Cách đây mấy ngày, trang BBC có đăng bài viết "Bao giờ tro cốt của cố đại tá Bùi Tín 'được về Việt Nam", trong đó, có dẫn ý kiến của một người bạn của Bùi Tín tại Pháp nói rằng, chính quyền Việt Nam gây khó dễ cho gia đình Bùi Tín khi không cho phép đưa hài cốt của ông này về nước. Theo bà này, sở dĩ chính quyền làm điều này do lo sợ đám tang của Bùi Tín giống với "đám tang của ông Hoàng Minh Chính, của tướng Trần Độ, của ông Nguyễn Trọng Vĩnh, của ông Nguyễn Thanh Giang".
Dù không biết thông tin trên có đúng sự thật không,
nhưng tôi nghĩ, kể cả chính quyền không cho gia đình đưa tro cốt
của Bùi Tín về Việt Nam cũng là điều dễ hiểu và người dân
chúng tôi rất ủng hộ. Đó là cái kết xứng đáng cho một kẻ
phản bội chế độ, chỉ vì lo nghĩ về quyền lợi của bản thân
mà sẵn sàng phản cờ, bám gót ngoại bang.
Người dân làm sao có thể tha thứ cho một kẻ từng
được chế độ nuôi dưỡng, làm tới chức đại tá, Phó tổng
biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, trước những
biến chuyển bất lợi của tình hình thế giới lại sẵn sàng đào
tẩu khỏi đất nước, lên khắp các phương tiện truyền thông
bôi xấu chế độ, bôi nhọ hình ảnh Bác Hồ, đại tướng Võ
Nguyễn Giáp… Một kẻ phản bội, chống phá suốt mấy chục năm,
đến khi cuối đời, lại giở trò nước mắt cá sấu để xin trở
lại cố hương, liệu quá dễ dàng với ông ta hay không.
Nếu nhìn ở góc độ tích cực, việc nhà nước
không cho Bùi Tín an táng tại quê nhà, chính là bảo vệ danh dự
cho chính Bùi Tín và gia đình ông ta. Bởi lẽ, nếu ở Pháp hay
bất cứ nước nào, chẳng ai biết đây là nấm mộ của một kẻ
phản bội, nhưng nếu ở Việt Nam, vết nhơ đó không bao giờ rửa
sạch.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét