Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

VIỆT NAM LÊN TIẾNG VIỆC TRUNG QUỐC TẬP TRẬN, 'TRỤC XUẤT' TÀU CHIẾN MỸ TRÊN BIỂN ĐÔNG

Chiều 27.5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng về việc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật, "dội hàng nghìn đạn dược" vào các mục tiêu trên Biển Đông.

Chiều 27.5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, các phóng viên đã đặt một số câu hỏi liên quan đến các diễn biến trên Biển Đông. Đây là vấn đề hiếm khi vắng bóng trong các cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao trong mấy năm trở lại đây.

Trả lời đề nghị bình luận về việc giới chức Philippines cho biết đang chuẩn bị tiến hành dự án cải tạo, nâng cấp đường băng trên đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói:

Như đã nhiều lần lên tiếng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền cũng như các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp và vô giá trị.

Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982, vì hoà bình và ổn định ở Biển Đông, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Cũng liên quan đến Biển Đông, phóng viên Sputnik đã đề nghị Người phát ngôn nêu quan điểm của Việt Nam về việc hôm 24.5, Hải quân Trung Quốc thông báo về việc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, trong đó có máy bay chiến đấu "dội hàng nghìn đạn dược vào các mục tiêu trên biển".

Trả lời câu hỏi này, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế".

“Việt Nam mong rằng các bên nỗ lực đóng góp một cách có trách nhiệm vào tiến trình này”, bà Hằng nói thêm.

Về các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, phóng viên đề nghị bà Hằng bình luận về thông tin, hôm 20.5, Trung Quốc tuyên bố tàu chiến Mỹ đã đi vào lãnh hải nước này ở Biển Đông và đã bị trục xuất, (trong khi một số thông tin cho biết, hôm 20.5, tàu chiến này đã đi vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Trả lời câu hỏi, bà Hằng một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Hoạt động của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần đóng góp tích cực cho việc duy trì ổn định, an ninh, an toàn trong khu vực và tôn trọng chủ quyền, quyền quyền chủ quyền của các quốc gia liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

 


ĐỜI VONG NÔ CHỈ VẬY MÀ THÔI

Hình ảnh mới nhất của Bạch Hồng Quyền - từng là một giáo dân, “nhà hoạt động nhân quyền", từng theo sát LM Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục trong suốt thời gian "hoạt động" sôi nổi tại miền trung Việt Nam. Sau một thời gian chạy trốn khỏi Việt Nam để đến Canada sinh sống, “nhà hoạt động“ này đã thay đổi đam mê, thời gian gần đây Bạch Hồng Quyền cho biết anh ta sống nhờ vào nỗ lực của bản thân khi tìm thấy niềm vui trong công việc như cắt cỏ, dọn vườn, chặt cành cây khô, móc cống , cọ rửa nhà kho... thậm chí leo nóc nhà gắn lại những viên ngói bị hỏng...

Mặc dù công việc không ổn định, cuộc sống vất vả khó khăn... nhưng Chúa thương nên vẫn khỏe mạnh.

Thế mới biết Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục cũng mát tay đáo để.

__________

Hình ảnh: Bạch Hồng Quyền đang dạo chơi trên nóc nhà trời Tây

 


Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

THỦ TƯỚNG VIỆT NAM VỚI NHỮNG CHÍNH SÁCH CÓ THỂ THẤY NGAY ĐƯỢC ĐẦU NHIỆM KỲ

1. Thủ tướng phân cấp, phân quyền, giám sát cho các cấp rõ ràng qua đó quy trách nhiệm người đứng đầu. Nói đi đôi với làm và kiểm tra.

2. Thủ tướng tập trung đầu tư vào các vùng trọng điểm và các cực tăng trưởng, phát triển trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng để tranh thủ các dòng dịch chuyển vốn đầu tư sau đại dịch COVID-19 (2 thành phố này sẽ được nhiều ưu tiên trong thời gian tới).

3. Đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc xin chống Covid-19 cho toàn dân và đưa ra đề xuất "hộ chiếu vắc xin" để phát triển du lịch.

4. Tăng cường và giải ngân nhanh vốn đầu tư công cho các dự án đường cao tốc Bắc - Nam, cảng biển, sân bay.

5. Chuyển kế hoạch thành lập các Đặc khu kinh tế đòi hỏi phải có các đơn vị hành chính riêng biệt sang việc thành lập các "tiểu đặc khu kinh tế" được tích hợp vào trong trung tâm của các đô thị. Các tiểu đặc khu này sẽ được hỗ trợ bởi các chính sách kinh tế thuận lợi để phát triển bứt phá.

6. Đề xuất thành lập các khu kinh tế lớn xung quanh các đô thị lớn như việc thành lập khu kinh tế rộng 32000 ha ở Long An, cạnh tp Hồ Chí Minh.

 


"NGHỆ SĨ KHÔNG DÁM TỪ THIỆN NỮA THÌ AI CỨU DÂN"

Đây là một trích đoạn bình luận của một fan trên trang fanpage của Trấn Thành, khi nhiều người khác vào đòi anh nghệ sĩ này minh bạch số tiền đã kêu gọi ủng hộ được hồi tháng 11 năm ngoái. Họ cho rằng, cộng đồng mạng đang làm khổ các nghệ sĩ quá nhiều, khi vừa bắt họ làm từ thiện, vừa bắt họ phải kê khai giải ngân với hàng tá giấy tờ, sổ sách. Và hơn nữa, nếu cứ bóc mẽ thế này, thì nghệ sĩ không dám từ thiện nữa thì…ai cứu dân.

Xin nói luôn, mảnh đất hình chữ S này không phải đến bây giờ mới có bão lũ, nó là cuộc chiến chống thiên tai ngàn đời của dân tộc ta. Còn phong trào nghệ sĩ đi từ thiện, cứu trợ, chỉ vài năm trở lại đây mới bùng lên, khi mà cuộc sống ấm no, đời sống nghệ sĩ khá lên, thì phong trào thiện nguyện mới nổi lên và thu hút sự chú ý của dư luận. Còn anh em tin tôi đi, vài năm trước, anh em nghệ sĩ đói, quần áo còn phải đi mượn thì làm đếch gì có chuyện bỏ vài trăm triệu để đến chỗ này, chỗ kia cứu giúp đồng bào. Đó là chưa kể, anh em nghệ sĩ tiếng là đến vùng lũ trao quà từ thiện, nhưng đó chỉ là những nơi dễ vào, ít nguy hiểm. Còn những chỗ nước lũ cuồn cuộn, xa đường quốc lộ, cần nhất sự cứu giúp thì chẳng thấy ai bén mảng đến.

Vậy ai cứu, ngoài lực lượng công an, quân đội, các tổ chức đoàn thể chính quyền. Họ mới là những người gần dân, giúp dân nhất, sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu giúp người dân. Và không ít những người cán bộ, đã bỏ mình nơi bão lũ, giống như 13 cán bộ, chiến sĩ hi sinh ở Rào Trăng mới đây. Cái họ thiếu duy nhất là máy quay, điện thoại livestream, để cộng đồng mạng vào vỗ tay, tán thưởng.

Nghệ sĩ họ thiện nguyện để làm gì. Bên cạnh thực tâm, thì mục đích không kém phần quan trọng là đánh bóng tên tuổi, là đầu tư cho thương hiệu cá nhân. Chẳng một ai trong số nghệ sĩ hàng đầu hiện nay như Thủy Tiên, Trấn Thành, hay ĐVH có thể phủ nhận mục đích này, cũng như vỗ ngực tự hào rằng "Tôi làm hoàn toàn thực tâm, không hề đánh bóng tên tuổi".

Nhưng với những người lính, họ làm chẳng vì thương hiệu bản thân, vì quảng cáo nhãn hàng, mà họ làm vì trách nhiệm, vì lương tâm nghề nghiệp. Và nếu không có hoạt động thiện nguyện của nghệ sĩ, thì họ vẫn làm, vẫn cứu giúp người dân như hàng bao năm qua mà thôi.

 





VỊT TẦN VÀ NHỮNG TRÒ LỐ LĂNG SAU BẦU CỬ

Những ngày qua, nhân dân Việt Nam hân hoan trong ngày hội của toàn dân đi bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐNĐ nhiệm kỳ 2021-2020 đó vừa là trách nhiệm vừa là quyền của mỗi công dân. Cùng với nhiệm vụ quan trọng đó, cả nước đang nỗ lực để làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid 19.

Nhiệm vụ kép đó thể hiện sự đồng lòng nhất trí giữa nhân dân đối với chính quyền cùng đoàn kết để vượt qua giai đoạn khó khăn. Chính vì sự đoàn kết, thống nhất một lòng mà thời gian qua cả nước đã đạt được nhiều thành quả trong mọi mặt công tác.

Đối lập với những niềm vui mừng, sự nhất trí thống nhất của toàn xã hội thì đây đó vẫn còn một số tổ cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm với xã hội, luôn thể hiện thái độ đố kỵ, hằn học với thành tựu mà đất nước đạt được. Điển hình là tổ chức phản động lưu vong "Việt Tân", những ngày diễn ra bầu cử, chúng đã đăng tải hàng loạt thông tin, bài viết tuyên truyền vu cáo về công tác bầu cử. Dẫn nguồn thông tin của một facebooker chuyên có bài viết chống đối chính trị Lê Thu Trà, chúng vu cáo Việt Nam "bắt người dân diễn trò trong đại dịch", bài viết chúng mang tính mập mờ, đánh lận, không đúng với thực tế diễn ra. Những gì mà người dân đã, đang thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân về bầu cử, ủng hộ các đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân khiến cho những kẻ chống phá hằn học, điên dại chống đối. Trên thực tế, hoạt động bầu cử diễn ra một cách công khai, minh bạch, đầy đủ thông tin thì rõ ràng không có lý do gì để chúng vu cáo cho là diễn. Rõ ràng, lá phiếu thì người dân cầm trên tay, cũng chính tay người dân gạch tên những người họ cho rằng chưa đủ các yếu tố để trở thành đại biểu các cấp để đại diện cho ý chí của mình. Thế nhưng, sự mơ hồ, ảo tưởng của những kẻ chống đối khiến chúng tưởng tượng ra những điều mà không đúng sự thật.

Diễn kịch bầu cử ? Có hay không thì câu trả lời ở người dân. Các quy trình bầu cử diễn ra chặt chẽ, đủ thành phần, ban bệ, đó là lý do chúng ta tin rằng không có sự gian lận. Vậy, cớ gì đám phản động lại tuyên truyền láo trong những ngày hậu bầu cử. Tuy nhiên, dù sao, những kẻ này cũng chỉ là những thành phần xấu số, lưu vong, không có cơ hội cầm lá phiếu trên tay để bầu cử nên chúng mới "ngông", "dại" như vậy.



Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

CUỐI CÙNG CHẲNG CÓ VĂN HÓA THẦN TƯỢNG NÀO HẾT, CHỈ CÓ LỢI ÍCH DÂN TỘC VÀ TINH THẦN VÌ CỘNG ĐỒNG LÀ TRƯỜNG TỒN VĨNH CỬU.

Mấy ngày hôm nay, cả cộng đồng mạng trong và ngoài nước xôn xao về sự việc người nổi tiếng đi làm từ thiện. Gần như, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào những cái tên đã từng 1 thời là tượng đài trong lòng người hâm mộ.

Mấy tháng trước đây, người ta còn tung hô anh như vị thánh nhân vì những hành động nghĩa tử là nghĩa tận với người đồng nghiệp tri âm. Mấy tháng trước đây, người ta còn gọi cô là cô tiên, là phật sống của người nghèo. Nhưng...

Chưa bàn đến chuyện ai đúng ai sai, có chăng cái mà những người nổi tiếng này đang sai đó chính là "phụ lòng tin của người hâm mộ" hay họ đang không biết "tự lượng sức mình" còn những thứ sâu xa hơn chắc hồi sau sẽ rõ.

Thế mới thấy, khi đứng trước lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng thì tất cả mọi thứ đều trở nên nhỏ bé. Chẳng có ai là thần tượng của ai mãi mãi, khán giả chỉ biết các bạn - những người được gửi gắm niềm tin - có đã, đang và sẽ làm tốt, làm hết sức với lời hứa của mình hay không.

Đừng trách khán giả quay lưng với nghệ sĩ mà hãy tự hiểu rằng, họ không thể quay lưng với đất nước, với đồng bào, với dân tộc Việt Nam. Họ không muốn dồn ai vào chân tường cả, họ chỉ muốn mọi thứ phải được minh bạch rõ ràng. Khán giả cần nhìn thấy hành động, chứ cực chẳng đã họ mới phải bỏ mấy tiếng đồng hồ ra để theo dõi 1 cái livestream.

Sự nghiệp của 1 nghệ sĩ sụp đổ - tất nhiên không liên quan và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến công chúng. Nên thứ họ quan tâm hôm nay, không phải là nhân cách hay lối sống của nghệ sĩ đó thế nào mà đơn giản họ chỉ muốn biết những đồng tiền mà họ trao đi có đến tận tay bà con được hay không. Và nếu không thì nó đã "được" sử dụng thế nào?

Khán giả Việt Nam, khi yêu thì rất yêu mà lúc ghét thì cũng rất ghét. Họ yêu và ghét lắm lúc đến mù quáng, nhưng họ sẽ luôn phân biệt được đúng sai, thật giả khi bất cứ 1 cá nhân nào làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. Bởi nghĩ cho cùng, khi gửi sự hảo tâm về cho nghệ sĩ, đó không phải vì lòng hâm mộ mà là họ đang muốn các bạn - dùng danh tiếng và uy tín của mình giúp họ thực hiện những việc lớn lao hơn cho dân tộc, cho đất nước này.

Khán giả - họ luôn hiểu, 1 tiểu phẩm hài không làm những cái bụng no cơm, không làm những ngôi nhà bỗng nhiên được lợp mái và những khu chuồng trại đầy ắp vật nuôi. Nên thà dưới ánh đèn sân khấu mất đi 1 nghệ sĩ chứ họ không để bà con ta thiếu 1 đồng. Đừng trách khán giả, trách mình không giữ được đúng lời hứa mà thôi.

Vậy nên, xin nhắc lại 1 lần nữa, "CHẲNG CÓ AI LÀ THẦN TƯỢNG KHI ĐỨNG TRƯỚC LỢI ÍCH QUỐC GIA VÀ 2 CHỮ ĐỒNG BÀO"

Thân ái!

 


Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

BÙI KHIÊM CƯỜNG QUẢN XỨ KẺ ĐỌNG, HƯƠNG SƠN ĐỨA CON LẠC LOÀI CỦA CHÚA

Trong không khí hân hoan của Dân tộc không phân biệt già trẻ, gái trai, tôn giáo, giàu nghèo.... mọi cử tri trên cả nước đã thực hiện quyền bầu cử với nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với đất nước.

Tại Giáo phận Hà Tĩnh đích thân Giám quản Tông toà Giáo phận Nguyễn Anh Tuấn cùng hơn 60 linh mục, nam nữ Tu sĩ đã cùng đến khu vực bỏ phiếu để bầu những người có Đức, Tài cho đất nước.

Ngay cả những người tàn tật, những cựu chiến binh già tuổi, những bà mẹ....một nắng hai sương ngoài cánh đồng vẫn tranh thủ đi bỏ phiếu.

Thế nhưng với tư cách, phẩm phục linh mục Bùi Khiêm Cường quản xứ Kẻ Đọng, xã Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh lại có những tiếng kêu lạc loài, hành vi vừa bất nghĩa với Bề trên vừa thể hiện sự chống đối cực đoan trước trách nhiệm công dân nước Việt trên Facebook cá nhân “ Cát trắng Sông la”.

Là linh mục nhưng cũng là một công dân, có quyền, nghĩa vụ đối với đất nước nhưng tại sao Bùi Khiêm Cường lại kêu gọi, từ chối những nghĩa vụ thiêng liêng đó bằng những lời nói đi ngược lại lợi ích dân tộc, đi ngược điều răn của Chúa.

Trước đây khi còn là Phó tế cho linh mục quản xứ Đông Yên chính Bùi Khiêm Cường đã cùng đối tượng Nguyễn Văn Hoá, số phản động tổ chức hàng chục cuộc biểu tình, viết bài, gửi thông tin cho các Đài, báo Việt Tân, BBC, RFA... để chống phá.

Sau khi thụ phong linh mục Cường được “nuông chiều” tiếp tục có nhiều hành vi chống phá như cấu kết với Emyly Page Le ( Mỹ) kích động chống đối tại các tỉnh miền Trung, lấn chiếm đất đai, đặt các công trình trái phép từ TX Kỳ Anh đến huyện Hương Sơn

Những hành vi này cho thấy Cường không hề xứng đáng với tư cách, phẩm phục của một linh mục chân chính, người mà giáo dân mong mang đến rao giảng Tin mừng.

Với trách nhiệm của Giám mục Giáo phận tôi tin rằng Giám mục Nguyễn Anh Tuấn cũng như Đại diện của Toà giám mục, Linh mục đoàn Giáo phận sẽ có những biện pháp, chấn chỉnh đối với Bùi Khiêm Cường đối với hành vi phá hoại này.

Trước cuộc bầu cử này các tổ chức phản động luôn tìm cách chống phá bằng nhiều hình thức trong đó có cả Nguyễn Văn Hùng - Việt Tân tại Đài Loan cũng căng biểu ngữ cổ suý “ Tẩy chay bầu cử”....nhằm mục đích kích động, phá hoại cuộc bầu cử.

Có thể nói Bùi Khiêm Cường chưa xứng đáng là linh mục, công dân Việt Nam khi tự bản thân mình đánh mất tư cách, trách nhiệm của bản thân trước giáo hội và chính gia đình, xã hội.

 





Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Bầu cử quan trọng thế nào?


Hãy hỏi người dân Palestine, họ khát khao bầu cử đến cháy bỏng và chấp nhận hy sinh tính mạng vì điều này, có nhiều người dân Palestine ở Đông Jerusalem không thể tham gia bầu cử do bị phía Israel ngăn cản. Sau hơn 15 năm, một cuộc bầu cử, một quyền tự quyết, một chính quyền mới do người Palestine bầu ra vẫn “treo” và ở trong một thì tương lai còn xa. Đại sứ Palestine tại Việt Nam, Saadi Salama, đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, từng có lần bày tỏ rằng, bầu cử ở Việt Nam là một điều mà nhiều dân Palestine mong muốn.

Và hãy hỏi cả người dân Myanmar, cả phe biểu tình và phe ủng hộ quân đội, rằng một cuộc biểu tình trong hòa bình, trong sự trung thực, khó khăn đến mức như thế nào. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, giữa các đảng phái chính trị, đã vùi dập Myanmar trong bao nhiêu thời gian qua, đến nay, một cuộc bầu cử là điều mà toàn bộ người dân Myanmar hướng tới dù ở phe phái nào, nhưng đó vẫn là một câu chuyện viễn tưởng ở thời điểm hiện tại.

Bầu cử, là quyền và nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ phải luôn song hành, không một ai có quyền “chỉ đòi quyền” mà không thực hiện nghĩa vụ.

Bầu cử, là lịch sử, là dấu hiệu của một quốc gia, một dân tộc độc lập. Những năm tháng bầu cử Quốc hội khóa đầu, phần lớn người dân khi ấy mù chữ và chỉ hiểu biết lờ mờ về “quyền” và “cách mạng”. Vào thời khắc bầu cử khi ấy, thế hệ cha ông của chúng ta hiểu rằng, đây là lúc mà người Việt phải vươn lên, bày tỏ quyền làm chủ, ủng hộ chính quyền cách mạng, chúng ta không thể sống mãi một kiếp thuộc địa, không thể cứ để quân đội và chính quyền thực dân ức hiếp và kiểm soát đất nước mãi được.

Việt Nam đã từng có cơ hội thống nhất ngay sau năm 1954 thông qua một cuộc Tổng tuyển cử cả nước, nhưng đã bị ngăn cản. Phải mất một cuộc chiến đấu dài hơn 20 năm sau, hàng triệu sinh mạng ngã xuống, cho một lần nữa, một cuộc bầu cử lịch sử diễn ra, bầu chọn ra Quốc hội, bộ máy của chính quyền Việt Nam thống nhất vào năm 1976.

Bầu cử không hề tự đến với chúng ta, mà nó là một cuộc kiếm tìm đánh đổi bằng máu, nước mắt, là một hành trình đấu tranh gian khó bao nhiêu năm, là một dấu mốc đánh giá sự trưởng thành, sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc và quyền lợi của mỗi người dân.

Cuộc đời chúng ta có mấy nhiêu năm? Cứ 5 năm, chúng ta mới có dịp được đi bầu cử một lần, trong khi World Cup hay Euro chỉ diễn ra 4 năm một lần. Bầu cử, là một dịp để chúng ta, người trẻ, người già, người sống ở thành thị, người ở nông thôn, ở miền núi, hải đảo, nhất trí hướng về Tổ Quốc.

Đúng là không phải người dân nào cũng phải thông thạo hết các ứng viên và bầu cử bằng sự hiểu biết 100%, nhưng hãy một lần ra nơi bầu cử, đọc danh sách ứng viên, chọn ra người mà mình cảm thấy “hợp” nhất. Vì việc nhét phiếu vào hòm, là lịch sử, là sự thừa hưởng từ những thế hệ đi trước, với người trẻ, là một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành, với người già, thì đó là dấu ấn của kinh nghiệm và còn là sự tận hưởng, vì không phải người dân của quốc gia nào cũng được may mắn “nhét phiếu vào hòm”.

---

Khoe nhiều tiền để làm gì? Dân chơi bây giờ là phải khoe tấm thẻ cử tri.

Mượn bức ảnh từ một người bạn, hai "cán bộ" nhí giám sát chặt chẽ cuộc bầu cử.

 


NSUT HOÀI LINH: TIỀN ỦNG HỘ LŨ LỤT MIỀN TRUNG CHƯA GIẢI NGÂN DO.... COVID - 19

 Ngày 24-5, NSƯT Hoài Linh đã gửi đến một số cơ quan truyền thông những lời trần tình về số tiền 13 tỉ đồng mà nhiều người hảo tâm đóng góp giúp đồng bào lũ lụt miền Trung mà dư luận quan tâm thời gian qua.

Theo đó, NSƯT Hoài Linh khẳng định số tiền này vẫn còn nằm trong tài khoản riêng dành cho mục đích thiện nguyện mà anh đã thiết lập.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, danh hài này cho biết Tết Nguyên Đán Tân Sửu vừa qua, anh đã chuẩn bị chuyến đi trao số tiền cho đồng bào miền Trung, sau chuyến lưu diễn tại Điện Biên, Lai Châu. Song, vì tình hình dịch bệnh bùng phát nên anh phải dời lại. Anh dự kiến từ ngày 10 đến 17-5 tiến hành chuyến đi nhưng rồi dịch bệnh lại bùng phát nên đành phải dời.

"Tôi là người của công chúng, cần phải làm gương, không thể tập trung đông người… Mọi người hãy tin vào sự minh bạch của tôi. Cho đến thời điểm này thì số tiền quyên góp không phải là hơn 13 tỉ đồng mà chính xác là hơn 14,67 tỉ đồng. Tôi sẽ thực hiện sứ mệnh này và có các chứng từ, giấy xác nhận của địa phương nơi đoàn từ thiện của tôi đến trao. Bởi lẽ, khi tiến hành đi trao số tiền này, tôi đều phải thông qua chính quyền địa phương và có sự xác nhận của địa phương khi tiếp nhận số tiền giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả sau thiên tai…" – danh hài Hoài Linh nói trong clip gửi một số cơ quan báo chí.

NSƯT Hoài Linh cũng cảm ơn tấm lòng từ thiện của đông đảo khán giả đã yêu mến, hưởng ứng lời kêu gọi trên trang cá nhân của anh. "Thương lắm quý vị ơi, vì có nhiều người gửi 8.000 - 9.000 đồng - số tiền tuy không lớn nhưng cho thấy tấm lòng thiện nguyện chia sẻ với đồng bào miền Trung… Tôi sẽ đến tận nơi trao và xin lỗi đồng bào miền Trung về sự chậm trễ này" – NSƯT Hoài Linh bày tỏ.

Về số tiền mua vòng hoa và phúng điếu cố nghệ sĩ Chí Tài mà một số khán giả đã gửi vào số tài khoản giúp đồng bào miền Trung, danh hài Hoài Linh cho biết anh đã tách hẳn ra bởi chi tiết sau mỗi tin nhắn gửi tiền, người gửi đều ghi rõ mục đích trao tặng. Số tiền 83.000 USD gia đình cố nghệ sĩ Chí Tài nhờ thực hiện di nguyện làm từ thiện, anh sẽ thực hiện theo đúng lời ủy nhiệm của nghệ sĩ Chí Thiện (anh ruột Chí Tài) và chị Phương Loan (vợ nghệ sĩ Chí Tài).

Danh hài Hoài Linh cho biết sau những đợt trao tiền từ thiện, anh sẽ công bố các clip và chứng từ minh bạch. Bản thân anh luôn tâm nguyện làm đúng lương tâm, "không làm mẻ một đồng" số tiền mà công chúng đã đặt niềm tin nơi anh.

 


BỘ TRƯỞNG NỘI VỤ PHẠM THỊ THANH TRÀ: CUỘC BẦU CỬ THÀNH CÔNG TOÀN DIỆN

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp đã thành công toàn diện, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, an toàn, đúng quy định và đúng pháp luật.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra dân chủ, đúng quy định, đúng pháp luật và thành công toàn diện, thực sự trở thành Ngày hội của toàn dân.

Đây là đánh giá của Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia trong trao đổi nhanh với phóng viên TTXVN cuối ngày 23/5.

- Xin Bộ trưởng đánh giá sơ bộ kết quả cuộc bầu cử mà Bộ Nội vụ nắm bắt được cho đến thời điểm này?

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Đầu tiên có thể nói đây là một cuộc bầu cử thành công toàn diện, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, an toàn, đúng quy định và đúng pháp luật. Không khí Ngày Bầu cử thực sự là ngày hội lớn của toàn dân. Tính đến 19 giờ, tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu cử đạt 99,16% là minh chứng cụ thể những điều này.

Có thể nói, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19, các địa phương, đơn vị đã nỗ lực tuyên truyền, vận động cử tri tham gia bầu cử, đảm bảo đúng thời gian quy định.

Nhiều địa phương như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Đắk Nông, Bình Định, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre… có tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt tới trên 99%. Các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Lào Cai có tới 99,98% cử tri đi bỏ phiếu bầu cử.

Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, cơ quan chức năng như Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Nội vụ và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đều tập trung nỗ lực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện cuộc bầu cử. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện rất cụ thể, chi tiết, tích cực của các địa phương, đơn vị và các Tổ Bầu cử.

Bên cạnh đó là sự hưởng ứng tích cực, đồng thuận, thống nhất, đoàn kết của người dân. Cử tri cả nước rất phấn khởi khi cầm lá phiếu trên tay tham gia bầu cử.

Một điều nữa tôi muốn nhấn mạnh là vấn đề an ninh, trật tự, kỳ bầu cử rất an toàn, không phát sinh điểm nóng, không có tụ tập đông người gây rối trật tự. Các lực lượng công an, quân sự ở địa phương đã phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho ngày bầu cử. Các điều kiện phục vụ cho cuộc bầu cử đều đảm bảo. Khu vực bầu cử được trang hoàng đẹp đẽ, tạo khí thế cho Ngày hội toàn dân.

Trong ngày bầu cử, các địa phương đã tổ chức tốt công tác phân luồng điều tiết cử tri đi bầu cử theo giờ, thực hiện nguyên tắc 5K, bảo đảm an toàn cho cử tri đi bầu trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Các điểm bỏ phiếu được bố trí đầy đủ dụng cụ đo thân nhiệt, khẩu trang dự phòng, nước rửa tay, sát khuẩn. Thành viên Tổ Bầu cử hướng dẫn cử tri mang khẩu trang, sát khuẩn trước khi vào phòng bỏ phiếu và sát khuẩn sau khi bỏ phiếu xong ra về.

Một số nơi có trường hợp cử tri có triệu chứng ho sốt, thành viên Tổ Bầu cử hướng dẫn đi riêng để cử tri bỏ phiếu vào các thùng phiếu dự phòng theo quy định. Đối với bỏ phiếu tại khu vực cách ly tập trung, bệnh viện, cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19, Tổ Bầu cử đã tổ chức cho các cử tri đang điều trị, cách ly bảo đảm theo hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế và của tỉnh.

Đối với khu vực có cử tri cách ly tại nhà, Tổ Bầu cử đã thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định để cử tri thực hiện quyền bầu cử an toàn, đúng luật.

PV: Ở những địa bàn đang xảy ra dịch COVID-19 nhưng tỷ lệ cử tri đi bầu vẫn khá cao, theo bà, tỷ lệ này nói lên điều gì?

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Theo tôi, quan trọng nhất là niềm tin của người dân, lòng dân đối với chế độ, đối với Đảng, Nhà nước, trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thông qua cuộc bầu cử để hiểu được lòng dân. Trong lúc khó khăn, dịch bệnh như vậy, nhiều người đang phải cách ly, đang nằm trên giường bệnh điều trị COVID-19, nhưng họ vẫn sẵn sàng tham gia bầu cử bằng chính tấm lòng của mình, bằng ý chí, tinh thần dân tộc.

PV: Trong Ngày Bầu cử, Bộ Nội vụ đã tổ chức Đoàn đi kiểm tra công tác bầu cử tại Bắc Ninh, một trong những địa phương có diễn biến dịch COVID-19 phức tạp nhất hiện nay. Bộ trưởng có thể thông tin đôi nét về công tác bầu cử tại đây?

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Sáng nay (23/5), Đoàn công tác của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đã đi kiểm tra 4 điểm bầu cử (nơi có dịch) tại huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh). Qua kiểm tra cho thấy không khí Ngày Bầu cử rộn ràng, băng rôn, khẩu hiệu trang hoàng từ các trục đường lớn đến các điểm bầu cử.

Việc bầu cử tại đây được thực hiện theo các múi giờ, cử tri được chia nhóm theo cụm dân cư. Cử tri trước khi vào khu vực bầu cử được kiểm tra y tế (đo thân nhiệt, xịt cồn rửa tay). Các điểm bầu cử đều có phòng cách ly, khi phát hiện cử tri có biểu hiện nhiễm bệnh sẽ tiến hành cách ly ngay. Các trường hợp F2 cách ly tại nhà được Tổ Bầu cử mang hòm phiếu phụ vào tận nhà để cử tri bỏ phiếu.

Thành viên Tổ Bầu cử, phục vụ bầu cử đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng, chống dịch (mặt nạ chống giọt bắn, găng tay, khẩu trang...).

Một tình huống phát sinh ở Bắc Ninh là có 38 cử tri mới được đưa vào khu cách ly tại thời điểm 14 giờ ngày 22/5, trong khi các điểm này đã được tỉnh tổ chức bầu cử sớm, theo quy định không thể bổ sung thêm vào danh sách cử tri. Để bảo đảm quyền bầu cử của các cử tri, sáng 23/5, 26 Tổ Bầu cử của 38 trường hợp này phải mang hòm phiếu phụ vào khu cách ly để cử tri bỏ phiếu.

Điều đó cho thấy các tổ chức bầu cử ở địa phương rất chú trọng và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, phát huy dân chủ tối đa.

Về phía cử tri, mặc dù trong bối cảnh đặc biệt, hết sức khó khăn, nhưng vẫn thực hiện rất tốt quyền và nghĩa vụ công dân của mình, vì quốc gia, vì dân tộc.

PV: Cả nước có 16 tỉnh, thành phố được Hội đồng Bầu cử Quốc gia đồng ý cho bỏ phiếu sớm ở một số khu vực. Bộ trưởng nhìn nhận thế nào về kết quả bầu cử của các khu vực, các vùng, các điểm cách ly phải tiến hành bầu cử sớm?

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Mặc dù trong bối cảnh hết sức khó khăn, nhiều khu vực phải tiến hành bầu cử sớm do địa hình cách trở, xa xôi, khu vực biển đảo hay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng tựu trung lại, các địa phương, các Tổ Bầu cử đều cố gắng thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật về công tác bầu cử.

Mục tiêu cuối cùng là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cử tri được thực hiện quyền công dân, phát huy dân chủ tối đa tham gia cuộc bầu cử này.

Vì vậy, tỷ lệ cử tri đi bầu cử ở các địa phương này nói riêng và cả nước nói chung đều rất cao, điển hình như Bắc Giang có 98,20% cử tri đi bầu cử, hay Bắc Ninh 97,55%, Điện Biên 99,61%, Khánh Hòa 99,29%...

PV: Việc xử lý các tình huống phát sinh, kiến nghị thông qua đường dây nóng của Bộ được thực hiện thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Trong Ngày Bầu cử, đường dây nóng của Bộ Nội vụ tiếp nhận một số thông tin, kiến nghị của cử tri và các tổ bầu cử liên quan đến việc thực hiện quyền bầu cử của cử tri, in sai họ hoặc tên đệm của người ứng cử..., Bộ Nội vụ đã phối hợp với Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Bầu cử các địa phương kịp thời giải quyết.

PV: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!./.

VOV - Theo TTXVN

Ảnh 1: Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia. (Nguồn: TTXVN)

 


TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI ĐƯA ĐẬM TIN VỀ BẦU CỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM

Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào, báo Pa-xa-xôn, Cơ quan ngôn luận của T.Ư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đăng bài viết có tiêu đề 'Cử tri ở Việt Nam kỳ vọng cao đối với Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khóa mới'. Bài báo nhấn mạnh, diễn ra sau khi Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của toàn thể nhân dân Việt Nam. Tác giả tin rằng, Việt Nam lựa chọn được những đại biểu vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp xứng đáng với niềm tin của cử tri cả nước.

* Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, báo chí Trung Quốc đưa đậm tin về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Việt Nam.

Bản tin của phóng viên Nhân dân nhật báo thường trú tại Việt Nam nêu rõ, có hơn 69 triệu cử tri đủ tư cách đi bỏ phiếu tại hàng chục nghìn điểm bầu cử trên cả nước. Cử tri đi bỏ phiếu sớm, tuân thủ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tân Hoa xã và nhiều trang mạng cũng đưa tin về ngày bầu cử tại Việt Nam.

* Roi-tơ đưa tin, hàng chục triệu người dân Việt Nam đeo khẩu trang đi bỏ phiếu để bầu ra những người tiêu biểu đại diện cho mình tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ tới. Các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt được triển khai nhằm bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra an toàn.

* Hãng thông tấn Bernama của Ma-lai-xi-a đưa tin, cử tri trên khắp Việt Nam đến các điểm bỏ phiếu để bầu ra 500 đại biểu Quốc hội khóa XV và các đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo Bernama, Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm an toàn cho cuộc bầu cử.

* Trao đổi với phóng viên TTXVN, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông - Nam Á, nhà báo In-đô-nê-xi-a Vi-ra-ma-la An-giai-a nhấn mạnh, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện hết sức quan trọng của Việt Nam. Theo nhà báo In-đô-nê-xi-a, cơ quan bầu cử Việt Nam đã chuẩn bị tốt cho cuộc bầu cử an toàn và minh bạch.

* TTXVN dẫn nhận định của giới chuyên gia thuộc Viện ISEAS tại Xin-ga-po cho rằng, Quốc hội khóa tới sẽ dẫn dắt Việt Nam trong giai đoạn phát triển quan trọng, chú trọng tăng trưởng và đổi mới, sáng tạo. Đánh giá tích cực về công tác tổ chức bầu cử của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chuyên gia Xin-ga-po nêu rõ, điều quan trọng là Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để xử lý các ca mắc Covid-19, nhờ kinh nghiệm có được trong thời gian ứng phó dịch bệnh vừa qua. Người dân Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của chính phủ và có quyết tâm cao trong chống đại dịch...

Theo Nhân dân

 


Khi nào công bố kết quả bầu cử và danh sách đại biểu trúng cử?

Theo kế hoạch về công bố kết quả bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là ngày 12 tháng 6 năm 2021 (hoặc 20 ngày sau ngày bầu cử).

Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là ngày 02 tháng 6 năm 2021 (hoặc 10 ngày sau ngày bầu cử).

Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện chậm nhất là ngày 02 tháng 6 năm 2021 (hoặc 10 ngày sau ngày bầu cử).

Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chậm nhất là ngày 02 tháng 6 năm 2021 (hoặc 10 ngày sau ngày bầu cử).

 


MỸ SẮP GIAO TÀU TUẦN DUYÊN CHO VIỆT NAM

Tàu tuần duyên USCGC John Midgett đã hoàn tất các thủ tục trang trí và chạy thử cuối cùng. Nó sẽ chính thức được bàn giao cho Việt Nam cuối tháng này.

"Việt Nam cần thêm nhiều tàu tuần tra lớn. Vì vậy, nếu John Midgett được bổ sung cho Cảnh sát biển Việt Nam thì đây sẽ là sự tăng viện quý báu" - TS Satoru Nagao (Viện Hudson, Mỹ)

Hôm 19-5, báo My Edmonds News (Mỹ) đã công bố một số hình ảnh đáng chú ý về tàu tuần duyên USCGC John Midgett (WHEC 726). Theo đó, con tàu đã được sơn mới với quốc kỳ Việt Nam và dòng chữ "Vietnam Coast Guard" (Cảnh sát biển Việt Nam).

Tàu tuần duyên thứ 2

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên viên tại Cục Chính trị - quốc phòng thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ David McKeeby xác nhận tàu John Midgett sẽ được bàn giao cho Việt Nam cuối tháng 5 này.

"Với tư cách một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao, tôi xin nói rằng con tàu đang ở Seattle (Washington) - nơi nó sẽ có những điều chỉnh và huấn luyện cuối cùng, và hiện nay lên lịch giao cho Việt Nam cuối tháng 5" - ông McKeeby nói.

Hình ảnh trên My Edmonds News cho thấy tàu cũng đã được sơn số hiệu 8021 của Cảnh sát biển Việt Nam. Đây là con tàu tuần duyên thứ hai Mỹ giao cho Việt Nam theo Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA), sau tàu USCGC Morgenthau - được biên chế vào Cảnh sát biển Việt Nam với số hiệu CSB 8020.

Trước đó, Tuổi Trẻ cũng đã có cuộc phỏng vấn riêng với trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính trị - quốc phòng Mỹ R.Clark Cooper về vấn đề này. Ban đầu Mỹ dự kiến giao cho Việt Nam vào tháng 3, tháng 4-2021.

Ông Cooper nói: "Chúng tôi chắc chắn rằng con tàu sẽ được sử dụng hiệu quả khi chúng ta đề cập tới việc bảo vệ các vùng biển của Việt Nam, trong phạm vi lãnh thổ, cũng như khả năng tăng cường hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai".

Theo trợ lý Ngoại trưởng Cooper, chính sách thương mại quốc phòng của Mỹ là cách tiếp cận "trọn gói". Vì vậy hiện nay Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đang làm việc sát sao với quan chức Việt Nam nhằm xác định các yêu cầu và đưa ra giải pháp tối ưu trong vấn đề huấn luyện và hỗ trợ, bảo trì, bảo dưỡng vận hành thiết bị... theo đường hướng lâu dài.

"Chúng tôi không xem thương mại quốc phòng là kiểu mua bán một lần hay tạm thời, mà thực tế đó là điều gắn chặt với quan hệ an ninh giữa chúng tôi và các đối tác thương mại quốc phòng" - ông Cooper nhấn mạnh tại cuộc phỏng vấn với Tuổi Trẻ.

Hợp tác vì hòa bình

Phân tích với Tuổi Trẻ về John Midgett, TS Satoru Nagao (Viện Hudson, Mỹ) cho rằng với độ choán nước trên 3.000 tấn, đây là một con tàu lớn trong khuôn khổ các loại tàu tuần tra, vì vậy là sự bổ sung tốt cho các tàu từ 2.500 tấn tới dưới 1.000 tấn hiện nay Cảnh sát biển Việt Nam đang sở hữu.

Về khía cạnh chính trị và ngoại giao, John Midgett là tàu lớp Hamilton thứ hai Mỹ đưa sang Việt Nam, đồng nghĩa hiện nay thiết bị chính của Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát từ Mỹ. Điều này sẽ đòi hỏi hợp tác sâu hơn về việc hỗ trợ cách thức vận hành, và kết quả là quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ sẽ cải thiện hơn nữa. Nói cách khác, ông Nagao cho rằng John Midgett là một ví dụ điển hình cho hợp tác này.

Theo GS Zach Abuza (ĐH Chiến tranh quốc gia Mỹ), các tàu tuần duyên lớp Hamilton được thiết kế phục vụ cho việc triển khai dài ngày trên biển. Về lý thuyết, hai con tàu Hamilton Việt Nam sở hữu sẽ giúp Việt Nam duy trì sự hiện diện lâu dài tại các vùng biển. Nhưng mặt khác, dù được tân trang, con tàu John Midgett cũng đã có tuổi thọ 40 năm và cần bảo dưỡng tốt.

Chuyên gia an ninh Đông Nam Á này cho rằng việc bàn giao tàu John Midgett không hẳn quan trọng với Việt Nam chỉ vì năng lực nó cung cấp, thay vào đó là tín hiệu hợp tác sâu sắc hơn giữa Mỹ và Việt Nam, dù tất nhiên chính sách quốc phòng của Việt Nam sẽ không liên kết với nước này để chống lại nước thứ ba nào.

"Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng phát triển, giao lưu nhân dân cũng tăng cường. Về mặt ngoại giao, Mỹ xem Việt Nam là một trong những đối tác tin cậy và xây dựng nhất trong khu vực. Việc bàn giao này là tín hiệu của thiện chí" - GS Abuza nói với Tuổi Trẻ.

John Midgett dài 115m, rộng 13m, là tàu tuần duyên lớp Hamilton có độ choán nước 3.050 tấn, được Mỹ biên chế cách đây 40 năm và loại biên năm 2020. Được biết, con tàu này có khả năng hoạt động 45 ngày liên tục trên biển trong tầm hoạt động 20.000km.

Việt - Mỹ thúc đẩy hợp tác quốc phòng vì hòa bình

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có thể thăm Việt Nam trong tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Mỹ thời gian qua duy trì đà phát triển trên nhiều lĩnh vực trong đó gồm hợp tác về an ninh và quốc phòng.

"Trên cơ sở những thỏa thuận đã đạt được giữa hai bên, trong đó có bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011, Tuyên bố về tầm nhìn chung hợp tác quốc phòng năm 2015 và kế hoạch hợp tác quốc phòng giai đoạn 2018 - 2020, Việt Nam và Mỹ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương qua các kênh trao đổi khác nhau, tăng cường trao đổi đoàn, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên trường quốc tế" - bà Thu Hằng nói tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 13-5.

Nhật Đăng - TTO

Tàu CSB-8021 di chuyển tại bang Washington, Mỹ, hôm 19-5- Ảnh: My Edmonds News

 


Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI THAM GIA BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XV VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026


1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

 


RÚT TÊN ÔNG NGUYỄN QUANG TUẤN RA KHỎI DANH SÁCH ỨNG CỬ VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV

 Ngày 16/5, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành Nghị quyết số 687/NQ-HĐBCQG về việc rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn ra khỏi danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV tại Thành phố Hà Nội.

Nghị quyết nêu rõ, căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; căn cứ Nghị quyết số 559 ngày 27/4/2021 của Hội đồng Bầu cử quốc gia về công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước; căn cứ Hướng dẫn số 36 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; xét đề nghị của Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội và đề nghị của Tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử quốc gia, Hội đồng Bầu cử quốc gia quyết nghị: rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV ra khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV tại Thành phố Hà Nội.

Cùng với đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng ban hành Nghị quyết số 688/NQ-HĐBCQG quyết nghị điều chỉnh số ứng cử viên và danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV tại đơn vị bầu cử số 10, TP Hà Nội (gồm các huyện Mê Linh, Sóc Sơn). Theo đó, Đơn vị bầu cử số 10 được bầu 2 đại biểu Quốc hội Khóa XV trên tổng số lượng ứng cử viên là 3 người.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, sinh năm 1967, quê Hà Nội, là đại biểu Quốc hội Khóa XIV của TP Hà Nội tiếp tục ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV tại đơn vị bầu cử số 10 (gồm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh) cùng các ứng cử viên Hoàng Văn Cường, Nguyễn Anh Trí, Phan Huy Cương.

Việc quyết định rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn ra khỏi danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV đã được Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, đánh giá thận trọng các yếu tố liên quan.

Trước đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng đã xem xét, cân nhắc tình hình nhân sự thực tế của địa phương và chấp thuận đề nghị của Ủy ban Bầu cử tỉnh Kiên Giang về việc rút tên ông Nguyễn Thế Anh ra khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV của tỉnh Kiên Giang; đồng thời điều chỉnh lại số lượng và nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội tại 2/3 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để bảo đảm bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội đã được ấn định.

Theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, một trong những điều kiện để tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội là phải có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ đại biểu.

Trường hợp ông Nguyễn Thế Anh, mặc dù đã được Ủy ban Bầu cử tỉnh Kiên Giang đề nghị và Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố trong danh sách chính thức người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV nhưng do những yếu tố cá nhân trong đó có vấn đề về sức khỏe nên ứng cử viên đã có đơn trình bày lý do và xin rút khỏi danh sách ứng cử.

Như vậy, đến thời điểm này, danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV có 866 người, giảm 2 người so với danh sách chính thức được Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố ngày 27/4/2021.

Trả lời câu hỏi việc giảm số lượng ứng cử viên có ảnh hưởng đến số lượng đại biểu Quốc hội Khóa XV được phân bổ và ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ngày 23/5 tới hay không, Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng tiểu ban Nhân sự của Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, kế thừa kinh nghiệm của các kỳ bầu cử trước, công tác nhân sự tại kỳ bầu cử này được các tổ chức phụ trách bầu cử và các cơ quan, tổ chức quan tâm thực hiện.

Qua đánh giá ý kiến tại các hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú và hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử cho thấy nhân dân, cử tri và dư luận đánh giá cao về chất lượng nhân sự ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV.

Đối với những trường hợp phải rút tên khỏi danh sách ứng cử viên chính thức, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã kịp thời điều chỉnh số lượng ứng cử viên bảo đảm bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri tại từng đơn vị bầu cử. Như vậy, sẽ không ảnh hưởng đến số lượng đại biểu Quốc hội Khóa XV đã được phân bố.

Bà Nguyễn Thị Thanh cũng cho biết, để bảo đảm lựa chọn được những nhân sự thật sự xứng đáng, tiêu biểu tham gia Quốc hội Khóa XV, công tác xem xét hồ sơ của ứng cử viên được các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện bắt đầu từ ngày nhận hồ sơ đến ngày Hội đồng Bầu cử Quốc gia ban hành Nghị quyết xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội.

 


THẾ NÀO LÀ DÂN CHỦ TÀO LAO ??



Mới đây trong những tháng đầu tiên nhận nhiệm vụ cũng như trọng trách mới, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Củ Tri, huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 09/05/2021 đã nêu lên quan điểm rõ ràng về vấn đề dân chủ như sau : “‘Đảng luôn xem trọng ý kiến của nhân dân, nhưng dân chủ tào lao đất nước sẽ loạn!”. Thế nhưng, với những chiêu trò cũ của mình, các đối tượng trong “tờ báo” RFA lại lợi dụng phát biểu đó để xuyên tạc ý nghĩa câu nói.

Các đối tượng cho rằng lời nói của chủ tịch nước là bỗ bã, không đúng mực và không có thứ dân chủ nào là dân chủ tào lao, trích lời của hai vị tri thức là Nguyễn Quang A và Nguyễn Văn Đài. Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với hai tên dân chủ cuội này, một tên thì đang ở Đức nhưng vẫn hão huyễn về một thứ xã hội của bọn phản động, còn một tên thì vẫn đang chống phá quyết liệt ở trong nước.

Nếu như theo lí lẽ của 2 đối tượng thì dân chủ tào lao có lẽ là một loại dân chủ nhưng đó là dân chủ của lũ phản động, những kẻ đi ngược lại với lợi ích của toàn xã hội, hơn thế nữa cách nói của chủ tịch nước thực tế lại rất dễ hiểu và phù hợp với bà con nhân dân địa phương chứ không hề bỗ bã hay không đúng mực.

Nếu như các đối tượng cố tình không hiểu thì tôi xin mạn phép được giải thích hộ chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, dân chủ tào lao theo tôi có nghĩa là “xã hội dân sự”, hay “đấu tranh bất bạo động”, diễn biến hòa bình.

Mỗi một quốc gia đều có nền dân chủ riêng, công dân trong tất cả các quốc gia đều có quyền hưởng dân chủ nhưng không có nghĩa thế mà dân chủ có thể đứng trên tất cả, nếu như đề cao dân chủ mà không tôn trọng pháp luật thì hẳn sẽ như chủ tịch nước nói, đất nước chắc chắn sẽ loạn.

 


ĐIỀU MÀ BỘ NGOẠI GIAO MỸ "QUÊN" NHẮC TỚI


Ngày 12/5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế 2020, trong đó, "lên án mạnh mẽ các vi phạm về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam". Trong bản báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng Chính phủ Việt Nam "tiếp tục có nhiều hình thức can thiệp, hạn chế quyền tự do của các nhóm tôn giáo và các tín đồ, từ việc bắt giữ, đe dọa, giám sát cho đến hạn chế đi lại, tịch thu tài sản và từ chối yêu cầu đăng ký và các quyền khác". Ví dụ như trường hợp tác động để thuyên chuyển linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam hay từ chối yêu cầu gia hạn hộ chiếu của Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Toản, với lý do ông có hành vi “hoạt động chống lại Nhà nước.

Nhưng Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ không đả động bất kỳ từ nào về những vi phạm pháp luật của các chức sắc tôn giáo trên. Liệu họ không biết hay cố tình "quên" mất những cuộc biểu tình, gây rối trật tự công cộng mà Đăng Hữu Nam hay Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân mình thực hiện; những bài thuyết trình đầy tính xuyên tạc về lịch sử của Đặng Hữu Nam, coi ngày 30/4 là ngày quốc hận, hay những phát ngôn xuyên tạc về chính sách, chủ trương của Đảng của Nguyễn Đình Thục. Ngay tại Hà Nội, cách đại sứ quán Mỹ chỉ vài chục phút di chuyển, linh mục Nguyễn Văn Toản - giáo xứ Thái Hà vẫn công khai ủng hộ các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam như Cấn Thị Thêu, Nguyễn Văn Hóa,… trên giáo đường linh thiêng trước hàng trăm giáo dân.

Người Việt Nam có câu "gieo nhân nào gặp quả đấy". Trong số 13 triệu tín đồ, hàng vạn chức sắc giáo đồ, tại sao chỉ một vài linh mục "bị gây khó dễ". Chỉ có một lý do duy nhất, chính họ là những kẻ lợi dụng quyền tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật, phá hoại bình yên của đất nước.

Đó là vấn đề lớn nhất mà Bộ Ngoại giao Mỹ quên nhắc tới.



 

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

Máy "dò mìn sống".

Một lính Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đang đứng sau một nhóm dân làng, hiện đang bị buộc phải đi vào một khu bị nghi có gài mìn, ảnh chụp gần Đà Nẵng, tháng 3/1966.

(Trích bài viết của Tim Bowden, phóng viên chiến trường của hãng tin ABC)

"Trước đó, trong khi đi tuần tra, tôi đã phát hoảng khi chứng kiến việc đội trưởng đội tuần tra của lực lượng Thủy quân Lục chiến, chúng tôi đang lùa những người già ra, sau đó bắt cả toán người đi trước xe tăng để làm “máy dò mìn” sống qua một khu vực địa hình hiểm trở.

Khi tôi hỏi, tay đội trưởng bảo rằng hắn đã mất hạ sĩ giỏi nhất chả mìn vào tuần trước do giẫm phải bẫy trong khu vực này. Hắn nói dân làng ở đây biết mìn ở đâu, thế nên kiểu gì họ cũng sẽ biết mà dừng lại ngay khi tới gần.

Dù nghe có phần hợp lý, điều này không hề tốt đẹp gì cả. Chắc hẳn sẽ có người nghĩ, thế này thì chả giành được nổi cả trái tim lẫn khối óc nào sất [toàn tâm toàn ý]

Đó là tại sao cuối cùng Mỹ cũng phải thất bại."

ST.

 


MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...