Bức ảnh này được chụp vào tháng 7/2016 ngay sau sự kiện Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông (PCA) ra phán quyết “Yêu sách "quyền lịch sử" và "đường 9 đoạn" bao phủ 3,5 triệu km2 ở Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế”. Phán quyết được coi là một thắng lợi của Philippines và được các nhà dân chủ, nhân quyền và yêu nước nửa mùa lao vào chỉ trích Chính phủ Việt Nam thậm tệ vì không dám học theo Philippines, không dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Có một điều mà nhiều
người ít biết, phán quyết này chỉ có giá trị tham khảo về pháp lý và không có
cơ chế thi hành. Tức là, Philippines được coi như là người thắng kiện và… hết.
Chính phủ Philippines
dũng cảm ư? Tuy nhiên, với giới chính trị Philippines, đây chỉ là một chiến
thắng phục vụ phe thân của Tổng thống Aquino trong cuộc chiến chạy đua vào ghế
lãnh đạo đất nước. Ngay khi ông Duterte thắng cử và nhậm chức, phán quyết này
bị “đặt vào một góc” vì nó vốn chẳng để làm gì và cũng chẳng có tác dụng gì
trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Với lại, ông Duterte là một người
theo chủ nghĩa thân Trung Quốc, ông sẵn sàng gạt phán quyết này qua một bên để
tham gia vào “Một vành đai, Một con đường”. Xem ra, sự dũng cảm của các bạn đôi
khi nó hơi vô cùng.
Chưa hết, sự dũng cảm
mà nhóm người này nghĩ, chắc là nằm ở khoảng 30 - 70 triệu đô la cho việc theo
đuổi vụ kiện. Theo phát ngôn viên Rigoberto Tiglao của Văn phòng Tổng thống
Philippines, riêng chi phí luật sư cho vụ kiện này đã lên tới 30 triệu đô la.
Sau khi Tòa PCA ra phán quyết thì Philippines cũng phải nộp thêm 15 triệu đô la
để nhận phán quyết và rồi… bỏ không cái phán quyết đó. Cựu thượng nghị sĩ của
Philippines, Francisco Tatad đã lên an chính quyền Philippines vì đã sử dụng
hàng chục triệu đô cho một phán quyết tồn tại trên giấy. Tờ Inquirer
Philippines đã đặt tiêu đề: “Vụ trọng tài Biển Đông tốn bao nhiêu tiền? Ai đã
trả tiền? Và ai đã nhận nó?”. Tờ này còn lật tẩy rằng, chính vì Trung Quốc
không tham vụ kiện nên Philippines đã phải đài thọ toàn bộ vụ kiện đó với mức
chi phí vào khoảng 3,13 triệu đô. Đó là cái giá của sự dũng cảm, phải không?
Tiền phải sẽ đánh đổi được sự dũng cảm?
Sự dũng cảm này được
tờ China Daily mô tả rằng: “Họ đã chi quá nhiều tiền chỉ để đổi lấy một phán
quyết bỏ đi. Chính phủ Philippines nên công khai chứ đừng lừa bịp dân chúng”.
Thực tế, việc ca ngợi
Chính phủ Philippines dũng cảm không phải là họ nghĩ thế đâu. Mà họ chỉ là đang
tìm một cái cớ, một cái gì đó vin vào để chửi bới Chính phủ Việt Nam, cho thỏa
lòng cái tấm lòng của họ. Có một tiền lệ rằng, 99% các vụ tranh chấp chủ quyền
trên thế giới dựa vào chiến tranh, chiến tranh ở đây có thể là chiến tranh súng
đạn, chiến tranh trên bàn đàm phán. Tiền lệ nào trên thế giới cho phép một Tòa
án quốc tế phán xử chủ quyền quốc gia? Xin thưa là không.
Chính phủ Việt Nam mà
các người chửi là “hèn và thiếu dũng cảm ấy” được Viện nghiên cứu khoa học
chính trị Lowy của Úc coi là hình mẫu mà Philippines cần phải học trên Biển
Đông. Trong khi Việt Nam củng cố chủ quyền bằng quốc phòng, tôn tạo các hòn
đảo, nâng cấp hải quân và không quân, bê tông hóa các điểm đóng quân… thì
Philippines với mức chi tiêu ngân sách quốc phòng tương tự lại để binh sĩ hâm
nóng đồ hộp từ nước biển (một cách nói kháy là để binh sĩ sống trong điều kiện
thiếu thốn). Có một phép so sánh nhỏ, Philippines hào phóng dùng 50 triệu đô để
theo đuổi vụ kiện còn Việt Nam sẽ sử dụng 50 triệu đô đó lắp đặt hệ thống điện
mặt trời các đảo ở Trường Sa. Điều gì thiết thực hơn thì chắc là đã rõ rồi.
Mà nếu chi khoảng 1000
- 1200 tỷ đồng cho một vụ kiện thì các bạn tin không, những người cầm tấm biển
“Chính phủ Philippines dũng cảm” sẽ cầm tấm biển khác với nội dung là “phí tiền
thuế dân” hoặc “để tiền cho người nghèo”. Còn lạ gì cái đám tiêu chuẩn kép này
nữa.
Trong thời gian qua,
không ít lần Việt Nam bị tố là âm thầm mở rộng và bê tông hóa các đảo đóng quân
tại Trường Sa. Chính ngư dân Philippines cũng cho biết họ từng xin đậu trú bão
tại đảo Song Tử Tây do Việt Nam quản lý chứ không thể neo đậu tại đảo Song Tử
Đông do Philippines quản lý do cơ sở vật chất gần như không có trong khi hai
đòn đảo có thể nhìn thấy được nhau. Trong tháng 05 vừa qua, khi Philippines
tiến hành lắp đặt các phao chủ quyền tại một số đảo ở Trường Sa thì ngư dân
Philippines còn nêu thêm rằng Việt Nam đã lắp hàng trăm, cả ngàn phao như vậy
rồi.
Do đặc thù lịch sử,
Việt Nam và Philippines chọn các đường lối ngoại giao khác nhau. Một bên là độc
lập tự chủ, một bên là “đồng minh mạnh tạo ra sức răn đe mạnh”. Có câu “kẻ thù
có thể được tha thứ nhưng hàng xóm là vĩnh viễn” và cũng có cả một câu thế này
“không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới
là vĩnh viễn”.
Chính phủ Việt Nam có
thể không dũng cảm như thông điệp trên những tấm biển của nhiều người. Nhưng
Chính phủ Việt Nam vẫn đang không lùi bước, can trường và quyết đoán trong vấn
đề Biển Đông. Ai dũng cảm hơn ai, nhìn thực tâm là thấy rõ rồi. Và những người
hồi đó cầm những tấm biển này, nhìn lại có thấy ngại không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét