Đã từng có một vị Tổng thống rơi nước mắt, đã có mấy anh, chị nghị sĩ khóc và người dân thì đã từng khóc rất nhiều nhưng thực sự bản chất của vấn đề vẫn không phải là ở nước mắt chảy nhiều hay ít. Nước mắt dễ lấy đi của con người ta xúc cảm, lòng thương và vì thế mà thực tại dẫu phũ phàng đến mấy đôi khi cũng khiến đám đông quên đi.
Ở xứ “thiên đường” dân
chủ đã từng có nhiều cuộc biểu tình diễn ra, thậm chí có cả đốt phá vì vấn nạn
súng đạn. Người tìm hiểu về lịch sử hình thành của nước Mỹ hẳn nhiên họ cũng
không quá ngạc nhiên vì suốt quá trình đó là máu, là vàng và cả nước mắt. Quyền
sở hữu tư nhân đặt ở vị trí tối cao trong xã hội, cho nên nếu người dân tưởng
như khi có trong nhà “vũ khí nóng” sẽ an toàn hơn, sẽ bảo vệ được gia đình,
người thân nhưng thực tế không phải vậy. Nếu ai cũng như vậy thì trong mỗi gia
đình sẽ luôn tồn tại “vũ khí nóng” mà khi đó sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều nếu mâu
thuẫn xảy ra và chưa tìm được cách giải quyết vấn đề.
Một trong những nhà
sản xuất vũ khí ở Mỹ từng phát biểu trước người dân rằng “để chống lại một kẻ
xấu có súng phải là một người tốt nhưng cũng phải có súng” nhưng liệu đó có
phải là cách an toàn không hay chẳng có “hàng nóng” quanh mình mới là cách an
toàn nhất.
Vậy ra trong bất luận
trường hợp nào đi chăng nữa, hàng nóng của các ngài ấy sẽ được bán cho cả hai
bên, xấu và tốt. Chả trách bên đó người ta đang tính trang bị súng cho cả giáo
viên và áo chống đạn cho học sinh. Và tương lai là những vũ khí hạng nặng gì
nữa thì chưa thể đoán định. Nhưng nếu cứ như thế này thì biết đến bao giờ nhân
quyền mới đc gọi tên thực sự hay đó chỉ la một thứ tự do theo kiểu chọn lọc của
giới tự nhiên.
Có thể có vị Tổng
thống đã khóc rất nhiều, có thể có anh nghị sĩ đã khóc nhiều hơn và người dân
còn khóc to hơn nữa. Nhưng nhân quyền vẫn không bao giờ có thể đến từ nước mắt.
Có chăng đó chỉ sự mủi lòng theo kiểu sự đã rồi mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét