Tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác.
Vì tư tưởng dẫn
dắt hành động nên tự do tư tưởng có lẽ là tự do đầu tiên và thiết yếu nhất. Tự
do tư tưởng thường được hiểu là quyền suy luận, phán đoán, phán xét theo ý nghĩ
của mình. Tự do tư tưởng là tư duy một cách tự do, không bị ràng buộc bởi ý thức
hệ, bởi định kiến, thiên kiến hoặc sự sợ hãi. Nhìn từ nhiều tôn giáo, tự do ý
chí - tự quyết về tư tưởng không phải là một món quà từ bất kỳ một chủ thể bên
ngoài nào, mà chính là một quyền tự nhiên, một bản năng của con người. Tự do tư
tưởng có vai trò thiết yếu đối với mọi cá nhân và cộng đồng, nhưng quyền này là
đặc biệt thiết yếu đối với người trí thức - những người lấy việc tư duy, suy nghĩ
về các vấn đề tự nhiên, xã hội làm hoạt động chính của mình. Một vị lão thành
cách mạng Việt Nam đã có so sánh rất hay rằng: dân chủ hoá đối với nông dân là được ruộng cày, được giảm tô thuế, dân
chủ hoá đối với trí thức trước hết là được tự do tư tưởng. Từ góc độ pháp
lý quốc tế, các quyền tự do tư tưởng, lương tâm (freedom of thought,
conscience) được ghi nhận chung với tự do tôn giáo trong Điều 18 của Tuyên
ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR, 1948), sau đó được cụ thể hóa tại Điều 18 của Công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966 - Việt Nam đã
tham gia vào năm 1982), theo đó: Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương
tâm và tôn giáo. Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã giải thích rõ thêm (trong
Bình luận chung số 22 thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993 của Ủy ban): “Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo
có tính bao quát và sâu sắc. Nó bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn
đề, tự do tin tưởng và giữ niềm tin vào các tôn giáo hay tín ngưỡng, cả trên
phương diện cá nhân hay tập thể. Các quyền tự do này phải được tôn trọng và
không thể bị hạn chế hay tước bỏ trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong tình trạng khẩn
cấp của quốc gia…”.
Gần với tự do tư
tưởng, quyền tự do tín ngưỡng được Hiến pháp 1946 ghi nhận (Điều 10). Các hiến
pháp tiếp theo ghi nhận “quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn
giáo”; (Điều 26 Hiến pháp 1959, Điều 68 Hiến pháp 1980) và quyền “tự do tín ngưỡng,
tôn giáo” (Điều 70 Hiến pháp 1992). Tự do tư tưởng ít nhiều được đề cập đến
trong nhiều văn kiện của nhà nước. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến
nay, trong suốt gần 30 năm qua, lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội
hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường sử dụng vấn đề
quyền con người và dân chủ làm công cụ để đẩy mạnh chống phá chế độ chính trị -
xã hội ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực
tư tưởng, có thể khái quát như sau: Về mặt tư tưởng, là hệ tư tưởng
tư bản chủ nghĩa thường được nhân danh “tư tưởng văn hóa phương Tây” hoặc “quan
niệm của các quốc gia phát triển” với nội dung cơ bản là: quan niệm một cách
phiến diện, có khi tuyệt đối hóa quyền cá nhân và các quyền dân sự, chính trị đến
mức đồng nhất chúng với quyền con người nói chung; coi nhẹ quyền của tập thể, của
dân tộc và chủ quyền quốc gia; coi nhẹ tính bình đẳng của các chủ thể quyền và
các nội dung quyền, nhất là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, vốn chiếm vị
trí cơ bản và là yêu cầu có tính bức thiết đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam.
Tự do về tư tưởng
được thể hiện bởi cách bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề lĩnh vực nào đó
trong xã hội, quan điểm này dựa trên suy nghĩ có định kiến cụ thể của cá nhân,
tuy nhiên, quyền tự do đó phải dựa trên Hiếp pháp, pháp luật của Nhà nước.
Thời gian qua,
các thế lực thù định, phản động hoạt động ngày càng tinh vi; Được thực hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau nhằm lôi kéo kích động nhân dân tham gia các hoạt động
chống phá Nhà nước. Chúng xuyên tạc, bôi nhọ hạ uy tín của Đảng, Nhà nước, truyền
bá tác động vào tư tưởng của nhân dân.
Lợi dụng sự phát
triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng, dịch vụ tiện ích trên
không gian mạng, thời gian gần đây, một số tổ chức phản động và cơ hội chính trị
tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc, kích động, kêu gọi người dân thông qua các bài
viết được đăng tải trên các trang mạng xã hội nhằm chống Đảng, Nhà nước.
Trước âm mưu
thâm độc đó, mỗi công dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác trong việc tiếp nhận
các nguồn thông tin, tích cực góp phần tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn
chống phá của chúng. Tuyệt đối không nghe theo lời tuyên truyền xuyên tạc, kích
động của các thế lực thù địch.
Để nâng cao hiệu
quả đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ
Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cần huy động sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm về
cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; chủ động bám sát các vấn
đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt
trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội.
Chủ động đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan
trọng đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, của cả hệ thống chính trị, mọi cán bộ đảng
viên và quần chúng nhân dân; các chủ trương, giải pháp cơ bản cần được triển
khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và có hệ thống.
Mỗi công dân hãy
nêu cao ý thức cảnh trong việc đấu tranh, phát hiện và tố giác kịp thời những
hành vi sai trái và những biểu hiện tư tưởng lệch lạc của các đối tượng, báo
cáo ngay cho cơ quan chức năng để có biện biện pháp xử lý kịp thời tránh để hậu
quả nghiêm trọng. Làm tốt công tác đấu tranh với luận điệu chống phá, kích động
của các thế lực thù địch là góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét