Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH




Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng Việt Nam vẫn đang duy trì số lượng hình phạt t.ử hình ở mức cao. Đây là cơ hội để các đối tượng phản động đăng tải các bài viết nhằm xuyên tạc, đả kích Đảng, Nhà nước.

Tổ chức Ân xá quốc tế từ lâu đã quá quen thuộc với những chiêu bài lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để phá hoại nộ bộ, đặt các yêu sách vô cớ đối với Chính phủ Việt Nam. Nguồn thông tin của tổ chức này thì mập mờ, luận điệu vô căn cứ là một món mồi ngon để các đối tượng phản động lợi dụng xuyên tạc.

Như đề cập ở trong bài đăng của mình, tổ chức Ân xá quốc tế (AI) đưa ra số liệu như sau: “Chính quyền Việt Nam đã ban hành ít nhất 119 án t.ử hình, đứng thứ bảy trên thế giới.Ngoài ra, số lượng t.ử tù hiện đang chờ bị hành quyết cũng lên đến hơn 1.200 người”. AI cũng nêu: thông tin về số án t.ử là bí mật nhà nước nhưng chẳng hiểu sao họ lại có được số liệu cụ thể đến vậy, phải chăng đều là bịa đặt.

Với tình hình thế giới hiện nay, việc đảm bảo dân chủ, nhân quyền đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, việc áp dụng t.ử hình không thể chỉ xét riêng về mặt dân chủ, nhân quyền mà còn phải tính tới việc bảo đảm trật tự xã hội, bảo đảm việc thực thi pháp luật của nhân dân.

Mặc dù Việt Nam hiện nay vẫn thuộc về những quốc gia duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật, nhưng số lượng tội danh có thể bị kết án tử hình trong BLHS đã giảm liên tục kể từ năm 1999. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang đi theo xu hướng chung của thế giới là giảm bớt hình phạt này.

Nhà chính trị học Nga Vladimir Kolotov cho rằng: phương Tây đang lợi dụng việc "bãi bỏ án t.ử hình" để can thiệp vào nội bộ các nước, nhằm làm suy yếu luật pháp và an ninh các nước đó. Tại Việt Nam, việc bỏ hẳn án t.ử hình sẽ còn phải đưa ra nghiên cứu một thời gian dài nữa mới có thể đưa ra quyết định.

 

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

HƯ CẤU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ SAI SỰ THẬT

Chúng ta luôn tôn trọng tính hư cấu của tác phẩm nghệ thuật. Đối với nghệ thuật thì sẽ có những tình tiết mang tính hư cấu là sự vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những nhân vật, câu chuyện nhằm phản ánh cuộc sống. Như vậy, hư cấu ở đây là tạo hình và không có thật để phản ánh sự thật. Về mặt bản chất, cái không có thật ở đây được tác giả vẽ ra để phản ánh cuộc sống, dựa vào chất thật, cùng lắm là hướng con người đến mục đích tốt đẹp chứ không phải xấu xa. Vậy thì tính chất phản ánh cuộc sống vẫn phải đảm bảo từ tương đương hoặc quá lên theo hướng tốt chứ không phải là sai trái, đi ngược lại với sự thật.

Bộ phim The Roundup của Ma Dong Seok bị cấm chiếu ở Việt Nam là có lý do của nó cả. Đây là một minh chứng cho việc lợi dụng hư cấu để xuyên tạc, phá hoại theo chiều hướng tiêu cực. Nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt khán giả. Trong bộ phim này có rất nhiều tình tiết sai sự thật về Việt Nam, khi mà nó lấy bối cảnh của Việt Nam kèm theo lời thoại thậm chí còn có câu "Ở đất nước này, không ai được bảo vệ thì chúng ta phải tự bảo vệ..."Diễn viên đóng vai Công an Việt cũng là người Hàn, chĩa súng vào tất cả mọi người (phi thực tế và không bao giờ có ở Việt Nam) thì coi nó có đúng sự thật hông? The Roundup phản ánh hình ảnh Việt Nam như một thiên đường cho tội phạm quốc tế, mà trong phim là từ Hàn Quốc. Hình tượng phản diện chính chuyên đi bắt cóc khách du lịch Hàn Quốc đòi tiền chuộc, xong nạn nhân được tiễn thẳng ra chuồng gà.

Vậy thì bấy nhiêu đó đủ thấy nó bị cấm chiếu là đúng, khỏi bàn. Bây giờ mà để nó chiếu mới là vấn đề tạo sóng và gây phản ứng dữ dội trong dư luận. Nên suy cho cùng thì nghệ thuật hay bất cứ hoạt động nào cũng phải tuân thủ pháp luật, không xâm hại đến những khách thể, chủ thể trong xã hội được pháp luật bảo vệ, tôn trọng, phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Sân chơi này là của Việt Nam và các bạn muốn chơi ở đây thì phải tuân thủ luật chơi. Bản chất nước nào cũng thế thôi, chẳng ai cho các bạn mượn nhà của người khác để đi ăn cướp hay điều, dựng chuyện nói xấu chủ nhà cả. Tư duy lại đi những “kẻ làm phim nghiệp dư” mỏ dài hơn cổ.



 

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2024

NHÂN QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG: QUYỀN KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN CỦA CON NGƯỜI

 

Tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác.

Vì tư tưởng dẫn dắt hành động nên tự do tư tưởng có lẽ là tự do đầu tiên và thiết yếu nhất. Tự do tư tưởng thường được hiểu là quyền suy luận, phán đoán, phán xét theo ý nghĩ của mình. Tự do tư tưởng là tư duy một cách tự do, không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, bởi định kiến, thiên kiến hoặc sự sợ hãi. Nhìn từ nhiều tôn giáo, tự do ý chí - tự quyết về tư tưởng không phải là một món quà từ bất kỳ một chủ thể bên ngoài nào, mà chính là một quyền tự nhiên, một bản năng của con người. Tự do tư tưởng có vai trò thiết yếu đối với mọi cá nhân và cộng đồng, nhưng quyền này là đặc biệt thiết yếu đối với người trí thức - những người lấy việc tư duy, suy nghĩ về các vấn đề tự nhiên, xã hội làm hoạt động chính của mình. Một vị lão thành cách mạng Việt Nam đã có so sánh rất hay rằng: dân chủ hoá đối với nông dân là được ruộng cày, được giảm tô thuế, dân chủ hoá đối với trí thức trước hết là được tự do tư tưởng. Từ góc độ pháp lý quốc tế, các quyền tự do tư tưởng, lương tâm (freedom of thought, conscience) được ghi nhận chung với tự do tôn giáo trong Điều 18 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR, 1948), sau đó được cụ thể hóa tại Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966 - Việt Nam đã tham gia vào năm 1982), theo đó: Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã giải thích rõ thêm (trong Bình luận chung số 22 thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993 của Ủy ban): “Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo có tính bao quát và sâu sắc. Nó bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề, tự do tin tưởng và giữ niềm tin vào các tôn giáo hay tín ngưỡng, cả trên phương diện cá nhân hay tập thể. Các quyền tự do này phải được tôn trọng và không thể bị hạn chế hay tước bỏ trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia…”.

Gần với tự do tư tưởng, quyền tự do tín ngưỡng được Hiến pháp 1946 ghi nhận (Điều 10). Các hiến pháp tiếp theo ghi nhận “quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo”; (Điều 26 Hiến pháp 1959, Điều 68 Hiến pháp 1980) và quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” (Điều 70 Hiến pháp 1992). Tự do tư tưởng ít nhiều được đề cập đến trong nhiều văn kiện của nhà nước. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, trong suốt gần 30 năm qua, lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường sử dụng vấn đề quyền con người và dân chủ làm công cụ để đẩy mạnh chống phá chế độ chính trị - xã hội ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực tư tưởng, có thể khái quát như sau:  Về mặt tư tưởng, là hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa thường được nhân danh “tư tưởng văn hóa phương Tây” hoặc “quan niệm của các quốc gia phát triển” với nội dung cơ bản là: quan niệm một cách phiến diện, có khi tuyệt đối hóa quyền cá nhân và các quyền dân sự, chính trị đến mức đồng nhất chúng với quyền con người nói chung; coi nhẹ quyền của tập thể, của dân tộc và chủ quyền quốc gia; coi nhẹ tính bình đẳng của các chủ thể quyền và các nội dung quyền, nhất là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, vốn chiếm vị trí cơ bản và là yêu cầu có tính bức thiết đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tự do về tư tưởng được thể hiện bởi cách bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề lĩnh vực nào đó trong xã hội, quan điểm này dựa trên suy nghĩ có định kiến cụ thể của cá nhân, tuy nhiên, quyền tự do đó phải dựa trên Hiếp pháp, pháp luật của Nhà nước.

Thời gian qua, các thế lực thù định, phản động hoạt động ngày càng tinh vi; Được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm lôi kéo kích động nhân dân tham gia các hoạt động chống phá Nhà nước. Chúng xuyên tạc, bôi nhọ hạ uy tín của Đảng, Nhà nước, truyền bá tác động vào tư tưởng của nhân dân.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng, dịch vụ tiện ích trên không gian mạng, thời gian gần đây, một số tổ chức phản động và cơ hội chính trị tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc, kích động, kêu gọi người dân thông qua các bài viết được đăng tải trên các trang mạng xã hội nhằm chống Đảng, Nhà nước.

Trước âm mưu thâm độc đó, mỗi công dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác trong việc tiếp nhận các nguồn thông tin, tích cực góp phần tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng. Tuyệt đối không nghe theo lời tuyên truyền xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm về cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; chủ động bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội.

Chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, của cả hệ thống chính trị, mọi cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân; các chủ trương, giải pháp cơ bản cần được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và có hệ thống.

Mỗi công dân hãy nêu cao ý thức cảnh trong việc đấu tranh, phát hiện và tố giác kịp thời những hành vi sai trái và những biểu hiện tư tưởng lệch lạc của các đối tượng, báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để có biện biện pháp xử lý kịp thời tránh để hậu quả nghiêm trọng. Làm tốt công tác đấu tranh với luận điệu chống phá, kích động của các thế lực thù địch là góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững./.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ THAM NHŨNG VÀ GIẢM ÁN

Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được Đảng, Nhà nước ta tiến hành với nhiều bước tiến mới, trong đó có việc triển khai thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà người đứng đầu là Bí Thư tỉnh uỷ, thành phố.

Thời gia vừa qua, với sự nỗ lực không biết mệt mỏi, Ban Chỉ đạo đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ đại án, làm cho công cuộc thanh lọc bộ máy của Đảng, Nhà nước thực sự hiệu quả, không có vùng cấm. Đã đưa được “quyền lực vào trong lồng cơ chế”. Đứng trước thực tế nhiều uỷ viên Trung ương, thậm chí có cả Uỷ viên Bộ Chính trị bị thi hành kỷ luật, xử lý hình sự về những sai lầm, tội lỗi do mình gây ra, không xứng đáng với vị trí mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó thì cũng có một số ý kiến tỏ ra băn khoăn là xử lý cán bộ có tài thế thì lấy ai mà làm việc? Và ngay lập tức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “con chị nó đi, còn dì nó lớn”, đất nước này không thiếu người tài, không sợ thiếu cán bộ có năng lực. Lớp lớp thế hệ như sóng cuộn trào, sóng sau xô sóng trước là quy luật tất yếu cho sự phát triển. Đừng có cậy tài mà làm càn, làm láo.

Bên cạnh đó xuất hiện những ý kiến băn khoăn về việc cán bộ tham nhũng, tiêu cực khi đưa ra xét xử bồi hoàn lại kinh phí cho Nhà nước thì được giảm án. Một số còn so sánh với các nước khác ở khung và mức hình phạt. Về vấn đề này thì các vị hãy hiểu rằng, cái gì cũng phải dựa theo quy định của pháp luật, không phải muốn và thích là tuyên người ta thế nào cũng được, chừng nào luật quy định thì các vị hãy nói. Thứ nữa là, trong xu thế hiện nay chúng ta đều biết rằng, những vụ án tham nhũng, tiêu cực, đại án thì thiệt hại về kinh tế, chính trị, xã hội,… là khôn lường, mất mát quá nhiều. Chính vì thế Đảng, Nhà nước chủ trương đấu tranh nhưng phải làm sao thu hồi được nhiều tài sản càng tốt. Điều này là phù hợp bởi lẽ hậu quả của tham nhũng, tiêu cực cũng đã xảy ra rồi, tài sản không thu được thì coi như mất hết. Nhưng Nhà nước ta vốn rất khoan hồng nên đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. Có bồi hoàn lại tiền thì sẽ giảm án là đương nhiên phù hợp. Hay các người muốn kiểu bồi hoàn nhưng không giảm để rồi chẳng ai bồi hoàn lại hay sao? Suy cho cùng, những cán bộ vướng vào vòng lao lý là bản thân họ, gia đình, mấy đời sau cũng đã mất mát và đánh đổi rất nhiều như các cụ đã có câu: “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Chẳng ai muốn đánh đổi kiểu đó nên cũng không lo việc “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

Nên tóm lại, ủng hộ chủ trương thu hồi tài sản, linh hoạt các cách thức trong đó có việc cho các bị cáo bồi hoàn thiệt hại. Đó mới là tầm cỡ của sự cao tay trong công cuộc thanh lọc đầy khó khăn và đau đớn này.



 

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Khoảng 6h45 phút sáng ngày 26 tháng 6, tại bãi biển Phú Quốc, trung tá quân nhân chuyên nghiệp Bùi Văn Nhiên, công tác tại Phòng Chính trị, Nhà máy Z195, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng khi nghe thấy tiếng kêu cứu. Anh lập tức lao xuống biển cùng nhân viên cứu hộ tại khu vực để cứu người. Nạn nhân là cháu Nguyễn Nhân Phúc Lâm, sinh năm 2009.

Sau khi cứu được cháu bé an toàn, đồng chí Nhiên đã có dấu hiệu đuối sức, được đồng đội đưa vào bệnh viện Dương Đông cấp cứu. Tuy nhiên, đồng chí đã không qua khỏi.

Những sự ra đi của người lính trong thời bình chưa bao giờ khiến nhân dân hết đau buồn, nhưng sự ra đi của các anh sẽ mãi được khắc ghi, bởi sự ra đi của các anh là để cho một mảnh đời khác được sống tiếp.

Màu xanh áo lính sẽ mãi là niềm tự hào của nhân dân, những tấm gương như anh sẽ luôn là động lực để những người bộ đội cụ Hồ noi theo và phấn đấu không ngừng. Một tấm áo xanh lại ngã xuống, một cuộc đời ở lại.

Thành kính phân ưu! Xin chia buồn với gia đình của anh. Nhân dân sẽ mãi khắc ghi công lao của anh



CHÂN TRỜI MỚI MEDIA: ĐỪNG DỰNG CHUYỆN VỀ CÂU CHUYỆN CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM

 

Trang Chân trời mới Media vừa qua đã lục lại một bài viết của báo vietnamnet đăng tải liên quan đến phát biểu của ông Chung thời còn làm giám đốc Công an Thành phố Hà Nội. Theo như bài viết, ông Chung từng phát biểu: “tham nhũng mà thoát án t.ử hình thì thật là không công bằng”.

Đây chẳng qua cũng là chiêu trò “bới lông tìm vết”, thủ đoạn bôi nhọ Đảng, Nhà nước của các đối tượng. Nếu như thời ông Chung còn đương nhiệm mà còn tham nhũng và bị xử lý thì đó mới là cái đáng nói.

Tư tưởng của mỗi người sẽ luôn thay đổi, có người phát triển nhận thức theo hướng tốt, người thì bị tha hóa bởi quyền lực. Đáng tiếc cho một người có tài như ông Chung lại bị tha hóa bởi cái quyền lực mà ông được trao, đây là cái sai không ai có thể phủ nhận.

Thế nhưng, các đối tượng lại đánh đồng cả Đảng, Nhà nước vào trong vấn đề này. Ông Chung chẳng đại diện cho cả một đất nước, cho Đảng Cộng sản Việt Nam, dù chức vụ ông ta có to đến đâu thì cũng chỉ là một hạt nhân của Đảng, chẳng thể nào một lời nói có thể điều khiển cả hệ thống pháp luật.

Cụ Tổng đã rất kiên quyết với công cuộc đốt lò của mình, từng cá nhân, tổ chức có liên quan đến tham nhũng đều sẽ được đưa ra ánh sáng và chịu hình phạt thích đáng. Vụ việc của ông Chung sẽ được xử lý đúng pháp luật, thà cắt đi một vài cành sâu mọt để cứu lấy cả cái cây.



NỰC CƯỜI VỚI KHÁI NIỆM "ĐỒNG BÀO" CỦA VOA

 

Mới đây, trên trang phản động VOA đã đăng tải một bài viết liên quan đến việc một lính Mỹ gốc Việt đã bị quân đội Nga bắt giữ và phải đối mặt với hình phạt nặng nhất là phía Nga. VOA ngay lập tức đưa ra luận điệu cho rằng Việt Nam đang không có biện pháp giải cứu kiều bào.

Được biết, người cô của tên lính đánh thuê này cũng bình luận trên FB, yêu cầu Việt Nam phải giải cứu anh ta nếu không sẽ tổ chức biểu tình trên đất Mỹ. Một yêu cầu hết sức nực cười từ phía người nhà anh lính và phía VOA.

Nếu như đã là người của Quân đội Mỹ thì việc bảo hộ phải là do phía Mỹ chứ Việt Nam không có nghĩa vụ phải can thiệp vào việc nội bộ giữa Nga và Mỹ. Nói là đồng bào chứ phát biểu của người nhà như vậy cũng đủ hiểu mức độ “đồng bào” của anh ta và gia đình với Việt Nam như thế nào rồi.

Một người mang quốc tịch Mỹ mà đòi Việt Nam can thiệp giải cứu thì thật là nực cười. Trong bài viết của VOA có đề cập đến mối quan hệ của Việt Nam và Nga rất tốt đẹp, đây là điều kiện để VN có thể giải cứu Andy Huynh.

Thật nực cười khi chúng luôn miệng yêu cầu Việt Nam phải phản đối Nga trong xung đột Nga - Ukraine vậy mà giờ lại đòi hỏi Việt Nam tận dụng mối quan hệ tốt đẹp ấy. Đúng là bản chất của các đối tượng phản động đời đời vẫn vậy, cái gì cũng đổ tại Cộng sản mà lúc hoạn nạn thì lại hai chữ “đồng bào”.

 


MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...