Chuyện cờ vàng (cờ ba que) xuất hiện tại trận đấu giữa tuyển Việt Nam và đội tuyển Quốc gia Nhật Bản trong khuôn khổ vòng loại World cup 2022 khu vực Châu Á có lẽ không ai là không biết. Tôi không lấy gì đó làm bất ngờ với điều này, bởi đám Việt Tân và những tổ chức ngoại vi của chúng vẫn thường xuyên làm vậy và với những trận cầu tâm điểm như vừa qua thì chúng sẽ không dễ gì bỏ qua một cơ hội lớn kiểu này. Thế nhưng cái sự đáng tiếc mà chúng không thể ngờ nổi là nó nhanh chóng lạc long tại chính nơi nó xuất hiện trước sự áp đảo của cờ đỏ sao vàng từ những cổ động viên đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Cũng xung quanh chuyện
này, nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi về tính pháp lý của chính cờ vàng và sự
xuất hiện của nó ở cấp độ quốc gia và quốc tế? Những người vốn kinh qua những
năm tháng hãi hùng, đau thương của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cũng đặt ra vấn đề
liệu có chế tài pháp lý nào để cấm vĩnh viễn sự xuất hiện của nó?
Về những vấn đề đặt ra,
tôi xin được ngắn gọn thế này:
Thứ nhất, qua tìm hiểu
có thể khẳng định hiện trên thế giới chức có bất cứ một chế tài nào cụ thể từ
Hiến chương Liên Hợp Quốc tới các điều ước cụ thể chi phối việc lá cờ từng là
biểu tượng một “thể chế chính trị” thì khi quá vãng, chấm dứt tồn tại có được
tồn tại hay không. Ở cấp độ quốc tế đó là vấn đề mở. Đó cũng là lí do giải
thích tại sao dù điều đó không nhận được sự đồng tình của phía Việt Nam nhưng
Nhật Bản và nhiều quốc gia sở tại nơi cờ vàng từng xuất hiện đều không có bất
cứ một chế tài pháp lý nào.
Thứ hai, đối với nền
pháp luật tại Việt Nam, vấn đề này cũng không được quy định một cách cụ thể mà
trên cơ sở xem xét tính nghiêm trọng, sự ảnh hưởng của hành vi đó đối với tâm
lý xã hội và những hiệu ứng xã hội đi kèm để cơ quan chức năng có những biện
pháp xử lý phù hợp.
Vụ án Đinh Nguyên Kha
(25 tuổi, ngụ phường 6, TP.Tân An, Long An) và Nguyễn Phương Uyên (21 tuổi,
sinh viên năm 3, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ngụ xã Hàm Trí,
H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt
Nam” với bản án lần lượt là 10 năm, 6 năm tù giam là ví dụ điển hình cho việc
xử lý này.
Cáo trạng từ phiên tòa
ngày 16.5.2013 tại trụ sở TAND tỉnh Long An cho biết: “Để thực hiện mục đích
đó, ngày 31.8.2012, Thành đã chuyển cho Kha ba file, mỗi file là một nội dung
khác nhau để dán nơi công cộng, với yêu cầu phải thực hiện ở thành thị, nông
thôn và trục đường giao thông; mỗi nơi dán một khẩu hiệu và cờ vàng ba sọc đỏ
của chế độ VNCH trước đây. Sau đó, tiến hành chụp 4-5 bức ảnh, gửi cho Thành để
Thành chọn bức ảnh nào rõ nét đưa lên trang web “Tuổi trẻ yêu nước”.
Có thể ở Nhật Bản hoặc
đâu đó trên thế giới hành vi của những kẻ xuất hiện tại trận đấu sẽ không bị xử
lý nhưng nếu tại Việt Nam, kẻ đó xứng đáng chịu một bán án nghiêm khắc như Đinh
Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” với
mức hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù giam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét