối
an ninh, bạo loạn nhằm gây hoang mang, uy hiếp tinh thần của một bộ phận người
dân..., nhưng đã bị cơ quan an ninh điều tra của ta phát hiện và xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật. Nhóm đối tượng này đã được đồng bọn trong nước
cung cấp tên 40 công ty và 7.000 địa chỉ người thân nhận thư, 1.000 USD để mua
thiết bị máy in, usb, tem, bì thư... để tin 7.000 tờ truyền đơn.
Một vụ việc khác tinh vi hơn đã được Báo An ninh Thế giới Online
đưa tin là việc “Việt Tân” tổ chức cho Phạm Minh Hoàng, thành viên của “Việt
Tân” tại Pháp về Việt Nam làm giảng viên hợp đồng của một trường Đại học tại TP
Hồ Chí Minh. Dưới bút danh Phan Kiến Quốc, tên Hoàng đã viết nhiều bài. Trong
đó, 33 bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam rồi gửi cho tổ chức khủng bố Việt Tân đăng tin, tán phát
trên mạng internet nhằm mục đích kích động, lôi kéo người dân biểu tình. Tháng
8-2011, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử, tuyên bố Hoàng phạm
tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau khi ra tù, Hoàng tiếp tục
hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia nên đã bị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tước quốc tịch, trục xuất về Pháp vào giữa năm 2017.
Tiếp đó, từ tháng 8-2009 đến tháng 11-2011, “Việt Tân” tổ chức
đưa 17 đối tượng là cơ sở trong nước nhiều lần sang Thái Lan, Campuchia, Lào,
Philippines và Mỹ để các thành viên của “Việt Tân” huấn luyện phương thức hoạt
động. Ngày 2-8-2011, khi các đối tượng nhập cảnh về Việt Nam thì bị cơ quan an
ninh Bộ Công an phát hiện, bắt giữ và khởi tố 17 bị can; đề nghị truy tố 14 bị
can, truy nã 3 bị can.
Mới đây nhất là ngày 11-11-2019, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội: "Khủng bố
nhằm chống chính quyền nhân dân," "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức." Trong vụ án này, 3 bị cáo: Châu Văn Khảm (sinh năm 1949,
quốc tịch Việt Nam, Australia), Nguyễn Văn Viễn (sinh năm 1971, trú tại thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), Trần Văn Quyền (sinh năm 1999, trú tại huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh) bị truy tố về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân" theo quy định tại Điều 113, khoản 2, điểm a, Bộ luật Hình sự năm
2015. Ba bị cáo còn lại là Bùi Văn Kiên, Trần Thị Nhài và Nguyễn Thị Ánh bị
truy tố về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" do đã
có hành vi làm giả nhiều chứng minh nhân dân, hồ sơ xin việc làm cho các đối
tượng trong vụ án. Với những bằng chứng xác đáng, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Châu Văn Khảm 12 năm tù; Nguyễn Văn Viễn
11 năm tù và Trần Văn Quyền 10 năm tù (cả hai bị quản thúc 5 năm sau khi mãn
hạn tù). Các bị cáo còn lại Bùi Văn Kiên bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Ánh 3
năm tù, Trần Thị Nhài 3 năm tù.
Không dừng lại ở đó, trong năm 2019, số cầm đầu “Việt Tân” tại
Mỹ còn chỉ đạo số đối tượng tại TP Hồ Chí Minh tính toán khả năng thực hiện một
số hoạt động phá hoại ở Việt Nam vào các dịp lễ lớn. Ban đầu, Việt Tân chủ
trương tiến hành đặt bom phá hoại một số tượng đài ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,
sau đó, các đối tượng đã thay đổi kế hoạch nhằm vào TP Hà Nội theo 3 hướng.
Hướng thứ nhất là đặt bom trong thùng rác công cộng ở một số địa điểm quan
trọng, tập trung là khu vực trung tâm của Hà Nội. Phương án hai là kích động
một số đối tượng cực đoan, quá khích tập trung gây “náo loạn” trước khu vực
trung tâm chính trị nhằm tạo điểm nóng, thu hút sự chú ý của lực lượng an ninh
để các đối tượng khác tiến hành đánh bom theo kế hoạch. Sau đó, bố trí ghi
hình, tung lên mạng xã hội tất cả các hoạt động nhằm gây tiếng vang, vu cáo
chính quyền Việt Nam “đàn áp khủng bố” các nhà “hoạt động dân chủ”, “bất đồng
chính kiến”.
Đầu tháng 8-2019, trên cơ sở khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm
tài chính (FATF) về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và đề nghị của Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB), Bộ Công an đã công bố danh sách tổ chức, cá nhân liên
quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
Ngoài danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ
khủng bố do Việt Nam chỉ định đã công bố là “Tổ chức khủng bố Việt Tân” và
“Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, Bộ Công an bổ sung thêm Danh sách tổ
chức, cá nhân liên quan đến khủng bố và tài trợ khủng bố do Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc chỉ định. Danh sách những tổ chức, các nhân này đã được thông báo
công khai trên trang web của Bộ Công an.
Theo QĐND (Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét