Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được Đảng, Nhà nước ta tiến hành với nhiều bước tiến mới, trong đó có việc triển khai thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà người đứng đầu là Bí Thư tỉnh uỷ, thành phố.
Thời gia vừa qua, với
sự nỗ lực không biết mệt mỏi, Ban Chỉ đạo đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ đại án,
làm cho công cuộc thanh lọc bộ máy của Đảng, Nhà nước thực sự hiệu quả, không
có vùng cấm. Đã đưa được “quyền lực vào trong lồng cơ chế”. Đứng trước thực tế
nhiều uỷ viên Trung ương, thậm chí có cả Uỷ viên Bộ Chính trị bị thi hành kỷ
luật, xử lý hình sự về những sai lầm, tội lỗi do mình gây ra, không xứng đáng
với vị trí mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó thì cũng có một số ý kiến tỏ
ra băn khoăn là xử lý cán bộ có tài thế thì lấy ai mà làm việc? Và ngay lập
tức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “con chị nó đi, còn dì nó lớn”,
đất nước này không thiếu người tài, không sợ thiếu cán bộ có năng lực. Lớp lớp
thế hệ như sóng cuộn trào, sóng sau xô sóng trước là quy luật tất yếu cho sự
phát triển. Đừng có cậy tài mà làm càn, làm láo.
Bên cạnh đó xuất hiện
những ý kiến băn khoăn về việc cán bộ tham nhũng, tiêu cực khi đưa ra xét xử
bồi hoàn lại kinh phí cho Nhà nước thì được giảm án. Một số còn so sánh với các
nước khác ở khung và mức hình phạt. Về vấn đề này thì các vị hãy hiểu rằng, cái
gì cũng phải dựa theo quy định của pháp luật, không phải muốn và thích là tuyên
người ta thế nào cũng được, chừng nào luật quy định thì các vị hãy nói. Thứ nữa
là, trong xu thế hiện nay chúng ta đều biết rằng, những vụ án tham nhũng, tiêu
cực, đại án thì thiệt hại về kinh tế, chính trị, xã hội,… là khôn lường, mất
mát quá nhiều. Chính vì thế Đảng, Nhà nước chủ trương đấu tranh nhưng phải làm
sao thu hồi được nhiều tài sản càng tốt. Điều này là phù hợp bởi lẽ hậu quả của
tham nhũng, tiêu cực cũng đã xảy ra rồi, tài sản không thu được thì coi như mất
hết. Nhưng Nhà nước ta vốn rất khoan hồng nên đánh kẻ chạy đi, không ai đánh
người chạy lại. Có bồi hoàn lại tiền thì sẽ giảm án là đương nhiên phù hợp. Hay
các người muốn kiểu bồi hoàn nhưng không giảm để rồi chẳng ai bồi hoàn lại hay
sao? Suy cho cùng, những cán bộ vướng vào vòng lao lý là bản thân họ, gia đình,
mấy đời sau cũng đã mất mát và đánh đổi rất nhiều như các cụ đã có câu: “Trăm
năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Chẳng ai muốn đánh đổi
kiểu đó nên cũng không lo việc “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Nên tóm lại, ủng hộ
chủ trương thu hồi tài sản, linh hoạt các cách thức trong đó có việc cho các bị
cáo bồi hoàn thiệt hại. Đó mới là tầm cỡ của sự cao tay trong công cuộc thanh
lọc đầy khó khăn và đau đớn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét