Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

NGUYỄN ĐỖ TÙNG DƯƠNG: KẺ NGU ĐỘI MÁC ĐẠO DIỄN

 

Lão Nin hói...

Đó là cách mà Tùng Dương (tên khai sinh: Nguyễn Đỗ Tùng Dương, một diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn khá nổi) đã nói về câu “Học, học nữa, học mãi...” của cụ Lê Nin. Câu này được Tùng Dương viết để ám chỉ đến sự kiện cháu học sinh nhảy lầu ở Hà Nội. Qua đó, Tùng Dương muốn mỉa mai ngành Giáo dục nước nhà.

Cụ thể, ngày 2/4, Nguyễn Đỗ Tùng Dương viết trên stt rằng: “Đã đến lúc ngành Dục nên loại bỏ câu “Học, học nữa, học mãi” của lão Nin hói ra khỏi SGK học đường được rồi đấy. Đau lòng”.

Sau khi bị chửi, thì câu đấy được sửa thành “Đã đến lúc ngành Giáo dục nên loại bỏ câu “Học, học nữa, học mãi” của ông Nin ra khỏi SGK đi. Sự việc vừa xảy ra quá đau lòng”.

Về cái sự học này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc khuyến khích việc học tập suốt đời. Lenin khuyên: “Học, học nữa, học mãi”. Bác Hồ cũng luôn quan tâm tới việc học tập của toàn dân. Người chỉ rõ: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”

Không rõ biên, kịch, đạo diễn, diễn viên Tùng Dương ngu hay giả vờ ngu để chửi xoáy vậy. Bởi cái câu “Học, học nữa, học mãi “ của cụ Le Nin là học hỏi thêm kiến thức trong cuộc sống xã hội chứ ko phải học mỗi sách vở ngành giáo dục, cũng chẳng có ý ép học sinh cắm đầu vào sách vở học mãi. Do suy nghĩ lệch lạc của mỗi người khi đọc câu đó thôi

Đã từng rất thích xem phim của diễn viên Tùng Dương đóng, nhưng quả thật khi thấy anh ấy phát ngôn thế này thì thật đáng buồn.

Trong khi anh được xã hội ưu ái cho việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học, thì ở vùng xâu, vùng xa, nhiều bậc giáo viên đang rất vất vả đưa con chữ đến với các em học sinh nghèo. Dù khó khăn nhưng nhiều em đã rất nỗ lực học hành và đạt những thành tích nhất định. Sự nỗ lực ấy chính là nhờ vào câu nói "Học, học nữa, học mãi", anh khuyên nên giáo dục bỏ câu nói này cũng chính là đang khuyên các em học sinh ấy đừng nỗ lực trong học tập nữa đấy.

Câu “Học, học nữa, học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học, luôn luôn học hỏi những điều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công. Chứ không có ý là phải tạo quá nhiều áp lực cho người học và bắt các em học sinh phải học như những cỗ máy.

Có thể anh nghe được thông tin về một cháu học sinh tự tử do áp lực của việc học, nhưng thực sự anh đã nhầm khi so sánh sự việc này với câu nói trên.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...