Cấn Thị Thêu thường được biết đến như một gương mặt tiêu biểu trong giới “dân oan” – tức những nông dân biểu tình và khiếu kiện lâu năm để đòi quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam. Quả vậy: bà Thêu bị truy tố lần đầu vào năm 2014, do có hành vi “chống người thi hành công vụ” khi ngăn cản việc giải phóng mặt bằng một khu đất thuộc dự án khu đô thị mới Dương Nội, với lý do bà chưa được đền bù một cách thỏa đáng. Dù vậy, sau khi mãn hạn tù vào năm 2015, Cấn Thị Thêu đã vượt ra ngoài phạm vi khiếu kiện đất đai thuần túy, để bước chân vào các hoạt động tuyên truyền chống chế độ. Chẳng hạn, trong hai năm 2015-2016, bà Thêu đã đưa hàng trăm nông dân khiếu kiện tham gia những cuộc biểu tình nhằm chống chế độ hoặc kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội:
Nhưng vì sao bà Thêu lại có bước chuyển này? Chúng ta sẽ có câu
trả lời, nếu quan sát các hoạt động mà nhóm bà Thêu từng thực hiện.
Trước tiên, phải thấy rằng hoạt động của nhóm bà Thêu không giới
hạn trong tầng lớp nông dân. Không có chuyện bà Thêu dừng ở việc hỗ trợ nông
dân khiếu kiện đòi đất đai, chỉ được nông dân biết đến, và chỉ trao đổi tiền
bạc, thông tin với nông dân. Thay vào đó, mỗi hoạt động của nhóm Cấn Thị Thêu
đều là một quy trình bao gồm 3 công đoạn:
– Bước 1: Bà Thêu và các nông dân khác làm những hoạt động thực
địa như đưa đơn kiện, biểu tình…, đồng thời ghi hình những hoạt động đó và đăng
lên mạng xã hội.
– Bước 2: Giới chống Cộng like, share thông tin của nhóm bà
Thêu, hỗ trợ tiền và phương tiện để nhóm bà tiếp tục biểu tình, đồng thời viết
báo cáo về vụ việc gửi các tổ chức và chính phủ nước ngoài.
– Bước 3: Các tổ chức và chính phủ nước ngoài đọc báo cáo, từ đó
quyết định tài trợ và bao gồm các nhóm chống Cộng giúp đỡ bà Thêu, đồng thời
dùng thông tin về vụ việc để gây sức ép với Chính phủ Việt Nam khi thương lượng
về các vấn đề chính trị và kinh tế.
Như vậy, các hoạt động của bà Thêu nằm gọn trên một dây chuyền
sản xuất biểu tình mang tính đồng sàng dị mộng – ở đó các nông dân muốn nhận
lại đất đai, danh dự và nhận thêm tiền từ giới chống cộng; giới chống Cộng muốn
lật đổ chế độ và nhận thêm tiền từ nước ngoài; còn nước ngoài muốn có vụ việc
để thương lượng chuyện tiền bạc, chính trị với Việt Nam. Vì các bên tham gia
dây chuyền này chẳng có động cơ chung nào khác ngoài tiền, có thể nói tiền là
nhiên liệu chính để vận hành nó. Tầm quan trọng của tiền trong dây chuyền này
cho thấy nó thuộc về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, và bà Thêu, cùng
các nông dân đòi đất khác, đã bị biến thành công nhân biểu tình thuê cho nước
ngoài. Dù bà Thêu hô khẩu hiệu đòi đất hay khẩu hiệu chống chế độ, thực ra công
dụng thật của bà là giữ cho dây chuyền sản xuất biểu tình tiếp tục hoạt động từ
ngày này sang ngày khác, ngay cả khi nó không tạo ra được bất cứ thay đổi nào
mà nó đã hứa hẹn cho xã hội Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét