Ngày 14/3/1988 là một ngày đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đó là ngày Trung Quốc xua quân tấn công các chiến sĩ công binh của Việt Nam tại khu vực Trường Sa. 64 chiến sĩ của chúng ta đã mãi mãi không trở về. Nhiều bài viết gọi đây là cuộc “hải chiến Trường Sa”. Cách gọi này hoàn toàn không đúng với bản chất của sự kiện. Bởi vì, bên Trung Quốc đã dùng hải quân trang bị vũ khí tấn công, gồm cả pháo tầm xa, còn bên ta chỉ là các chiến sĩ công binh với vũ khí bộ binh phòng vệ. Bản chất của nó phải được gọi đúng tên là một cuộc thảm sát những người lính công binh Việt Nam do lực lượng hải quân Trung Quốc gây ra. Trung Quốc còn tàn độc hơn khi không cho phép các tàu của lực lượng chữ thập đỏ ra cứu các nạn nhân, cho dù đây luôn là thông lệ quốc tế trong chiến tranh.
Sự kiện đã diễn ra 34
năm, nhưng vẫn là vấn đề còn ảnh hưởng tới hiện tại ngày nay và tương lai chủ
quyền ở quần đảo Trường Sa sau này. Chúng ta không nuôi hận chiến tranh, không
dùng nó làm cớ kích động hận thù dân tộc, nhưng nó là một phần của lịch sử, cần
phải được nhắc đến, để nhắc nhở các thế hệ người Việt về tấm gương đã anh dũng
hy sinh để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và không quên cảnh giác với các
mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ của nước ngoài.
Tưởng niệm các chiến
sĩ đã hy sinh anh dũng ở đảo Gạc Ma cũng là để khẳng định tinh thần tự vệ, tính
chính nghĩa của quân và dân ta trong cuộc ch.iến bảo vệ chủ quyền biển đảo, đấu
tranh với các luận điệu sai trái, không đúng sự thật, lợi dụng sự kiện này hàng
năm để đả kích công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam và
kích động hận thù, gieo rắc tư tưởng “thoát Trung” trong xã hội.
Nếu như trong quân đội
có chủ trương: “không nổ súng trước, không mắc mưu khiêu khích của đối phương”,
thì mỗi người chúng ta trước những thông tin không đúng về sự kiện này cũng cần
tỉnh táo. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần trái tim nóng và nhũng cái đầu lạnh để
không sa vào luận điệu của những kẻ muốn xét lại lịch sử.
Ngày 12/3, Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác ở tỉnh Khánh Hoà đã đến thắp
hương tại khu tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong trận Gạc Ma, điều này
thể hiện sự quan tâm, tri ân của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đối với
những anh hùng dân tộc. Đáng chú ý, trong nội dung làm việc với tính Khánh Hoà
có vấn đề xây dựng Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội trên
biển, trở thành thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Rất có thể,
trong tương lai gần, chúng ta sẽ có các trung tâm kinh tế như Trường Sa lớn.
Một khi đã có đủ thế và lực để khẳng định thì ông nào muốn xâm chiếm cũng chẳng
phải là điều dễ dàng như trước nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét