Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh đối với lực lượng Công an nhân dân nói chung trong đó có Cảnh sát cơ động. Đặc biệt tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam phần về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã xác định. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng Hải quân, Phòng không, không quân, lực lượng An ninh, Tình báo, Cảnh sát cơ động".
Nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII cũng tiếp tục xác định: “Xây dựng Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu
tiên hiện đại hóa các lực lượng hải quân, phòng không - không quân, tác chiến
điện tử, trinh sát kỹ thuật, cảnh sát biển, tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát
cơ động... Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược
bảo vệ an ninh quốc gia xác định ưu tiên kinh phí, đầu tư trang bị phương tiện
đảm bảo cho lực lượng Cảnh sát cơ động tiến thẳng lên hiện đại.
Ngày 31/3/2021, Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 31/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hiện đại hóa lực lượng
Cảnh sát cơ động đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. Do vậy, việc xây dựng Luật
Cảnh sát cơ động là một bước quan trọng để thể chế hóa các chủ trương, quan
điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp
vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Tại khoản 2, Điều 14
Hiến pháp năm 2013 quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng”. Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013 đang quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Cảnh sát cơ động được thực hiện nhiều hoạt động liên quan tới hạn
chế quyền con người, quyền công dân. Theo đó, Cảnh sát cơ động là lực lượng
nòng cốt áp dụng biện pháp vũ trang (sử dụng sức mạnh thể chất và sức mạnh của
vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
hiện đại được trang bị) để đấu tranh chống khủng bố, trấn áp, giải quyết các vụ
bạo loạn, biểu tỉnh, tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự... trực tiếp
tác động đến sức khỏe, tính mạng của các đối tượng phạm tội. Bên cạnh đó, để
thực hiện nhiệm vụ trong những trường hợp cấp bách, Cảnh sát cơ động được quyền
huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự, yêu cầu các cơ quan cung cấp sơ
đồ, thiết kế, bản vẽ công trình và được vào chỗ ở của cá nhân, trụ sở cơ quan,
tổ chức... Vì vậy, để đảm bảo tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013, các quy
định trên cần thiết phải được thể hiện ở văn bản Luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét