Thực tế cho thấy tham nhũng song hành với quyền lực, gắn với công tác cán bộ, với công tác xây dựng Đảng. Khi bổ nhiệm cán bộ, có thể lúc này lúc khác vẫn để lọt một số trường hợp được “nâng đỡ không trong sáng”, nhưng cơ bản người được bổ nhiệm đều hội đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực. Sự tha hóa thường chỉ nảy sinh trong quá trình công tác, khi quyền lực đi liền với những cám dỗ mà người thiếu bản lĩnh, dao động tư tưởng sẽ dễ bị sa ngã. Đó chính là quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - một kẻ thù giấu mặt vô cùng nguy hiểm, khó nhận diện và đến nay vẫn là một thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ,
với quyết tâm cao phòng, chống tham nhũng “không dừng, không nghỉ, không kể đó
là ai, không có vùng cấm”. Giải pháp “ba không” của nhiệm kỳ Đại hội XII trở về
trước, nay đã được bổ sung “không muốn” tham nhũng (không thể, không dám, không
cần, không muốn) nhằm xác định tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng chống tham nhũng, lãng phí, trước
hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu. Điều này một lần nữa cũng
khẳng định quan điểm nhân văn, nhân đạo của Đảng trong xử lý tiêu cực: Xử một
vài người để răn đe, giáo dục, cảnh tỉnh người khác đừng vi phạm; cảnh báo,
ngăn ngừa là chính, không phải cốt xử cho nhiều, xử cho nặng mới là nghiêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét