Tự do ngôn luận là quyền con người cơ bản, nhưng luôn phải có giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật. Quyền tự do ngôn luận không phải là tự do tuyệt đối. Trong một số trường hợp nhất định, tự do ngôn luận có thể xung đột với các giá trị hay quyền chính đáng khác. Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
Ở nhiều nước trên thế
giới, có thể thấy không thể tồn tại cái được gọi là quyền tự do ngôn luận tuyệt
đối. Mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà đưa ra những
giới hạn nhất định đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Ở Mỹ -
nơi được xem là “thiên đường” của những nhà “dân chủ” thì giới hạn của tự do
ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án
Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có
tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn, mà không bị xem là
vi hiến.
Tại Việt Nam, trong
bối cảnh bùng nổ của internet và mạng xã hội trong thời đại ngày nay, bên cạnh
các mặt tích cực như: Người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng
tải hay lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của mình mà
không chịu giới hạn nào. Mỗi người đều được thể hiện quyền tự do ngôn luận. Tuy
nhiên, nó cũng mang đến mặt tiêu cực khi quyền tự do ngôn luận bị lạm dụng.
Nhất là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm
sai trái, thái độ cực đoan, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ…
Đơn cử như lúc thông
qua Luật An ninh mạng, nhiều trang thông tin và các phần tử phản động đã ra rả
đưa tin bóp méo, xuyên tạc, cho rằng luật này “đặc biệt xâm phạm không gian
riêng tư”, “vi phạm tự do ngôn luận, báo chí, internet”… Khiến cho một số
trường hợp thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin nên dễ dàng tin theo và có những phát
ngôn chống đối, cản trở việc thi hành Luật.
Hay như hiện tượng
tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng về tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí
Minh (giữa năm 2021) cũng gây ra nhiều hệ lụy. Trong khi Nhà nước nỗ lực ngăn
chặn, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, 1 số phần tử chống đối các thế
lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã lợi dụng tình hình dịch bệnh
ngụy tạo bức tranh sai lệch về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, phát tán tin
giả, dựng chuyện về số người mắc bệnh, số ca tử vong và loan tin tốc độ lây lan
dịch bệnh lớn hơn nhiều lần con số do Chính phủ công bố. Qua đó, tạo tâm lý sợ
hãi cho cộng đồng, gây nghi ngờ, mâu thuẫn giữa một bộ phận nhân dân với Đảng
và Nhà nước. Chúng cố tình phớt lờ những kết quả quan trọng mà Đảng, Nhà nước
và Chính phủ ta đạt được trong xử lý dịch bệnh; chúng vu khống Nhà nước che
giấu thông tin, không ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đầu…
Và gần đây nhất, vào
tối 24/3, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị
can để tạm giam và lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, thường
trú số 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1), Tổng Giám đốc Công ty Cổ
phần Đại Nam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331 Bộ
luật Hình sự năm 2015. Bà Nguyễn Phương Hằng – người từng “nổi tiếng” với các
buổi livestreams lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của
mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin
không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác. Trong đó sử dụng những
ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một số cá nhân,
tổ chức.
Từ thực tế này đã đặt
ra nhiều vấn đề về xã hội và pháp lý, trong đó có việc quản lý thông tin trên
không gian mạng.
Điều 15, Hiến pháp
2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có
nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực hiện quyền con người, quyền công
dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác”.
Pháp luật Việt Nam
luôn bảo vệ mọi công dân trong việc biểu đạt ý chí, nguyện vọng, phát ngôn hay
bình luận của bản thân về một vấn đề gì đó. Tuy nhiên, những điều đó phải trên
tinh thần xây dựng, thượng tôn pháp luật, theo đúng chuẩn mực đạo đức, truyền
thống văn hóa của dân tộc.
Ngược lại, cá nhân hay
tổ chức nào sử dụng mạng internet, mạng xã hội với động cơ không trong sáng,
với mục đích xấu; viện cớ quyền tự do ngôn luận, tự do dân của của mình mà xâm
phạm đến lợi ích của cá nhân, tổ chức; xâm phạm đến Nhà nước thì đều phải chịu
các chế tài tương ứng.
Thông qua một số vụ
việc, nhất là việc khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng – người mà khá
đông bộ phận người dân thiếu hiểu biết cho rằng “thần tượng” vì những
livestreams gây sốc là bài học cảnh tỉnh, là hồi chuông cảnh báo, nhắc nhở cũng
như răn đe những trường hợp nào đã, đang và sẽ có hành vi tương tự trên không
gian mạng khi có phát ngôn vượt quá chuẩn mực, xâm phạm đến lợi ích của cá
nhân, tổ chức khác thì nên dừng lại hoặc điều chỉnh cho phù hợp với quy định
của pháp luật…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét