Câu chuyện “sao kê từ thiện” vốn là chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Hoạt động từ thiện vốn dĩ là việc làm xuất phát từ tấm lòng nhân ái, tinh thần vì cộng đồng cũng như truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta. Tuy nhiên, chỉ vì cách làm chưa bài bản, chưa có tổ chức khiến vấn đề quyên góp từ thiện lại tạo ra những thị phi trong dư luận thời gian qua.
Cầu chuyện này cũng không chỉ đặt ra đối với nghệ sĩ được dư
luận nhắc đến thời gian qua mà tất cả đối với những cá nhân làm từ thiện. Chung
quy lại những thị phi đều xuất phát từ vấn đề minh bạch. Một khi tiền quyên góp
từ thiện được minh bạch hoá thì bản thân người đứng ra kêu gọi quyên góp, ủng
hộ sẽ tránh được những rắc rối không đáng có của bản thân.
Để minh bạch tiền từ thiện thì với cách làm như nhiều nghệ sĩ,
cá nhân khác trong thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Dù vấn đề giám
sát tài chính chưa phải là cơ chế bắt buộc của pháp luật nhưng bản thân người
đứng ra làm từ thiện phải đặt ra trách nhiệm của bản thân với vấn đề này. Tại
sao rất nhiều tổ chức, quỹ từ thiện họ hoạt động hàng chục năm nhưng không có
điều tiếng gì. Bởi lẽ họ có cơ chế giám sát, có đội ngũ thủ quỹ, kế toán, kiểm
toán và có tiêu chí để chi tiền từ thiện. Vậy nên, việc một ca sĩ công khai
việc thu chi số tiền từ thiện gần 200 tỷ đồng nhưng chỉ vỏn vẹn trong 1 tờ giấy
A4 đưa lên mạng xã hội thì việc vướng vào chuyện thị phi cũng dễ hiểu.
Vấn đề “sao kê” vốn chỉ giải quyết được một vấn đề rất nhỏ của
sự minh bạch. Bởi lẽ, sao kê chỉ xác định được dòng tiền ra vào một tài khoản
tại ngân hàng. Còn số tiền đó khi ra bên ngoài được chi như thế nào mới là vấn
đề dư luận xã hội quan tâm. Vì vậy, cách làm để minh bạch tiền từ thiện là phải
có thủ quỹ, kế toán, kiểm toán và tiêu chí chi tiền. Và vấn đề này hoàn toàn
phụ thuộc vào cá nhân đứng ra làm từ thiện. Nếu họ lựa chọn cách làm để minh
bạch hoá tiền từ thiện, không chỉ tránh được chuyện thị phi mà chính họ cũng
tạo được uy tín đối với công chúng, xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét