Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

CHÍ PHÈO ĂN VẠ THỜI COVID

Facebook trong những năm gần đây đang nhận phải rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề kiểm duyệt thông tin, khi tình trạng tin giả đang tràn lan trên mạng xã hội gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tất nhiên, chính phủ Việt Nam cũng sẽ phải yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung tại nước ta, đặc biệt là từ các tổ chức, cá nhân có tư tưởng sai trái, xuyên tạc.

Lê Trung Khoa, Bùi Thanh Hiếu và Nguyễn Văn Đài đều là 3 nhân vật có tiếng trong giới phản động lưu vong, do nhiều lần đưa tin sai trái mà bị khóa tài khoản FB. Mới đây, 3 tên này đã tụ tập trước trụ sở Facebook ở Đức và biểu tình vì cho rằng bị Nhà nước Việt Nam can thiệp.

Vấn đề tự do dân chủ trên mạng xã hội nói riêng và internet nói chung đang là một vấn đề đang được nhiều sự quan tâm trong mấy ngày nay. Các đối tượng cũng không bỏ lỡ cơ hội, lợi dụng sự có mặt của một vài “chính trị gia” nước ngoài để đả kích Việt Nam.

Thử hỏi, nếu chính phủ Việt Nam có can dự được vào luật của Facebook thì đến giờ tình trạng tin giả, các trang đội lốt “chính trị” có đất mà hoạt động không. Về hành vi của 3 đối tượng trên, cả 3 đều là những kẻ có hành vi xuyên tạc thông tin, ghép ảnh để gây hoang mang cho dư luận.

Nếu giờ có ai vẫn còn đang thắc mắc và bị các đối tượng dắt mũi về vấn đề “ tự do ngôn luận” thì cứ tự xem lại bản thân có bị hạn chế bất kì quyền nào trên không gian mạng không. Vụ việc này tuy không được nhiều người biết đến nhưng chúng ta cũng nên cảnh giác trước những thủ đoạn này của chúng.



 


Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

VIỆT NAM LIỆU KHÔNG CÓ TỰ DO INTERNET

Trong báo cáo định kỳ hàng năm mới đây, tổ chức phi chính phủ chuyên can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Freedom House đã xếp hạng Việt Nam vào nhóm "các quốc gia không có tự do trên mạng internet".

Cụ thể, theo đánh giá của tổ chức này, trong thang đánh giá với số điểm tự do nhất là 100 và ít tự do nhất là 0, Việt Nam năm nay ở mức 22 điểm, trong đó 12 điểm về những trở ngại tiếp cận, 6 điểm về giới hạn nội dung và 4 điểm về những vi phạm quyền của người sử dụng. Lý do mà tổ chức này đưa ra là do nhà cầm quyền Việt Nam đã áp dụng chính sách điều tra, bắt giữ và kết tội những người đưa lên mạng xã hội những bài viết của họ; đồng thời tìm mọi cách can thiệp vào dữ liệu cá nhân của người dùng.

Tuy nhiên, tổ chức này lại lờ đi những gì đang diễn ra thực tại ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng Internet đông nhất trong khu vực và trên thế giới. Tính đến tháng 1/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người năm 2020, chiếm 70,3% dân số; số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu (tăng hơn 7 triệu người trong vòng 1 năm), tương đương 73,7% tổng dân số, tăng 7.000.000 người (tăng 11%) trong giai đoạn 2020-2021.

Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do internet. Ở Việt Nam, thông qua các trang mạng xã hội, người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình; không những thế còn có nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã sử dụng internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân… Những việc đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở Việt Nam đã minh chứng rằng, ở Việt Nam không có chuyện đàn áp mạng xã hội, mà trái lại còn được Đảng, Nhà nước bảo đảm sự phát triển tự do.

Thực tế, những đối tượng bị cơ quan an ninh bắt giữ như Nguyễn Tường Thụy, Phạm Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh,… đều không phải đơn thuần chỉ là bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội mà đây đều là những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đưa thông tin sai sự thật, vi phạm pháp luật Việt Nam. Việc bắt giữ, xử lý các đối tượng khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật và được nhân dân ủng hộ.

Tất nhiên, với một tổ chức luôn có cái nhìn thù địch với Việt Nam, thì dù Việt Nam có hành động tốt như thế nào đi nữa, thì chúng luôn có cái nhìn phiến diện, lệch lạc về dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, nhằm hạ uy tín của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.



 

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

XUÂN DIỆN HÁN NÔM ĐỊNH XUYÊN TẠC CHO ĐẾN BAO GIỜ

Anh tiến sĩ Hán Nôm Xuân Diện dưới cái mác “phản biện” xã hội nhưng tôi thấy chả thấy góp ý hay phản biện vấn đề nào có ích mà chỉ rình rình xoi mói các chủ trương, chính sách để nói xấu Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở. Mới đây, trên trang facebook cá nhân của anh Xuân Diện có tên gọi “Chú Tễu” đăng tải bài viết về việc chính quyền Hà Nội hỗ trợ giảm học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021-2022.

Ngay mở đầu bài viết Xuân Diện đã bộc lộ ngay bản chất hằn học, cà khịa với chính quyền Hà Nội khi cố tình “đánh lận con đen” giữa việc mức thu học phí và cơ chế hỗ trợ học phí, qua đó xuyên tạc chính quyền Hà Nội không giữ lời hứa trong việc giảm học phí cho học sinh các cấp trên địa bàn Thành phố.

Việc thu học phí và cơ chế hỗ trợ học phí là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng được. Việc thu học phí đối của Hà Nội hay các địa phương khác không phải thích thu như thế nào cũng được mà phải tuân thủ những quy định của Nhà nước và mới nhất là Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (http://vanban.chinhphu.vn/.../chinhphu/hethongvanban... – link cho anh em nào muốn tìm hiểu).

Theo đó, tại Điều 9 của Nghị định đưa ra khung học phí (mức sàn - mức trần) đối với giáo dục mầm non, phổ thông cho các năm học 2021-2022, 2022-2023, và 2023-2024 trở đi. Các địa phương căn cứ vào quy định trên và tình hình thực tiễn của địa phương để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã ban hành năm học 2020-2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội.

Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn Thành phố, để cùng chia sẻ với người dân trước những khó khăn và giảm bớt chi phí tài chính đối với phụ huynh, học sinh, chính quyền Hà Nội đã ra chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em học mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021-2022.

Theo đó, mức trần học phí vẫn giữ nguyên và sẽ hỗ trợ 50% học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên. Đối với trường hợp học trực tuyến (online) chỉ thu 75% học phí theo mức quy định. Thời gian hỗ trợ không quá 9 tháng/năm học 2021-2022.

Chính sách nhân văn, đồng hành cùng người dân trên địa bàn Thủ đô như vậy mà Xuân Diện Hán Nôm lại xuyên tạc, bóp méo thành chính quyền “lừa đảo”. Tôi đến chịu cái độ mặt dày, xuyên tạc của anh, "phản biện" xã hội mà như thế này thi hỏng, hỏng thật rồi.



 

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

TRẺ NGHÉ TẨY CHAY VTV: TUỔI TRẺ CHƯA TRẢI SỰ ĐỜI

Từ khi vụ việc sao kê nổi lên thì hàng loạt các ngôi sao đều bị kéo vào trong vòng xoáy này, bất kể có làm đúng hay sai. Đúng sai thì một hồi sẽ rõ nhưng cái sai nhất của một vài anh chị nghệ sĩ là không thể hiện được cái phẩm chất của một người nghệ sĩ.

Đã được nhiều người thần tượng thì ít nhiều cũng có một cái tài năng gì đó, nhưng cái tài đó mà không đi liền với cái đức thì chắc cũng không có giá trị là bao. Như đám fan của Thủy Tiên đòi tẩy chay VTV. Biết là fan thần tượng nhưng mà đòi tẩy chay cả VTV thì thấy độ “nguy hiểm” của các bạn đến đâu rồi.

Có lẽ chính vì vậy mà đại diện Bộ Công an đã lên tiếng về việc sẽ tham gia giải quyết vụ việc này một cách thỏa đáng. Thiết nghĩ cần sớm xây dựng bộ luật về việc kêu gọi từ thiện. Dù truyền thống của dân tộc ta từ trước tới nay là “lá lành đùm lá rách” thế nhưng điều cần thiết lúc này cần có quy chế , cụ thể hóa vào các bộ luật có liên quan.

Nhìn từ đầu câu chuyện đến giờ, việc cô ca sĩ này không những không ngăn cản fan của mình mà còn ngang nhiên để họ đưa ra những lời lẽ không hay, kéo bè kéo cánh trên mạng xã hội, công kích đủ thứ. Nhất là trên mạng xã hội, khi mà việc kéo bè phái như vậy vô tình hình thành “dân túy”, tạo điều kiện cho các đối tượng phản động lợi dụng xuyên tạc.

Đáng buồn nhất có lẽ vẫn là sự thiếu hiểu biết của một số người. Dù đúng dù sai, VTV vẫn chưa đưa ra một câu khẳng định hay chê trách gì đối với cô ca sĩ này. Nếu đúng là một người nghệ sĩ có tâm thì Tiên hãy sớm khuyên những ai là fan của mình đừng làm loạn thêm nữa trên MXH



 

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

ĐỐI VỚI VIỆT NAM, CUBA CHƯA BAO GIỜ TIẾC ĐIỀU GÌ CẢ

Trong chuyến thăm Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, một trong những nội dung quan trọng là Việt Nam đã quyết định mua 10 triệu liều vắc xin Abdala của Cuba nhằm nhanh chóng đáp ứng số lượng vắc xin cần thiết, phục vụ chiến dịch tiêm vắc xin của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, Cuba cũng đã cam kết hoàn thành sớm đơn hàng cũng như sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam nhằm giúp Việt Nam làm chủ công nghệ này. Đây là điều vô cùng trân quý bới 10 triệu liều vắc xin sẽ là sự bổ sung quý giá cho quỹ vắc xin của Việt Nam cũng như sự chuyển giao công nghệ sẽ giúp Việt Nam phòng chống dịch lâu dài.

Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc dù là một nước nghèo do sự bao vây, cấm vận liên tục hàng chục năm qua của Mỹ nhwg Cuba lại tự hòa là cường quốc trong y tế, là quốc gia đầu tiên ở khu vực Mỹ Latin và vùng Caribe phát triển thành công vaccine ngừa COVID-19. Vaccine Abdala có tỷ lệ phòng bệnh COVID-19 lên tới 92,28%, theo các kết quả thử nghiệm lâm sàng tại Cuba. Hiện vaccine này đã được triển khai tiêm chủng hiệu quả tại Cuba. Loại vắc xin này cũng đang tiến hành tiêm chủng cho cả trẻ em và nó được đánh giá là sánh ngang với Frizer và Moderna của Mỹ nhưng với mức giá rẻ hơn và điều kiện bảo quản ít khắt khe hơn.

Ngay sau quyết định trên thì như thường lệ, những tiếng nói lạc lõng lại được cất lên khi nghi nghờ về chất lượng, hiệu quả thực sự của vắc xin Abdala cũng như số tiền mà Việt Nam phải bỏ ra. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là ý kiến lạc lõng bởi hiệu quả vắc xin của Cuba đã được chứng minh ngay trên thực tế ở tại đất nước Cuba đã giúp đất nước này không chế thành công dịch dù ở gần tâm dịch Mỹ, dù có thời điểm dịch cũng bùng phát ở mức đáng lo ngại. Còn trong quan hệ Cuba – Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện những cụm từ lợi nhuận cả. Hai đất nước xa xôi ở hai nửa bán cầu tìm đến nhau vì quý mến nhau, vì cùng chung lý tưởng. Công nghệ vắc xin mà Cuba chuyển giao cho Việt Nam sau đây khó có thể định giá được bằng tiền.

Chủ tịch Fidel Casto từng nói rằng: Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu. Nhưng trong suốt thời kỳ từ chiến tranh đến hòa bình, từ buồn vui hay sướng khổ, người anh em Cuba vẫn luôn đồng hành cùng đất nước Việt Nam, thể hiện một tinh thần vì Việt Nam, Cuba chưa bao giờ tiếc điều gì cả.

Vì vậy, 1 vài tiếng nói lạc lõng không thể xuyên tạc được mối quan hệ Việt Nam – Cuba và chắc cũng chỉ có Việt Nam mới có tiền lệ thăm người anh em Cuba trước, đến dự họp Liên Hợp Quốc và hội đàm với Mỹ sau



 

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

ĐỪNG NGỤY BIỆN CHO "MỘT SỐ NGHỆ SĨ" NỮA


Hôm qua, Tiktoker Robin Nguyễn đăng tải một clip ngắn ủng hộ quá trình làm từ thiện của nghệ sĩ Việt như Thủy Tiên, Trấn Thành… Tiktoker này đặt ra câu hỏi liệu có cá nhân, tổ chức này quyên góp được số tiền lớn trong một khoảng thời gian ngắn, kịp thời hỗ trợ, nhanh chóng như Thủy Tiên và Trấn Thành, các nghệ sĩ hay không. Bên cạnh đó, Tiktoker cho biết không quan tâm việc nghệ sĩ gian lận, nếu họ ăn thì họ sẽ chịu trách nhiệm trước luật nhân quả và tổ nghề của họ.

Clip này nhanh chóng được lên xu hướng, thu hút hơn 300 ngàn lượt xem, hơn 20 ngàn lượt yêu thích, được chia sẻ rầm rộ trên nhiều trang mạng xã hội, được người hâm mộ của các nghệ sĩ lấy ra để phản biện các làn sóng chỉ trích, đòi minh bạch.

Đầu tiên, con số 178 tỷ hay 10 tỷ là con số của mạnh thường quân cả nước quyên góp theo lời kêu gọi của nghệ sĩ chứ không phải là riêng tiền túi bất cứ một nghệ sĩ nào cả.

Tiếp theo, có cá nhân, tổ chức nào quyên góp được nhiều và nhanh như Thủy Tiên hay Trấn Thành hay không? Có vẻ như Tiktoker này thiếu sự cập nhật thông tin dẫn đến lỗi ngụy biện nghiêm trọng. Chỉ cần lấy ví dụ về tập đoàn Vingroup, vào ngày 20/10/2020 đã công bố hỗ trợ khoảng trên 300 tỷ đồng cho đồng bào miền trung, người nghèo cả nước. Hay trong 2 giờ của chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” kêu gọi hỗ trợ người dân miền Trung và người nghèo toàn quốc, đã có 2400 tỷ được quyên góp bởi các doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm.

Nếu muốn tìm kiếm chi tiết có những doanh nghiệp, cá nhân, mạnh thường quân nào đã hỗ trợ, chỉ cần lên Google và gõ từ khóa “danh sách ủng hộ miền trung”, sẽ thấy thống kê được niêm yết rõ ràng trên website của các tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, trong những livestream của Thủy Tiên đều có sự có mặt của lực lượng chức năng. Lực lượng chức năng thông thuộc địa hình, nắm chắc danh sách nhân dân và các điểm xung yếu. Chứ giờ chẳng lẽ tự dưng Thủy Tiên đến một địa điểm nào đó rồi tự phát quà? Thế thì giấy xác nhận Thủy Tiên có là do dâu? Trước đó, lực lượng chức năng đã làm nhiệm vụ di tản, cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân rồi. Đội ngũ của các nghệ sĩ có vài chục người, lo làm sao được cho khoảng vài triệu dân bị ảnh hưởng vì bão lũ? Bên cạnh đó, trước khi Thủy Tiên đến miền Trung, đã có rất nhiều đoàn từ thiện từ mọi miền Tổ Quốc đến với mảnh đất này rồi. Nhận xét các nghệ sĩ là “nhanh chóng nhất” hay “không có ai nhanh bằng” là phiến diện!

Số tiền mà các nghệ sĩ kêu gọi được là một số tiền lớn, rất cần thiết và có ý nghĩa khi đến tay đồng bào miền Trung hay người nghèo cả nước. Nhưng thật vớ vẩn khi coi đó là là số tiền lớn nhất, cao nhất… để lấn át và phủ định sự đóng góp của các doanh nghiệp, tập đoàn khác trong cả nước.

Về sự nhanh chóng, nếu đánh giá cụ thể thì có Thủy Tiên là trực tiếp vào cuộc. Còn Hoài Linh thì mất tới tận 6 - 7 tháng kể từ ngày nhận quyên góp mới bắt đầu đem đi giải ngân, đặc biệt là nghệ sĩ Hoài Linh vào cuộc rất vội vã sau áp lực của cộng đồng mạng. Còn Trấn Thành thì lại không tham gia trực tiếp vào công việc hỗ trợ người dân mà lại gửi cho các bên khác, các bên này cũng không vào cuộc ngay. Nhiều địa phương ở phía nghệ sĩ Hoài Linh liên hệ chia sẻ là gặp một số khó khăn khi phải xác minh lại các trường hợp bị ảnh hưởng từ lũ lụt từ năm ngoái để năm nay nhận hỗ trợ.

Nếu chúng ta cứ trông chờ nhân - quả hay tín ngưỡng, thì hóa ra luật pháp và dư luận để làm cảnh à? Vì lợi ích bản thân, có rất nhiều người trong chúng ta sẵn sàng vi phạm pháp luật, tín ngưỡng, đạo đức. Pháp luật răn đe rất mạnh nhưng vẫn có rất nhiều người bất chấp đó thôi. Chứ đừng nói là dăm ba cái thuyết nhân quả - vốn chẳng có ai chắc rằng có chính xác xảy ra hay không và xảy ra lúc nào. Thêm nữa, đừng đưa chuyện tín ngưỡng hay tôn giáo ra để biện minh!

Giờ đi mua nhà, đặt cọc cho môi giới rồi bị lừa mất cọc. Rồi tự an ủi là người ta sẽ gặp báo ứng, rồi chấp nhận mất tiền. Hay là làm đơn khởi kiện đến công an rồi tìm thông tin để bóc phốt lên mạng?

Tiktoker này có thể không quan tâm đến chuyện các nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện, nhưng những mạnh thường quân khác thì có. Bản thân khi người ta gửi tiền, người ta muốn tiền đi đến đúng nơi, đúng chỗ, đúng tin tưởng, chứ không ai muốn đi vào túi của người khác. Nếu muốn có “tiền công” làm từ thiện, các nghệ sĩ hoàn toàn có thể thông tin rõ ràng là trích bao nhiêu % làm “tiền công”, số còn lại tuyệt đối sẽ đến tay người dân, lúc đó, ai đồng ý thì gửi, không đồng ý thì thôi.

Không thể lấy lý do “ăn cũng được miễn là tiền đến tay người dân”. Vậy cụ thể là ăn bao nhiêu? Tiền đến người dân bao nhiêu? Mạnh thường quân hỗ trợ 10 phần, nhưng ăn tới 7 phần, tiền cho nhân dân chỉ được 3 phần thì người ta búc xúc là đương nhiên. Như đã nói ở trên, thà thông báo trích % tiền công ngay từ đầu thì có lẽ chẳng ai nói gì.

Ngoài ra, các nghệ sĩ làm từ thiện không phải là không có công. Cái công cán là ở đây chính là từng nút bình luận, chia sẻ, yêu thích, từng lượt xem livestream… Hãy nhìn trường hợp ca sĩ Thủy Tiên, từ một ca sĩ có khoảng 2 triệu người theo dõi, vọt lên trên 10 triệu lượt theo dõi - lọt vào danh sách những nghệ sĩ được theo dõi nhiều nhất trên mạng xã hội. Cô được nhiều nhãn hàng thuê quảng cáo, các MV của ca sĩ đều có thành tích lượt xem rất tốt, giá quảng cáo tăng trưởng hơn so với trước mùa lũ… Từ một ca sĩ chìm dần trong showbiz Việt, trở thành một trong những ca sĩ nổi bật nhất trong cuối năm 2020 và nửa đầu 2021.

Các cụ có câu “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.



 

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

VTV CHỈ TRÍCH CA SĨ THỦY TIÊN - CÔNG VINH THIẾU MINH BẠCH, SAO KÊ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ. NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA THỦY TIÊN GÂY BỨC XÚC CHO NHÂN DÂN!

VTV1 đã phát lên phóng sự về văn hóa ứng xử của nghệ sĩ. Trong đó, Thủy Tiên - Công Vinh là cặp ca sĩ, cầu thủ được VTV1 chỉ trích đích danh là những người gây ra mâu thuẫn, sao kê không minh bạch, những giấy tờ chứng nhận chung chung không có giá trị chứng minh. Các giấy tờ chỉ chính quyền chỉ là giấy tờ mang tính thông báo chứ không có nghĩa là báo cáo minh bạch rõ ràng.

Thủy Tiên - Công Vinh có những hành xử thiếu lễ độ với người dâ, gây kích động giữa các tầng lớp và gây ra bất bình. Lời lẽ trong phóng sự của VTV1 tương đối gay gắt, trong đó có clip Thủy Tiên chỉ vào mặt và mắng các bác cao tuổi đến lĩnh quà từ thiện.

Bên cạnh đó, tờ A4 huyền thoại cũng xuất hiện là minh chứng cho việc thiếu rõ ràng.

 


Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

VIỆT TÂN NÚP BÓNG TỪ THIỆN – “CHUÔNG KHÁNH CÒN CHẲNG ĂN AI”

 Cùng với việc liên tục phán tán thông tin bịa đặt, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam, vừa qua, tổ chức khủng bố Việt Tân lại bày ra cái gọi là chương trình giúp đỡ khẩn cấp trong đại dịch với tên gọi: “Chút quà yêu thương”.

Với chiêu bài “dân giúp dân”, Việt Tân nhắn nhủ người cần giúp đỡ nhắn vào hộp thư để được hướng dẫn chi tiết làm thế nào để nhận được quà. Đây thực chất là chiêu trò lừa dụ người dân tham gia vào các hoạt động của tổ chức khủng bố này, núp bóng việc bảo vệ, đứng về phía người dân khó khăn để tạo diễn đàn công kích, bôi xấu, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, phủ nhận nỗ lực và thành quả chống dịch của đất nước.

Thực tế trong gần 2 năm chống dịch Covid – 19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch. Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, nhất là quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân bằng những gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Phải khẳng định rằng, việc ban hành các gói hỗ trợ nói trên trong điều kiện ngân sách còn không ít khó khăn thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, là việc làm ý nghĩa, thiết thực để "không ai bị bỏ lại phía sau". Thực tế đó không chỉ người dân Việt Nam thừa nhận mà các chuyên gia, tổ chức uy tín về lĩnh vực y tế, báo chí nước ngoài cũng đánh giá cao.

Trong lúc khó khăn, chúng ta còn được chứng kiến những hình ảnh vô cùng xúc động thắm đượm nghĩa tình đồng bào, tương thân tương ái giúp đỡ nhau vượt qua cơn hoạn nạn. Họ là những cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, không quản nắng mưa, tận tụy cùng cán bộ cơ sở, hội viên Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức đi mua, vận chuyển lương thực, thực phẩm tới từng nhà dân. Các nhân viên y tế, học viên quân y phối hợp cán bộ y tế cơ sở mang thuốc, thiết bị chăm sóc vào từng ngõ xóm để hướng dẫn những gia đình có người nhiễm bệnh cách điều trị tại nhà.

Trở lại chương trình hỗ trợ khẩn cấp mà Việt Tân đang kêu gọi. Liệu Việt Tân có thực sự nhằm giúp đỡ người dân hay không? Trái ngược với những lời kêu gọi mĩ miều, mạng xã hội chỉ lèo tèo lượng like, tham gia hưởng ứng. Không ít người đã thẳng thắn bình luận, chỉ rõ động cơ xấu xa và khuyên mọi người hãy tránh xa chiêu trò của Việt Tân.

Cùng với đó, nếu Việt Tân thực sự muốn làm việc thiện thì không nên “tạo sóng”, bày trò để câu like, câu bình luận của những người nhẹ dạ cả tin, được dẫn dắt bởi những conment “chim mồi” kích động nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta. Chưa thấy hiệu quả của chương trình này ở đâu, nhưng Việt Tân đã tạo ra một “diễn đàn” cho những bình luận a dua, bất mãn trên không gian mạng, chẳng những không giúp ích gì cho công tác phòng, chống dịch mà còn bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khi đưa ra bình luận sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu tới công tác phòng, chống dịch. Ngày 4-10-2016, khi đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, thông báo của Bộ Công an nêu rõ: “Việt Tân” là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Việt Tân”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của “Việt Tân”… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Từ thực tế những hoạt động chống phá của Việt Tân có thể dễ dàng nhận thấy chiêu trò từ thiện này chỉ là một thủ đoạn để dẫn dụ người dân tham gia, qua đó sẽ thu thập thông tin công dân, rồi mua chuộc, kích động, biến những người đó trở thành công cụ thực hiện các âm mưu phá hoại của chúng.

Chương trình “Chút quà yêu thương” mà Việt Tân đưa ra có nhiều điểm mập mờ về thông tin và cả những đối tượng tương tác, vào hùa và cộng hưởng bên dưới. Được biết, rất nhiều chủ nhân của những bình luận cổ súy cho Việt Tân đó hiện đang tị nạn tại nước ngoài, thậm chí có một số tương tác được thực hiện bởi các tài khoản ảo. Nếu thực sự xuất phát từ động cơ trong sáng, vậy Việt Tâm phải bày ra chiêu trò này để làm gì?

Thực chất âm mưu của Việt Tân thông qua việc hướng dẫn người dân nhắn vào hộp thư (inbox) chỉ là để thu thập thông tin cá nhân, từ đó liên lạc, móc nối, dụ dỗ, mua chuộc… Trước đây, nhiều đối tượng đã từng bị Việt Tân móc nối, mua chuộc đã vướng vào vòng lao lý, phải lãnh những mức án phạt nghiêm khắc vì thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chống phá Nhà nước. Đặc điểm chung dễ nhận thấy của những đối tượng này là chỉ vì tham miếng “bánh vẽ” mà Việt Tân từng hứa hẹn.

Cha ông ta có câu: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai/ Nữa là mảnh chĩnh ném ngoài bờ tre”. Kẻ xấu chuyên rắp tâm phá hoại đất nước thì dù chúng có ra vẻ ngọt ngào làm việc thiện song người dân sẽ luôn tỉnh táo, vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng!



 

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

* NGƯỜI GỐC VIỆT Ở MỸ BỊ BẮN TỬ VONG VÌ BIỂU TÌNH ĐÒI DÂN CHỦ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG LÊN TỚI 100.000 USD.

 Vụ việc xảy ra khi đoàn người biểu tình ở Houston-Texas đang biểu tình trước các cơ quan hành chính. Trong lúc chống đỡ với phía người biểu tình, một người Mỹ gốc Việt đã bị bắn gục ngay tại chỗ khi cùng đoàn người biểu tình. Nạn nhân là Anh Loyer Duc, bị mất máu quá nhiều dẫn đến tử vong khi viên đạn ghim vào ngực anh. Theo cảnh sát Houston- Texas điều tra, Anh Loyer Duc đến Mỹ từ cuối năm 2003 và đang là chủ tiệm Star Nail Spa.

Phía cảnh sát Houston- Texas chính thức lên tiếng xin lỗi với vụ việc vô ý bắn chết người và bồi thường cho người nhà nạn nhân tới 100,000$. Cảnh sát Mark Hill cũng chính thức bị kỉ luật vì hành vi vô ý giết người.

Đấy, dân chủ nhân quyền mà lũ vịt tân hay kháo nhau đấy. 



 

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

SHOWBIZ VIỆT: TẠI SAO NÊN CÓ “PHONG SÁT”?


Phong sát là một thuật ngữ diễn tả những hành động “cấm vận” nhắm vào một nghệ sĩ, nhằm khiến cho nghệ sĩ này không thể tiếp tục hoạt động trong showbiz, không thể xuất hiện trước mặt công chúng với tư cách là một ngôi sao, trên các kênh báo chí, truyền hình, mạng xã hội, nền tảng stream trực tuyến... Nói một cách ngắn gọn, là “tan biến” khỏi showbiz.

Các nghệ sĩ bị “phong sát” thường là những nghệ sĩ vướng bê bối đời tư, vi phạm pháp luật, lừa dối người hâm mộ ở một mức độ rất nghiêm trọng. Cụm từ “phong sát” bắt nguồn từ Trung Quốc và đây cũng là quốc gia “phong sát” ở cấp độ quốc gia một cách mạnh tay nhất. Tuy không dùng thuật ngữ “phong sát”, nhưng tại Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan, giới chức, người hâm mộ, báo chí cũng có những hành động có thể coi là đồng nhất, tương tự với “phong sát”, hoặc ở một mức độ thấp hơn.

Vậy, có trường hợp nào đã bị “phong sát” ở Việt Nam? Nhiều người sẽ nghĩ đến trường hợp của nghệ sĩ Hoài Linh, khi nghệ sĩ này đã bị một số nhãn hàng lớn ngừng cộng tác, chương trình “ruột” từ chối làm việc, bản thân nghệ sĩ này cũng đã ngừng hoạt động trên các mạng xã hội được một thời gian dài. Hoặc mới đây là ca sĩ Jack, khi nhiều người hâm mộ cũng dọa “tẩy chay” sự xuất hiện của ca sĩ này tại một chương trình truyền hình thực tế tại Hàn Quốc hoặc một số gameshow tiềm năng trong tương lai. Trong quá khứ, MC Phan Anh cũng từng lên tiếng khi về việc “cấm sóng” trên truyền hình, báo chí vì những phát ngôn mà anh cho là “thẳng thắn”.

Nhưng, nếu gọi những trường hợp trên là “phong sát” thì chưa tới.

Vậy phong sát có cần thiết cho showbiz Việt không? - Câu trả lời là cần thiết.

Thực tế, nếu nhìn về showbiz Việt, chúng thấy những gì? Có những ngôi sao hạng A chuẩn mực cả về hành động, lời nói và nghệ thuật, có những người nổi tiếng hết mình vì công chúng và cộng đồng. Nhưng, những hình ảnh đẹp đó lại bị chìm, bị đánh đồng bởi một phần showbiz “rác” và thô kệch, của những ngôi sao chỉ biết thị phi và scandal, chỉ biết kích động, chia rẽ và lừa dối người hâm mộ.

Hẳn là chúng ta đã từng chứng kiến một thời đại “thành bại là tại scandal”, khi những người bình thường muốn thân vào showbiz, họ tạo ra scandal, khi những ngôi sao hạng F muốn nổi tiếng hơn, họ tạo ra scandal. Rồi phim nào muốn được chú ý, MV muốn có nhiều view… cũng lại là scandal. Những scandal được tạo dựng có nhiều thể loại, như phát ngôn gây sốc, phim ảnh nóng, bê bối ngoại tình tiểu tam, hành xử lệch chuẩn… Thay vì chú tâm vào tài năng, thì người ta lại tìm đến scandal, một phương pháp “rẻ tiền” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đến giờ, nhiều công ty quản lý và những người muốn tiến thân vào showbiz vẫn thực hiện một công thức cũ như vậy. Việc này vô hình chung khiến gu thẩm mỹ của khán giả rẻ tiền đi trông thấy, rồi nền showbiz bị những thứ vẩn đục bủa vây.

Fan cuồng tại Hàn Quốc và Trung Quốc rất cực đoan, nhưng nếu xét ở một khía cạnh “tích cực”, thì chính cái sự cuồng đó khiến cho những ngôi sao phải cẩn trọng nếu không muốn làm mất lòng người hâm mộ. Làm gì có chuyện các ngôi sao nước này kéo đến nhà nhau “đấu tố” rồi livestream cho bàn dân thiên hạ coi hay công khai công kích, miệt thị, nói móc antifan và những nghệ sĩ khác? Nếu bạn hay theo dõi showbiz Trung, Hàn, sẽ biết rằng một khi các thần tượng bị tấn công, các công ty thường có một câu quen thuộc: “Chúng tôi sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp bảo vệ thần tượng”. Còn nếu ở Việt Nam, thì Đàm Vĩnh Hưng từng nói đại ý: “Tôi là vùng cấm, là người không ai không được động đến” hoặc một số nghệ sĩ cử một đội ngũ hùng hậu đến tận nhà “xử lý” antifan - có thể là thực sự hoặc cố tình tạo dựng.

Có một thực tế rõ ràng, là nhiều người hâm mộ “não cá vàng”, nhanh quên và dễ tính. Khi gặp một scandal nào đó, những ngôi sao chấp nhận bị chỉ trích một thời gian, rồi lại quay lại showbiz và rồi một đội quân nào đó “đu” theo: “Định ép người ta đến bao giờ”. Đó dường như là một việc mà ai trong chúng ta cũng đã thấy, xuất hiện nhiều lần đến mức chúng ta có thể “đọc vị bất cứ ngôi sao nào”. Thậm chí, có ngôi sao còn chấp nhận “lùi để tiến”, khi họ cố tình tạo scandal, rồi lại cố tình ở ẩn và quay lại, họ thuê báo chí viết bài, chi tiền PR để tạo ra làn sóng ảo, kích thích người hâm mộ tìm kiếm và quan tâm. Và rồi nghiễm nhiên sự quay trở lại của họ được thổi phồng như là một ngôi sao lớn.

Phong sát, thực tế không phải để trừng trị, mà một biện pháp giáo dục các ngôi sao, đưa họ từ “lệch chuẩn” về với “chuẩn mực”. Phong sát, không nhắm vào cụ thể một thần tượng nào, mà là thứ mà tất cả các nghệ sĩ phải nhìn vào, rút ra kinh nghiệm và làm thế nào để tránh khỏi nguy cơ bị đào thải. Phong sát, nhằm hạn chế thứ nghệ thuật “rác rưởi” và “kền kền”, bảo vệ một nền nghệ thuật chân chính, bảo vệ gu thẩm mỹ của khán giả.

Thực tế, ở Việt Nam chưa có phong sát và cũng chưa có ai bị phong sát. Thậm chí, cụm từ phong sát được mượn từ Trung Quốc vì tiếng Việt chưa có một từ ngữ nào biểu thị ý nghĩa đó một cách đầy đủ hoặc gần đúng nhất. Nhưng có lẽ, với bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ ra đời, đã đến lúc giới giải trí Việt Nam cần hiểu rằng cái thời mà họ vượt quá giới hạn có lẽ không còn dài nữa.

Mới chỉ dừng lại ở một bộ quy tắc ứng xử, chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng theo sau đó rất có thể là những điều chỉnh về mặt pháp luật, về mặt quản lý hành chính các nghệ sĩ, chế tài xử phạt trong tương lai. Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương cho biết không loại trừ sẽ có những cảnh báo từ một số cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người dân, như T.Ư Đoàn hay Cục Trẻ em vào cuộc. Hãy nhớ về những dấu hiệu phong sát của Trung Quốc, khi mà Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Cục bảo vệ trẻ em… cũng vào cuộc và lên án các nghệ sĩ.

Với khán giả thì nghệ sĩ cũng là những con người, có tham sân si, có mặt tối và góc khuất, việc đưa những thứ đó ra ánh sáng là việc nên làm, và đã làm, đừng làm nửa vời hay nhát gừng. Khán giả xứng đáng được thụ hưởng một nền giải trí nghệ thuật chỉnh chu. Các nghệ sĩ cần phải hiểu rằng, họ không thể và không bao giờ được đứng trên pháp luật và khán giả, việc quan trọng nhất của nghệ sĩ là nghệ thuật - không phải là phát ngôn sốc, không phải là bình phẩm chuyện này chuyện kia, không phải là công kích nhau lên mạng xã hội, hoặc là... "làm từ thiện".

Chúng ta có thể tha thứ khi họ gặp lỗi lầm, nhưng không được cho phép bất cứ ai lợi dụng sự tha thứ đó để tạo ra một tấm bình phong miễn nhiễm, rồi lại tác oai tác quái thêm nhiều lần nữa.



KHÔNG CÓ NGHỆ SĨ AI SẼ ĐỨNG RA LÀM TỪ THIỆN

Nghệ sĩ chỉ đứng ra nhận quyên góp tiền của các mạnh thường quân gửi đến rồi cầm tiền đó đi phát cho dân hoặc mua lương thực thực phẩm để trao lại

Hãy nhìn lại đợt lũ miền Trung năm ngoái xem lác đác được vài nghệ sĩ đến tận miền Trung trao tiền thì đâu đó nghệ sĩ Hoài Linh ngồi ung dung ở nhà 6 tháng sau khi hết lũ mới bắt đầu nhanh chóng giải ngân tiền vì cô Hằng khui ra . Nếu cô Hằng không nói ra thì thử hỏi đến bao giờ Hoài Linh mới chịu cầm tiền đi cứu trợ . Vào đúng cái thời điểm khó khăn nhất , người dân miền Trung cần Hoài Linh thì Linh ở đâu để rồi 6 tháng trôi qua cuộc sống ổn định trở lại mới bắt đầu đi cứu trợ Lũ giữa cái nắng vỡ đầu .

Còn Trấn Thành , anh đứng ra kêu gọi quyên góp nhờ tình yêu thương của khán giả dành cho anh, tin tưởng rằng anh sẽ đi làm từ thiện thay họ . Nhưng không, anh nhận quyên góp của mọi người rồi anh lại chuyển cho 2 người khác đi ra miền Trung thay anh . Khán giả họ yêu quý và tin tưởng anh chứ họ đâu có biết 2 con người kia làm từ thiện như thế nào . Vậy thì từ đầu anh nên nói thẳng ra là tôi không đi được mọi người chuyển vào số tài khoản của 2 người kia luôn cho nhanh . Anh bảo anh bận công việc, bận quay phim Bố Già vậy thì anh đừng có đứng ra quyên góp mà hãy lo quay phim của mình đi . Đã là nghệ sĩ mình xác định làm được thì mình mới nói chứ đừng nói xong rồi lại đùn đẩy trách nhiệm đi làm từ thiện cho người khác .

Nhắc đến Thuỷ Tiên thì không ai không nhắc đến vụ sao kê tờ A4 178 tỷ . Rất nhiều lần VTV và các báo đài lớN đã đề cập đến việc sao kê không minh bạch của Thuỷ Tiên rồi . Khi đc khán giả nhắc đến việc sao kê minh bạch thì Thuỷ Tiên lại đánh trống lảng và không có ý định sao kê đến khi cô Hằng nhắc đến tên mới bắt đầu rạo rực trong người . Tôi vẫn đang chờ Thuỷ Tiên update bản sao kê 178 tỷ .

Quay lại vấn đề chính , không có nghệ sĩ ai sẽ đi làm từ thiện . Đợt lũ năm ngoái cả nước đều hướng về miền Trung , khắp các con đường đều là những chuyến xe cứu trợ cho miền Trung . Các mạnh thường quân , các nhóm thiện nguyện lớn nhỏ trong và ngoài nước đến miền Trung để cứu trợ chứ không riêng gì các nghệ sĩ. Các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều chung tay góp sức hàng ngàn tỷ đồng để nhà nước và chính phủ lo cho người dân . Vậy mà các bạn fan nghệ sĩ lại nói nghệ sĩ cứu miền Trung , cộng số tiền các nghệ sĩ quyên góp lại chắc nổi 1000 tỷ chưa mà so sánh với các doanh nghiệp .

Các anh bộ đội các anh công an ngày đêm canh gác , ngày đêm cứu trợ sao các bạn fan nghệ sĩ không nhắc đến . Nước dâng cao ,núi sạt lở ai là người đi vào những vùng nguy hiểm để cứu người dân ra , để tìm kiếm người mất tích . Còn nghệ sĩ của các bạn đứng trao tiền chỗ khô ráo rồi làm màu để đăng lên mạng xã hội . Ai còn nhớ bao nhiêu các chiến sĩ bộ đội đã Һy sιпh trong đợt lũ ấy không , tại Rào Trăng 3 các anh đã nằm lại ấy để rồi sau này người ta lại đi tung hô các nghệ sĩ cứu trợ thời vụ .

Thật là đaʋ lòпg cho nhận thức của các bạn .



 

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

NGƯỜI ĐÀN ÔNG TỰ XƯNG LÀ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC

 Trên mạng xã hội đang xôn xao về clip lực lượng chức năng kiểm tra việc ra đường của 1 người đàn ông quần sóc áo vàng. Khi được kiểm tra, người đàn ông này có biểu hiện say rượu, thường xuyên có lời lẽ không hay, đầy thách thức với lực lượng chức năng và đỉnh điểm câu chuyện đó là người đàn ông này tự xưng mình tên là Lê Trường Thanh, giảng viên Khoa Sư phạm, trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Người đàn ông này có lúc đã bỏ khẩu trang ra, mạnh miệng tuyên bố việc thực hiện CT16 và kiểm tra người đi đường là vi hiến.

Xem đến đây, rất cư dân mạng ngao ngán cho trường hợp say rượu, không làm chủ được bản thân của người đàn ông này. Nhiều cư dân mạng tỏ ra không tin đây lại là giảng viên một trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội bởi nhận thức và cách hành xử kém như vậy. Nhưng cũng rất nhanh chóng, cư dân phát hiện chiếc áo của người đàn ông có in hình logo của nhóm NO-U và họ đã liên tưởng được 1 phần nguyên nhân thách thức dư luận và pháp luật của người đàn ông này.

Bởi nhóm NO-U từ lâu được biết đến như một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng thực chất tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Đây là hội nhóm tập hợp các đối tượng rân chủ, phản động và thành phần bất hảo trong xã hội. Do đó, không khó để cư dân mạng giải thích cho hành động và những phát ngôn của người đàn ông trên. Thâm chí, nhiều cư dân mạng còn đồn đoán, các thành viên trong NO-U vừa họp mặt, chén anh chén chú với nhau bất chấp lệnh giãn cách nên mới mặc áo của hội nhóm như thế kia.

Chắc chắn, danh tính của người đàn ông tự xưng là giảng viên đại học kia sẽ được làm rõ. Lúc này, người dân mong muốn cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm người đàn ông đã vi phạm các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt là khi ông này là giảng viên thực sự và là thành viên của NO-U.



 

LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM ĐÒI DẠY BỘ ĐỘI CÁCH CHUYỂN ĐỒ CHỐNG DỊCH?

Trong lúc dịch bệnh đang diễn biến trên phạm vi toàn quốc thì không rõ linh mục Đặng Hữu Nam có giúp đỡ hay ủng hộ được gì cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 hay không nhưng chọc ngáy, mỉa mai công tác chống dịch của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thì thường xuyên. Vừa mới đây, linh mục Đặng Hữu Nam lại tiếp tục thói “chọc gậy bánh xe”, chê bai cách vận chuyển đồ tiếp tế cho người dân.

Đúng là “giang san dễ đổi, bản tính khó dời”, linh mục Đặng Hữu Nam không hiểu hay cố tình giả vờ không hiểu rằng tại các hẻm, ngõ, ngách ngoằn ngoèo thì việc vận chuyển đồ tiếp tế bằng xe tải, xa ba gác, xe đẩy hàng vận chuyển đồ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, theo quy định của lực lượng quân đội thì hạ sĩ quan sẽ không được sử dụng phương tiện xe máy khi tham gia giao thông nên việc sử dụng xe máy chở hàng cồng kềnh vào các ngõ, hẻm sẽ khiến lực lượng quân đội gặp khó khăn mà thậm chí đi chuyển không quen gặp phải tai nạn hay hỏng những đồ tiếp tế cho người dân.

Trong khi vận chuyển bằng xe thồ có thể thuận lợi hơn, an toàn hơn, chở được rất nhiều đồ (có thể chở được khoảng 200kg gạo), và sau khi chuyển đồ cho người dân xong chỉ việc ngồi lên và đạp xe về. Vừa nhanh, vừa đỡ mệt, lại hiệu quả, khoa học.

Những chiếc xe thồ tưởng chừng đơn sơ nhưng đã trở thành huyền thoại trong mỗi con người Việt Nam. Những chiến xe vận chuyển lương thực trong chiến tranh giúp nhân dân Việt Nam có thể chiến thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, giành được độc lập và hòa bình như ngày hôm nay. Thâm chí những chiếc xe còn được sử dụng để cáng thương binh (xe trước - xe sau, giữa mắc chiếc võng) đi chữa trị.

Thử hỏi rằng đợi linh mục Đặng Hữu Nam sử dụng xe tải, xe ba gác chở đồ tiếp tế cho người dân sống tại các hẻm, ngách, ngỏ sâu “tít tắt” thì có khi đồ tiếp tế hỏng hết cũng chưa đến được tới người dân. Chỉ khi tham gia cùng những lực lượng tuyến đầu chống dịch thì mới có thể hiểu, cảm thông được những vất vả, khó khăn mà họ gặp phải.

Thay vì ngồi đó mà chọc ngoáy, xuyên tạc gây nhiễu thông tin thì linh mục Đặng Hữu Nam hãy chăm lo cho tốt đời sống những con chiên của mình, khuyên răn họ nên chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch.



 

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

BÙI VĂN THUẬN BỊ BẮT, GIỚI DÂN CHỦ "MẤT CẢ CHÌ LẪN CHÀI"

 Ngày 29/8/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Văn Thuận theo điều 117, Bộ Luật hình sự “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Bùi Văn Thuận là một đối tượng có thời gian dài hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước; là thành viên của Hội anh em dân chủ do Nguyễn Văn Đài lập ra, đồng thời là người sáng lập nhóm “nghiên cứu pháp chế” với mục đích là “xây dựng thể chế dân chủ tại Việt Nam”.

Thực tế, những hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá của Bùi Văn Thuận đã vào tầm ngắm của cơ quan an ninh, nhất là khi anh ta lập ra trang fanpage Cha Già Dân Tộc – Doanh nhân Văn hóa Quốc tế Việt Nam”, liên tục đăng tải các bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước. Việc Thuận bị khởi tố, bắt giữ đã được dự báo từ trước.

Tuy nhiên điều khiến giới dân chủ giật mình, là việc cơ quan an ninh bắt Thuận chỉ 02 ngày sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Còn nhớ, trước chuyến thăm này, giới dân chủ trong và ngoài nước đã liên tục gửi thư yêu cầu chính phủ Mỹ gây sức ép, buộc Việt Nam phải thả các "tù nhân lương tâm", trước mắt là các đối tượng có hoạt động chống đối quyết liệt nhất thời gian qua như Cấn Thị Thêu, Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức,… Nhưng thật bất ngờ, phía chính quyền Mỹ không đả động gì tới vấn đề trên trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Việt Nam. Mà ngược lại, chính quyền Việt Nam tiếp tục bắt giữ thêm một "nhà dân chủ" cốt cán nữa ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ.

Thật đúng là "mất cả chì lẫn chài"!

 


“RANH GIỚI” CHO CHÚNG TA

“Ranh giới” là bộ phim tài liệu của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư, phát sóng tối 8/9 trên kênh VTV1 với hình ảnh về đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, ngày đêm giành giật sự sống cho các sản phụ nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Hùng Vương ở TP.HCM. Bộ phim mang đến những cảm xúc sâu lắng cho người xem, trong đó có cả tôi. Thứ cảm xúc day dứt, bàng hoàng và đầy xót xa.

Bỗng cảm thấy đôi khi cuộc sống thật mong manh – như một ranh giới rất nhỏ, chênh vênh giữa hai bờ sống – chết. Xem bộ phim để hiểu rằng chúng ta không thể biết được đâu là lần gặp gỡ cuối cùng. Một nụ cười hay một giọt nước mắt, đó có thể là thứ cuối cùng chúng ta được nhìn thấy ở những người mà chúng ta trân trọng nhất. Và đôi khi, thứ chúng ta sợ hãi nhất không hẳn đã là cái chết, mà là sự tuyệt vọng: "Em sợ lắm", "Cho em về để em được chết ở nhà" - lời bệnh nhân khiến người xem thấy "sợ"…

Nhưng, dù tuyệt vọng đến đâu, những người sản phụ ấy không hề cô đơn. Bên họ là những lời động viên, chăm sóc của đội ngũ y bác sĩ, hay đơn giản chỉ là một cái nắm tay khi họ cần, một câu nói để họ biết họ không lạc lõng: "Việc của em là thở thôi. Hãy cố thở cho mình"…

“Ranh giới” không chỉ dành cho các sản phụ, không chỉ dành cho những đứa trẻ còn chưa chào đời, mà còn dành cho chính đội ngũ y bác sĩ – những người có nguy cơ trở thành F0 cao nhất. Đâu có ai biết chắc được rằng, cuộc gọi facetime với gia đình vừa lúc nãy thôi không phải là lần cuối cùng. Chợt nhớ đến câu nói: “Hạnh phúc. Giản đơn nghĩa là còn được thở. Và biết thế nào là hạnh phúc. Thế thôi”. Thấy thấm thía biết bao.

“Ranh giới” là một bộ phim tư liệu đầy tâm huyết, có giá trị thức tỉnh đặc biệt cao. Để mỗi chúng ta nhận ra “ranh giới” cho chính bản thân mình. Trong bối cảnh hiện nay, dù rõ ràng hay tiềm ẩn, thì “ranh giới” đó vẫn luôn hiện hữu.

Hãy chung tay cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh. Thay vì than vãn vì những điều chưa tròn trịa. Hãy làm điều gì đó ý nghĩa, thậm chí “ở đâu, ở yên đó” cũng đã là một điều đáng ghi nhận.

 


Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

BAO GIỜ CHÍNH PHỦ MỸ MỚI QUAN TÂM TỚI PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM?

Có lẽ, vì quá buồn trước những cử chỉ ngoại giao thân thiện của chính quyền Tổng thống Joe Biden với Việt Nam, mà Việt Tân đành phải lấy một hình ảnh không đầu, không cuối, chẳng rõ thông điệp gì, để xuyên tạc về cuộc gặp gỡ giữa bà Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Buồn là đúng, vì trái ngược hẳn với hi vọng bà Phó Tổng thống đến Việt Nam để gây sức ép về vấn đề dân chủ, nhân quyền; yêu cầu Việt Nam phải thả mấy chục "tù nhân lương tâm" đang bị giam giữ, thì bà Kamala Harris lại mang theo 1 triệu liều vacxin, 1 dự án 1.2 tỷ đô xây dựng Đại sứ quán to nhất khu vực ngay tại Hà Nội kèm theo 1 lời đề nghị nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược.

Cách đây tròn 5 năm, anh Tổng thống có "bàn tay ấm" Obama dù đến Việt Nam bắt tay nồng hậu với những người đứng đầu Chính phủ Việt Nam ca ngợi mối quan hệ giữa Chính phủ Mỹ và Việt Nam "Nước Mỹ có lợi ích khi Việt Nam thành công", "lẩy" Kiều, ngâm thơ, nhưng vẫn bỏ thời gian để gặp 800 thủ lĩnh trẻ Việt Nam tại buổi gặp gỡ các thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), trong đó, nhiều người có hoạt động chống đối Việt Nam; thì lần này, nữ Phó Tổng thống Mỹ Harris chỉ gặp một số người hoạt động xã hội về môi trường, quyền cho người khuyết tật và quyền cho người LGBT tại Việt Nam. Và tất nhiên, anh em dân chủ chỉ biết ngồi ở nhà, ôm chân dung thần tượng và…khóc.

Tại sao Mỹ lại thờ ơ với anh em dân chủ xứ Việt thế. Câu trả lời là vì lợi ích quốc gia họ! Chính quyền Mỹ từ thời Tổng thống Trump đã xác định khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên chiến lược và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới các đồng minh và đối tác. Tài liệu Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời của chính quyền Biden được đưa ra hồi tháng ba nêu rõ rằng Mỹ "sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với Ấn Độ, làm việc cùng với New Zealand, cũng như Singapore, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác để thúc đẩy các mục tiêu chung". Với quan điểm như vậy, Mỹ ra sức lôi kéo Việt Nam tham gia khối đồng minh với Mỹ để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc, bằng rất nhiều cam kết hỗ trợ, từ kinh tế tới an ninh, quốc phòng.

Và khi vị thế của Việt Nam với Mỹ lớn như vậy, sẽ thật khôi hài nếu nhìn thấy hình ảnh nguyên thủ Mỹ gặp gỡ hay hỗ trợ anh em dân chủ ở Việt Nam trong khi chỉ mấy phút trước, họ vừa bắt tay, ôm hôn nồng nhiệt lãnh đạo Việt Nam. Nó sẽ khiến cho Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia khác mất niềm tin vào sự chân thành của Mỹ trong quan hệ đối ngoại, tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện chính sách xoay trục trong quan hệ quốc tế của chính nước Mỹ.

Vì lẽ đó, có thể khẳng định, khi nào Mỹ còn thực thi Chiến lược xoay trục về Châu Á - Thái Bình Dương, thì anh em dân chủ xứ Việt còn chịu cảnh bị bỏ rơi dài dài. Mà tương lai ấy còn xa lắm, anh em cứ chuẩn bị khăn giấy lau nước mắt là vừa.

 



Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

THẦN TƯỢNG HÓA NGHỆ SĨ? ĐÂU LÀ RANH GIỚI

Sau vụ lùm xùm liên quan đến về đề sao kê tiền từ thiện các một vài anh chị tron giới nghệ sĩ những ngày qua nhiều người lại lôi lại một vấn đề cũ rích ra để nói :” “không có nghệ sĩ thì ai sẽ đi làm từ thiện”.

Câu nói này để những người có học thức nghe thấy người ta cười cho thối mũi. Cứ mùa lũ lụt hay những khi nào người dân gặp khó khăn thì những hình ảnh trước tiên mà chúng ta thấy đâu phải là các nghệ sĩ.

Bây giờ trên mạng, đặc biệt là giới trẻ có một kiểu “thần tượng” mù quáng, chỉ nhìn vào cái hào quang của họ mà không biết được họ vẫn có nhiều thiết sót, để khi phạm lỗi thì một mực bảo vệ thần tượng của mình.

Nhớ lại hình ảnh, hàng đoàn xe lũ lượt kéo nhau về miền trung hỗ trợ, đến mức tắc cả đường. Hàng hóa đó ở đâu ra ? chắc chắn là bao nhiêu tấm lòng đùm bọc của bà con cả nước gửi về nơi gặp khó khăn.

Bên cạnh đó còn có những hội nhóm tình nguyện, họ hoạt động thầm lặng chứ không khoa trương, các thành viên trog nhóm đều là những đầu cầu để kêu gọi sự giúp đỡ từ cả nước.

Càng không thể phủ nhận sự đóng góp của lực lượng vũ trang, đó là trách nhiệm của họ nhưng trách nhiệm đó không phải gắn với hi sinh. Chắc hẳn ai cũng vẫn nhớ sự việc đau lòng ở Rào Trăng, tôi xin phép không nhắc lại.

Dù sao, vẫn có những nghệ sĩ thực sự tốt làm một cách công tâm, xuất phát từ cái thành ý của mình. Đây mới chính là những người mà các bạn nên tung hô, chứ không phải mù quáng tin vào sự việc khi chưa có kết luận.



 

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

SỰ NHẦM LẪN TAI HẠI CỦA CỰU ĐBQH LƯU BÌNH NHƯỠNG

 Mới đây, khi phát triển trên kênh VTC, anh cựu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã phê phán việc cấp giấy đi đường của thành phố Hà Nội, cho rằng Hà Nội "gây phiền hà cho dân", bởi vì "có căn cước công dân gắp chíp rồi không cần giấy đi đường". Dù không lạ gì lắm với khả năng đọc hiểu của anh cựu đại biểu này, nhưng tôi vẫn phải chỉ ra anh đang nhầm lẫn tai hại trong vấn đề giấy đi đường và căn cước công dân.

Trước hết, anh đang lẫn lộn giữa công năng của giấy đi đường và thẻ căn cước công dân gắn chip. Căn cước công dân gắn chíp dùng để chứng minh anh là ai, bao gồm các thông tin như họ tên, ngày sinh, quê quán,… chíp là để đảm bảo độ bảo mật, khó bị làm giả, khó hỏng chứ chip không phải là "định vị". Anh phát biểu như vậy chẳng khác gì là theo đuôi đám phản động, từng kích động người dân không đi làm thẻ căn cước vì có gắn thiết bị định vị người dân. Và vì thế, căn cước công dân không hề thể hiện được nghề nghiệp, lý do ra đường, tuyến đường di chuyển - điều mà lực lượng chức năng đang muốn kiểm soát để đảm bảo chỉ những người được phép ra đường.

Trong khi đó, giấy đi đường lại thể hiện những thông tin cơ bản trên để cơ quan chức năng xác định xem người tham gia giao thông thời điểm áp dụng chỉ thị 16 có phải thuộc nhóm đối tượng được ra đường hay không. Và điều quan trọng không kém là giấy đi đường có đóng dấu xác nhận của công an, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp như một minh chứng xác định của các cơ quan Nhà nước đối với thông tin được khai trên giấy, điều mà căn cước công dân không thể hiện được.

Đó là chưa kể, để đọc được những thông tin được lưu giữ trên căn cước công dân phải có thiết bị chuyên dụng, không thể trang cấp một lúc cho hàng trăm điểm chốt trên khắp Hà Nội được. Chính vì thế, việc kiểm soát di chuyển của người dân qua căn cước công dân là điều không thể.

Còn ý kiến, giấy đi đường gây phiền hà cho người dân thì theo tôi anh cần suy nghĩ lại. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu, chúng ta chưa có điều kiện lắp các camera, flycam khắp thành phố, thì việc dễ làm nhất đó là kiểm soát thông qua cấp giấy đi đường. Việc giãn cách thực hiện có thành công hay không, một phần rất quan trọng, đó là hạn chế việc người dân di chuyển giữa các vùng dịch, đảm bảo người giãn cách với người, phường giãn cách với phường…

Biết dân túy là sở trường của anh, nhưng dân túy tùy lúc thôi, dịch dã mà cứ dân túy, cứ hát mãi bài cải lương thì sẽ chẳng mấy mà toang đâu, anh cựu đại biểu à.

 


SHOWBIZ VIỆT: TẠI SAO NÊN CÓ “PHONG SÁT”?

Phong sát là một thuật ngữ diễn tả những hành động “cấm vận” nhắm vào một nghệ sĩ, nhằm khiến cho nghệ sĩ này không thể tiếp tục hoạt động trong showbiz, không thể xuất hiện trước mặt công chúng với tư cách là một ngôi sao, trên các kênh báo chí, truyền hình, mạng xã hội, nền tảng stream trực tuyến... Nói một cách ngắn gọn, là “tan biến” khỏi showbiz.

Các nghệ sĩ bị “phong sát” thường là những nghệ sĩ vướng bê bối đời tư, vi phạm pháp luật, lừa dối người hâm mộ ở một mức độ rất nghiêm trọng. Cụm từ “phong sát” bắt nguồn từ Trung Quốc và đây cũng là quốc gia “phong sát” ở cấp độ quốc gia một cách mạnh tay nhất. Tuy không dùng thuật ngữ “phong sát”, nhưng tại Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan, giới chức, người hâm mộ, báo chí cũng có những hành động có thể coi là đồng nhất, tương tự với “phong sát”, hoặc ở một mức độ thấp hơn.

Vậy, có trường hợp nào đã bị “phong sát” ở Việt Nam? Nhiều người sẽ nghĩ đến trường hợp của nghệ sĩ Hoài Linh, khi nghệ sĩ này đã bị một số nhãn hàng lớn ngừng cộng tác, chương trình “ruột” từ chối làm việc, bản thân nghệ sĩ này cũng đã ngừng hoạt động trên các mạng xã hội được một thời gian dài. Hoặc mới đây là ca sĩ Jack, khi nhiều người hâm mộ cũng dọa “tẩy chay” sự xuất hiện của ca sĩ này tại một chương trình truyền hình thực tế tại Hàn Quốc hoặc một số gameshow tiềm năng trong tương lai. Trong quá khứ, MC Phan Anh cũng từng lên tiếng khi về việc “cấm sóng” trên truyền hình, báo chí vì những phát ngôn mà anh cho là “thẳng thắn”.

Nhưng, nếu gọi những trường hợp trên là “phong sát” thì chưa tới.

Vậy phong sát có cần thiết cho showbiz Việt không? - Câu trả lời là cần thiết.

Thực tế, nếu nhìn về showbiz Việt, chúng thấy những gì? Có những ngôi sao hạng A chuẩn mực cả về hành động, lời nói và nghệ thuật, có những người nổi tiếng hết mình vì công chúng và cộng đồng. Nhưng, những hình ảnh đẹp đó lại bị chìm, bị đánh đồng bởi một phần showbiz “rác” và thô kệch, của những ngôi sao chỉ biết thị phi và scandal, chỉ biết kích động, chia rẽ và lừa dối người hâm mộ.

Hẳn là chúng ta đã từng chứng kiến một thời đại “thành bại là tại scandal”, khi những người bình thường muốn thân vào showbiz, họ tạo ra scandal, khi những ngôi sao hạng F muốn nổi tiếng hơn, họ tạo ra scandal. Rồi phim nào muốn được chú ý, MV muốn có nhiều view… cũng lại là scandal. Những scandal được tạo dựng có nhiều thể loại, như phát ngôn gây sốc, phim ảnh nóng, bê bối ngoại tình tiểu tam, hành xử lệch chuẩn… Thay vì chú tâm vào tài năng, thì người ta lại tìm đến scandal, một phương pháp “rẻ tiền” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đến giờ, nhiều công ty quản lý và những người muốn tiến thân vào showbiz vẫn thực hiện một công thức cũ như vậy. Việc này vô hình chung khiến gu thẩm mỹ của khán giả rẻ tiền đi trông thấy, rồi nền showbiz bị những thứ vẩn đục bủa vây.

Fan cuồng tại Hàn Quốc và Trung Quốc rất cực đoan, nhưng nếu xét ở một khía cạnh “tích cực”, thì chính cái sự cuồng đó khiến cho những ngôi sao phải cẩn trọng nếu không muốn làm mất lòng người hâm mộ. Làm gì có chuyện các ngôi sao nước này kéo đến nhà nhau “đấu tố” rồi livestream cho bàn dân thiên hạ coi hay công khai công kích, miệt thị, nói móc antifan và những nghệ sĩ khác? Nếu bạn hay theo dõi showbiz Trung, Hàn, sẽ biết rằng một khi các thần tượng bị tấn công, các công ty thường có một câu quen thuộc: “Chúng tôi sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp bảo vệ thần tượng”. Còn nếu ở Việt Nam, thì Đàm Vĩnh Hưng từng nói đại ý: “Tôi là vùng cấm, là người không ai không được động đến” hoặc một số nghệ sĩ cử một đội ngũ hùng hậu đến tận nhà “xử lý” antifan - có thể là thực sự hoặc cố tình tạo dựng.

Có một thực tế rõ ràng, là nhiều người hâm mộ “não cá vàng”, nhanh quên và dễ tính. Khi gặp một scandal nào đó, những ngôi sao chấp nhận bị chỉ trích một thời gian, rồi lại quay lại showbiz và rồi một đội quân nào đó “đu” theo: “Định ép người ta đến bao giờ”. Đó dường như là một việc mà ai trong chúng ta cũng đã thấy, xuất hiện nhiều lần đến mức chúng ta có thể “đọc vị bất cứ ngôi sao nào”. Thậm chí, có ngôi sao còn chấp nhận “lùi để tiến”, khi họ cố tình tạo scandal, rồi lại cố tình ở ẩn và quay lại, họ thuê báo chí viết bài, chi tiền PR để tạo ra làn sóng ảo, kích thích người hâm mộ tìm kiếm và quan tâm. Và rồi nghiễm nhiên sự quay trở lại của họ được thổi phồng như là một ngôi sao lớn.

Phong sát, thực tế không phải để trừng trị, mà một biện pháp giáo dục các ngôi sao, đưa họ từ “lệch chuẩn” về với “chuẩn mực”. Phong sát, không nhắm vào cụ thể một thần tượng nào, mà là thứ mà tất cả các nghệ sĩ phải nhìn vào, rút ra kinh nghiệm và làm thế nào để tránh khỏi nguy cơ bị đào thải. Phong sát, nhằm hạn chế thứ nghệ thuật “rác rưởi” và “kền kền”, bảo vệ một nền nghệ thuật chân chính, bảo vệ gu thẩm mỹ của khán giả.

Thực tế, ở Việt Nam chưa có phong sát và cũng chưa có ai bị phong sát. Thậm chí, cụm từ phong sát được mượn từ Trung Quốc vì tiếng Việt chưa có một từ ngữ nào biểu thị ý nghĩa đó một cách đầy đủ hoặc gần đúng nhất. Nhưng có lẽ, với bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ ra đời, đã đến lúc giới giải trí Việt Nam cần hiểu rằng cái thời mà họ vượt quá giới hạn có lẽ không còn dài nữa.

Mới chỉ dừng lại ở một bộ quy tắc ứng xử, chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng theo sau đó rất có thể là những điều chỉnh về mặt pháp luật, về mặt quản lý hành chính các nghệ sĩ, chế tài xử phạt trong tương lai. Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương cho biết không loại trừ sẽ có những cảnh báo từ một số cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người dân, như T.Ư Đoàn hay Cục Trẻ em vào cuộc. Hãy nhớ về những dấu hiệu phong sát của Trung Quốc, khi mà Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Cục bảo vệ trẻ em… cũng vào cuộc và lên án các nghệ sĩ.

Với khán giả thì nghệ sĩ cũng là những con người, có tham sân si, có mặt tối và góc khuất, vaiệc đưa những thứ đó ra ánh sáng là việc nên làm, và đã làm, đừng làm nửa vời hay nhát gừng. Khán giả xứng đáng được thụ hưởng một nền giải trí nghệ thuật chỉnh chu. Các nghệ sĩ cần phải hiểu rằng, họ không thể và không bao giờ được đứng trên pháp luật và khán giả, việc quan trọng nhất của nghệ sĩ là nghệ thuật - không phải là phát ngôn sốc, không phải là bình phẩm chuyện này chuyện kia, không phải là công kích nhau lên mạng xã hội, hoặc là... "làm từ thiện".

Chúng ta có thể tha thứ khi họ gặp lỗi lầm, nhưng không được cho phép bất cứ ai lợi dụng sự tha thứ đó để tạo ra một tấm bình phong miễn nhiễm, rồi lại tác oai tác quái thêm nhiều lần nữa.

---

#tifosi



 

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG ĐI PHÁT CƠM CHO F0

 Chiều 4/9, trên mạng xã hội đã xuất hiện video về việc nhiều F0 tại bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hòa tụ tập, chen lấn, xô đẩy gây đổ hàng rào gây ra tình trạng náo loạn trong khu cách li, đây là vấn đề mang tính nhạy cảm và nếu nhìn từ nhiều phía thì chúng ta nên thông cảm cho họ.

BV dã chiến cơ sở Thới Hòa thực chất mới tiếp nhận số lượng rất đông F0, trong ngày 3/9 đã có hàng trăm F0 được chuyển vào đây cách li, điều trị. Việc này tạo ra những vấn đề phát sinh đó là số lượng suất ăn chưa thể đảm bảo ngay và dẫn đến tình trạng chen lấn để lấy thức ăn.

Không phải bênh vực cho các bệnh nhân nhưng việc mới phải đi cách li và ở trong môi trường như vậy thì rất nhiều người sẽ có trạng thái hoang mang, hoảng sợ. Qua phản ánh của nhiều tờ báo thì nhiều người còn đập phá, đe dọa y bác sĩ, thậm chí còn trèo tường vượt rào trốn ra ngoài.

Để giải quyết vấn đề này, đội CSCĐ Tây Nguyên được triển khai phát cơm cho công nhân, kèm theo các công cụ hỗ trợ. Vấn đề này thì chắc ai cũng hiểu vì sao phải làm như vậy.

Không phải chúng ta coi họ là tội phạm, việc trang bị cho các cán bộ chiến sĩ những trang bị trên mục đích đảm bảo an ninh, trật tự trước tình trạng một số F0 có hành vi quá khích gần đây, đồng thời đảm bảo an toàn, sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ và các bác sĩ điều trị, bên cạnh đó có thể kịp thời ngăn chặn những trường hợp cố tình chống đối.

Không phải tất cả F0 trong viện dã chiến này đều có tư tưởng chống đối, chẳng qua là do họ bị kích động bởi những phần tử xấu bên ngoài, hoặc do họ đang hoang mang lo sợ. Bản thân họ vẫn là người bệnh và trách nhiệm của chúng ta là phải đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho họ



 

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...