Trong báo cáo định kỳ hàng năm mới đây, tổ chức phi chính phủ chuyên can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Freedom House đã xếp hạng Việt Nam vào nhóm "các quốc gia không có tự do trên mạng internet".
Cụ thể, theo đánh giá của tổ chức này, trong thang đánh giá với
số điểm tự do nhất là 100 và ít tự do nhất là 0, Việt Nam năm nay ở mức 22
điểm, trong đó 12 điểm về những trở ngại tiếp cận, 6 điểm về giới hạn nội dung
và 4 điểm về những vi phạm quyền của người sử dụng. Lý do mà tổ chức này đưa ra
là do nhà cầm quyền Việt Nam đã áp dụng chính sách điều tra, bắt giữ và kết tội
những người đưa lên mạng xã hội những bài viết của họ; đồng thời tìm mọi cách
can thiệp vào dữ liệu cá nhân của người dùng.
Tuy nhiên, tổ chức này lại lờ đi những gì đang diễn ra thực tại
ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng Internet đông
nhất trong khu vực và trên thế giới. Tính đến tháng 1/2021, số lượng người dùng
Internet ở Việt Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người năm 2020, chiếm
70,3% dân số; số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu (tăng
hơn 7 triệu người trong vòng 1 năm), tương đương 73,7% tổng dân số, tăng
7.000.000 người (tăng 11%) trong giai đoạn 2020-2021.
Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương, chính
sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có
quyền tự do thông tin, tự do internet. Ở Việt Nam, thông qua các trang mạng xã
hội, người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình; không những thế
còn có nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa
phương đã sử dụng internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục
hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân… Những việc đang diễn ra hằng ngày,
hằng giờ ở Việt Nam đã minh chứng rằng, ở Việt Nam không có chuyện đàn áp mạng
xã hội, mà trái lại còn được Đảng, Nhà nước bảo đảm sự phát triển tự do.
Thực tế, những đối tượng bị cơ quan an ninh bắt giữ như Nguyễn
Tường Thụy, Phạm Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh,… đều không phải đơn thuần
chỉ là bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội mà đây đều là những kẻ vi phạm pháp
luật Việt Nam, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đưa thông tin sai sự thật, vi
phạm pháp luật Việt Nam. Việc bắt giữ, xử lý các đối tượng khẳng định sự nghiêm
minh của pháp luật và được nhân dân ủng hộ.
Tất nhiên, với một tổ chức luôn có cái nhìn thù địch với Việt
Nam, thì dù Việt Nam có hành động tốt như thế nào đi nữa, thì chúng luôn có cái
nhìn phiến diện, lệch lạc về dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, nhằm hạ uy tín của
Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét