Nhà thơ Giáng Vân chia sẻ quan điểm đồng tình với Phạm Văn Hải về “xã hội dân sự” và “xã hội văn minh”. Ở đó, cho rằng “Việt Nam đang hình thành xã hội dân sự trên mạng xã hội, không tham gia sẽ thiệt thòi và bị xã hội văn minh bỏ lại phía sau”. Nhận định này có vẻ khá lạc hậu vì lẽ, số người dùng Internet tại Việt Nam đứng đầu trên thế giới, cho đến hiện tại, Việt Nam có 68,72 triệu người sử dụng Internet, chiếm 70,3% dân số**, tốc độ **Internet cố định và di động xếp lần lượt thứ 42 và 48 trên thế giới, theo số liệu từ của Trung tâm Internet Việt Nam. Ở trên đó, người ta có thể biểu đạt mọi vấn đề từ khó đến dễ, từ lớn đến bé, từ đơn giản đến phức tạp và thậm chí còn có thể “thích làm gì thì làm” ở một chừng mực nhất định. Vậy thì xã hội dân sự trên Internet đã quá chi là dân sự rồi đấy chứ, ai dám nói rằng mạng xã hội tại Việt Nam không phải là xã hội nào. Trực tiếp trải nghiệm chúng ta cũng thấy, trên không gian mạng, đủ thể loại thành phần xuất hiện với muôn hình vạn trạng những câu chuyện khác nhau, thật có, dở có và “nửa nạc nửa mỡ” không ít, thậm chí, “rác” cũng nhiều.
Có thể khẳng định rằng
sự văn minh trong một xã hội dân sự trên không gian mạng tại Việt Nam có thể đủ
để làm mẫu cho Thế giới. Nói thêm về độ VĂN MINH trên “xã hội số đó” thì phụ
thuộc rất nhiều vào cách hành xử của mỗi chủ thể tham gia, vì trên không gian
mạng tồn tại cái gọi là “yếu tố ảo”, chính vì vậy người ta được mang vỏ bọc để
thậm chí có “nhỡ mồm” hay “ngây dại” cũng đỡ ê chề, “làm sai cũng dễ dàng chỉnh
sửa”.
Nên Dân sự và văn minh
đều là cơ hội và tồn tại từ lâu chứ đâu phải là thứ gì đó xa vời đến mức cần
mấy “nhà Dâm chủ” phải lên tiếng hoặc kêu gọi. Hoặc có lẽ, lời kêu gọi ở đây
hướng đến những ý đồ khác có phần thâm hiểm hơn theo kiểu “đ.ố.t nhà đi”,
“đ.á.n.h n.h.a.u đi”, “c.ã.i v.ã đi” hay “c.h.ố.n.g đ.ố.i đi”. Vậy nên, bỏ lại
phía sau hay tiến về phía trước vẫn phụ thuộc vào chính chúng ta, những Công
dân số văn minh và không ngây thơ, dễ dàng để ai đó, thế lực nào kích động, dắt
mũi đi theo những ý đồ tối tăm, mù mịt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét