Thứ Ba, 29 tháng 10, 2024

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH




Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng Việt Nam vẫn đang duy trì số lượng hình phạt t.ử hình ở mức cao. Đây là cơ hội để các đối tượng phản động đăng tải các bài viết nhằm xuyên tạc, đả kích Đảng, Nhà nước.

Tổ chức Ân xá quốc tế từ lâu đã quá quen thuộc với những chiêu bài lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để phá hoại nộ bộ, đặt các yêu sách vô cớ đối với Chính phủ Việt Nam. Nguồn thông tin của tổ chức này thì mập mờ, luận điệu vô căn cứ là một món mồi ngon để các đối tượng phản động lợi dụng xuyên tạc.

Như đề cập ở trong bài đăng của mình, tổ chức Ân xá quốc tế (AI) đưa ra số liệu như sau: “Chính quyền Việt Nam đã ban hành ít nhất 119 án t.ử hình, đứng thứ bảy trên thế giới.Ngoài ra, số lượng t.ử tù hiện đang chờ bị hành quyết cũng lên đến hơn 1.200 người”. AI cũng nêu: thông tin về số án t.ử là bí mật nhà nước nhưng chẳng hiểu sao họ lại có được số liệu cụ thể đến vậy, phải chăng đều là bịa đặt.

Với tình hình thế giới hiện nay, việc đảm bảo dân chủ, nhân quyền đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, việc áp dụng t.ử hình không thể chỉ xét riêng về mặt dân chủ, nhân quyền mà còn phải tính tới việc bảo đảm trật tự xã hội, bảo đảm việc thực thi pháp luật của nhân dân.

Mặc dù Việt Nam hiện nay vẫn thuộc về những quốc gia duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật, nhưng số lượng tội danh có thể bị kết án tử hình trong BLHS đã giảm liên tục kể từ năm 1999. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang đi theo xu hướng chung của thế giới là giảm bớt hình phạt này.

Nhà chính trị học Nga Vladimir Kolotov cho rằng: phương Tây đang lợi dụng việc "bãi bỏ án t.ử hình" để can thiệp vào nội bộ các nước, nhằm làm suy yếu luật pháp và an ninh các nước đó. Tại Việt Nam, việc bỏ hẳn án t.ử hình sẽ còn phải đưa ra nghiên cứu một thời gian dài nữa mới có thể đưa ra quyết định.

 

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

HƯ CẤU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ SAI SỰ THẬT

Chúng ta luôn tôn trọng tính hư cấu của tác phẩm nghệ thuật. Đối với nghệ thuật thì sẽ có những tình tiết mang tính hư cấu là sự vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những nhân vật, câu chuyện nhằm phản ánh cuộc sống. Như vậy, hư cấu ở đây là tạo hình và không có thật để phản ánh sự thật. Về mặt bản chất, cái không có thật ở đây được tác giả vẽ ra để phản ánh cuộc sống, dựa vào chất thật, cùng lắm là hướng con người đến mục đích tốt đẹp chứ không phải xấu xa. Vậy thì tính chất phản ánh cuộc sống vẫn phải đảm bảo từ tương đương hoặc quá lên theo hướng tốt chứ không phải là sai trái, đi ngược lại với sự thật.

Bộ phim The Roundup của Ma Dong Seok bị cấm chiếu ở Việt Nam là có lý do của nó cả. Đây là một minh chứng cho việc lợi dụng hư cấu để xuyên tạc, phá hoại theo chiều hướng tiêu cực. Nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt khán giả. Trong bộ phim này có rất nhiều tình tiết sai sự thật về Việt Nam, khi mà nó lấy bối cảnh của Việt Nam kèm theo lời thoại thậm chí còn có câu "Ở đất nước này, không ai được bảo vệ thì chúng ta phải tự bảo vệ..."Diễn viên đóng vai Công an Việt cũng là người Hàn, chĩa súng vào tất cả mọi người (phi thực tế và không bao giờ có ở Việt Nam) thì coi nó có đúng sự thật hông? The Roundup phản ánh hình ảnh Việt Nam như một thiên đường cho tội phạm quốc tế, mà trong phim là từ Hàn Quốc. Hình tượng phản diện chính chuyên đi bắt cóc khách du lịch Hàn Quốc đòi tiền chuộc, xong nạn nhân được tiễn thẳng ra chuồng gà.

Vậy thì bấy nhiêu đó đủ thấy nó bị cấm chiếu là đúng, khỏi bàn. Bây giờ mà để nó chiếu mới là vấn đề tạo sóng và gây phản ứng dữ dội trong dư luận. Nên suy cho cùng thì nghệ thuật hay bất cứ hoạt động nào cũng phải tuân thủ pháp luật, không xâm hại đến những khách thể, chủ thể trong xã hội được pháp luật bảo vệ, tôn trọng, phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Sân chơi này là của Việt Nam và các bạn muốn chơi ở đây thì phải tuân thủ luật chơi. Bản chất nước nào cũng thế thôi, chẳng ai cho các bạn mượn nhà của người khác để đi ăn cướp hay điều, dựng chuyện nói xấu chủ nhà cả. Tư duy lại đi những “kẻ làm phim nghiệp dư” mỏ dài hơn cổ.



 

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2024

NHÂN QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG: QUYỀN KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN CỦA CON NGƯỜI

 

Tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác.

Vì tư tưởng dẫn dắt hành động nên tự do tư tưởng có lẽ là tự do đầu tiên và thiết yếu nhất. Tự do tư tưởng thường được hiểu là quyền suy luận, phán đoán, phán xét theo ý nghĩ của mình. Tự do tư tưởng là tư duy một cách tự do, không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, bởi định kiến, thiên kiến hoặc sự sợ hãi. Nhìn từ nhiều tôn giáo, tự do ý chí - tự quyết về tư tưởng không phải là một món quà từ bất kỳ một chủ thể bên ngoài nào, mà chính là một quyền tự nhiên, một bản năng của con người. Tự do tư tưởng có vai trò thiết yếu đối với mọi cá nhân và cộng đồng, nhưng quyền này là đặc biệt thiết yếu đối với người trí thức - những người lấy việc tư duy, suy nghĩ về các vấn đề tự nhiên, xã hội làm hoạt động chính của mình. Một vị lão thành cách mạng Việt Nam đã có so sánh rất hay rằng: dân chủ hoá đối với nông dân là được ruộng cày, được giảm tô thuế, dân chủ hoá đối với trí thức trước hết là được tự do tư tưởng. Từ góc độ pháp lý quốc tế, các quyền tự do tư tưởng, lương tâm (freedom of thought, conscience) được ghi nhận chung với tự do tôn giáo trong Điều 18 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR, 1948), sau đó được cụ thể hóa tại Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966 - Việt Nam đã tham gia vào năm 1982), theo đó: Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã giải thích rõ thêm (trong Bình luận chung số 22 thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993 của Ủy ban): “Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo có tính bao quát và sâu sắc. Nó bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề, tự do tin tưởng và giữ niềm tin vào các tôn giáo hay tín ngưỡng, cả trên phương diện cá nhân hay tập thể. Các quyền tự do này phải được tôn trọng và không thể bị hạn chế hay tước bỏ trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia…”.

Gần với tự do tư tưởng, quyền tự do tín ngưỡng được Hiến pháp 1946 ghi nhận (Điều 10). Các hiến pháp tiếp theo ghi nhận “quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo”; (Điều 26 Hiến pháp 1959, Điều 68 Hiến pháp 1980) và quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” (Điều 70 Hiến pháp 1992). Tự do tư tưởng ít nhiều được đề cập đến trong nhiều văn kiện của nhà nước. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, trong suốt gần 30 năm qua, lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường sử dụng vấn đề quyền con người và dân chủ làm công cụ để đẩy mạnh chống phá chế độ chính trị - xã hội ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực tư tưởng, có thể khái quát như sau:  Về mặt tư tưởng, là hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa thường được nhân danh “tư tưởng văn hóa phương Tây” hoặc “quan niệm của các quốc gia phát triển” với nội dung cơ bản là: quan niệm một cách phiến diện, có khi tuyệt đối hóa quyền cá nhân và các quyền dân sự, chính trị đến mức đồng nhất chúng với quyền con người nói chung; coi nhẹ quyền của tập thể, của dân tộc và chủ quyền quốc gia; coi nhẹ tính bình đẳng của các chủ thể quyền và các nội dung quyền, nhất là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, vốn chiếm vị trí cơ bản và là yêu cầu có tính bức thiết đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tự do về tư tưởng được thể hiện bởi cách bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề lĩnh vực nào đó trong xã hội, quan điểm này dựa trên suy nghĩ có định kiến cụ thể của cá nhân, tuy nhiên, quyền tự do đó phải dựa trên Hiếp pháp, pháp luật của Nhà nước.

Thời gian qua, các thế lực thù định, phản động hoạt động ngày càng tinh vi; Được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm lôi kéo kích động nhân dân tham gia các hoạt động chống phá Nhà nước. Chúng xuyên tạc, bôi nhọ hạ uy tín của Đảng, Nhà nước, truyền bá tác động vào tư tưởng của nhân dân.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng, dịch vụ tiện ích trên không gian mạng, thời gian gần đây, một số tổ chức phản động và cơ hội chính trị tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc, kích động, kêu gọi người dân thông qua các bài viết được đăng tải trên các trang mạng xã hội nhằm chống Đảng, Nhà nước.

Trước âm mưu thâm độc đó, mỗi công dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác trong việc tiếp nhận các nguồn thông tin, tích cực góp phần tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng. Tuyệt đối không nghe theo lời tuyên truyền xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm về cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; chủ động bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội.

Chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức Đảng, của cả hệ thống chính trị, mọi cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân; các chủ trương, giải pháp cơ bản cần được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và có hệ thống.

Mỗi công dân hãy nêu cao ý thức cảnh trong việc đấu tranh, phát hiện và tố giác kịp thời những hành vi sai trái và những biểu hiện tư tưởng lệch lạc của các đối tượng, báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để có biện biện pháp xử lý kịp thời tránh để hậu quả nghiêm trọng. Làm tốt công tác đấu tranh với luận điệu chống phá, kích động của các thế lực thù địch là góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững./.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ THAM NHŨNG VÀ GIẢM ÁN

Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được Đảng, Nhà nước ta tiến hành với nhiều bước tiến mới, trong đó có việc triển khai thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà người đứng đầu là Bí Thư tỉnh uỷ, thành phố.

Thời gia vừa qua, với sự nỗ lực không biết mệt mỏi, Ban Chỉ đạo đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ đại án, làm cho công cuộc thanh lọc bộ máy của Đảng, Nhà nước thực sự hiệu quả, không có vùng cấm. Đã đưa được “quyền lực vào trong lồng cơ chế”. Đứng trước thực tế nhiều uỷ viên Trung ương, thậm chí có cả Uỷ viên Bộ Chính trị bị thi hành kỷ luật, xử lý hình sự về những sai lầm, tội lỗi do mình gây ra, không xứng đáng với vị trí mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó thì cũng có một số ý kiến tỏ ra băn khoăn là xử lý cán bộ có tài thế thì lấy ai mà làm việc? Và ngay lập tức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “con chị nó đi, còn dì nó lớn”, đất nước này không thiếu người tài, không sợ thiếu cán bộ có năng lực. Lớp lớp thế hệ như sóng cuộn trào, sóng sau xô sóng trước là quy luật tất yếu cho sự phát triển. Đừng có cậy tài mà làm càn, làm láo.

Bên cạnh đó xuất hiện những ý kiến băn khoăn về việc cán bộ tham nhũng, tiêu cực khi đưa ra xét xử bồi hoàn lại kinh phí cho Nhà nước thì được giảm án. Một số còn so sánh với các nước khác ở khung và mức hình phạt. Về vấn đề này thì các vị hãy hiểu rằng, cái gì cũng phải dựa theo quy định của pháp luật, không phải muốn và thích là tuyên người ta thế nào cũng được, chừng nào luật quy định thì các vị hãy nói. Thứ nữa là, trong xu thế hiện nay chúng ta đều biết rằng, những vụ án tham nhũng, tiêu cực, đại án thì thiệt hại về kinh tế, chính trị, xã hội,… là khôn lường, mất mát quá nhiều. Chính vì thế Đảng, Nhà nước chủ trương đấu tranh nhưng phải làm sao thu hồi được nhiều tài sản càng tốt. Điều này là phù hợp bởi lẽ hậu quả của tham nhũng, tiêu cực cũng đã xảy ra rồi, tài sản không thu được thì coi như mất hết. Nhưng Nhà nước ta vốn rất khoan hồng nên đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. Có bồi hoàn lại tiền thì sẽ giảm án là đương nhiên phù hợp. Hay các người muốn kiểu bồi hoàn nhưng không giảm để rồi chẳng ai bồi hoàn lại hay sao? Suy cho cùng, những cán bộ vướng vào vòng lao lý là bản thân họ, gia đình, mấy đời sau cũng đã mất mát và đánh đổi rất nhiều như các cụ đã có câu: “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Chẳng ai muốn đánh đổi kiểu đó nên cũng không lo việc “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

Nên tóm lại, ủng hộ chủ trương thu hồi tài sản, linh hoạt các cách thức trong đó có việc cho các bị cáo bồi hoàn thiệt hại. Đó mới là tầm cỡ của sự cao tay trong công cuộc thanh lọc đầy khó khăn và đau đớn này.



 

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Khoảng 6h45 phút sáng ngày 26 tháng 6, tại bãi biển Phú Quốc, trung tá quân nhân chuyên nghiệp Bùi Văn Nhiên, công tác tại Phòng Chính trị, Nhà máy Z195, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng khi nghe thấy tiếng kêu cứu. Anh lập tức lao xuống biển cùng nhân viên cứu hộ tại khu vực để cứu người. Nạn nhân là cháu Nguyễn Nhân Phúc Lâm, sinh năm 2009.

Sau khi cứu được cháu bé an toàn, đồng chí Nhiên đã có dấu hiệu đuối sức, được đồng đội đưa vào bệnh viện Dương Đông cấp cứu. Tuy nhiên, đồng chí đã không qua khỏi.

Những sự ra đi của người lính trong thời bình chưa bao giờ khiến nhân dân hết đau buồn, nhưng sự ra đi của các anh sẽ mãi được khắc ghi, bởi sự ra đi của các anh là để cho một mảnh đời khác được sống tiếp.

Màu xanh áo lính sẽ mãi là niềm tự hào của nhân dân, những tấm gương như anh sẽ luôn là động lực để những người bộ đội cụ Hồ noi theo và phấn đấu không ngừng. Một tấm áo xanh lại ngã xuống, một cuộc đời ở lại.

Thành kính phân ưu! Xin chia buồn với gia đình của anh. Nhân dân sẽ mãi khắc ghi công lao của anh



CHÂN TRỜI MỚI MEDIA: ĐỪNG DỰNG CHUYỆN VỀ CÂU CHUYỆN CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM

 

Trang Chân trời mới Media vừa qua đã lục lại một bài viết của báo vietnamnet đăng tải liên quan đến phát biểu của ông Chung thời còn làm giám đốc Công an Thành phố Hà Nội. Theo như bài viết, ông Chung từng phát biểu: “tham nhũng mà thoát án t.ử hình thì thật là không công bằng”.

Đây chẳng qua cũng là chiêu trò “bới lông tìm vết”, thủ đoạn bôi nhọ Đảng, Nhà nước của các đối tượng. Nếu như thời ông Chung còn đương nhiệm mà còn tham nhũng và bị xử lý thì đó mới là cái đáng nói.

Tư tưởng của mỗi người sẽ luôn thay đổi, có người phát triển nhận thức theo hướng tốt, người thì bị tha hóa bởi quyền lực. Đáng tiếc cho một người có tài như ông Chung lại bị tha hóa bởi cái quyền lực mà ông được trao, đây là cái sai không ai có thể phủ nhận.

Thế nhưng, các đối tượng lại đánh đồng cả Đảng, Nhà nước vào trong vấn đề này. Ông Chung chẳng đại diện cho cả một đất nước, cho Đảng Cộng sản Việt Nam, dù chức vụ ông ta có to đến đâu thì cũng chỉ là một hạt nhân của Đảng, chẳng thể nào một lời nói có thể điều khiển cả hệ thống pháp luật.

Cụ Tổng đã rất kiên quyết với công cuộc đốt lò của mình, từng cá nhân, tổ chức có liên quan đến tham nhũng đều sẽ được đưa ra ánh sáng và chịu hình phạt thích đáng. Vụ việc của ông Chung sẽ được xử lý đúng pháp luật, thà cắt đi một vài cành sâu mọt để cứu lấy cả cái cây.



NỰC CƯỜI VỚI KHÁI NIỆM "ĐỒNG BÀO" CỦA VOA

 

Mới đây, trên trang phản động VOA đã đăng tải một bài viết liên quan đến việc một lính Mỹ gốc Việt đã bị quân đội Nga bắt giữ và phải đối mặt với hình phạt nặng nhất là phía Nga. VOA ngay lập tức đưa ra luận điệu cho rằng Việt Nam đang không có biện pháp giải cứu kiều bào.

Được biết, người cô của tên lính đánh thuê này cũng bình luận trên FB, yêu cầu Việt Nam phải giải cứu anh ta nếu không sẽ tổ chức biểu tình trên đất Mỹ. Một yêu cầu hết sức nực cười từ phía người nhà anh lính và phía VOA.

Nếu như đã là người của Quân đội Mỹ thì việc bảo hộ phải là do phía Mỹ chứ Việt Nam không có nghĩa vụ phải can thiệp vào việc nội bộ giữa Nga và Mỹ. Nói là đồng bào chứ phát biểu của người nhà như vậy cũng đủ hiểu mức độ “đồng bào” của anh ta và gia đình với Việt Nam như thế nào rồi.

Một người mang quốc tịch Mỹ mà đòi Việt Nam can thiệp giải cứu thì thật là nực cười. Trong bài viết của VOA có đề cập đến mối quan hệ của Việt Nam và Nga rất tốt đẹp, đây là điều kiện để VN có thể giải cứu Andy Huynh.

Thật nực cười khi chúng luôn miệng yêu cầu Việt Nam phải phản đối Nga trong xung đột Nga - Ukraine vậy mà giờ lại đòi hỏi Việt Nam tận dụng mối quan hệ tốt đẹp ấy. Đúng là bản chất của các đối tượng phản động đời đời vẫn vậy, cái gì cũng đổ tại Cộng sản mà lúc hoạn nạn thì lại hai chữ “đồng bào”.

 


Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

MẤT GỐC TỪ CÁI NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI LAI GỐC VIỆT!!!

Mới đây, trên trang VOA Tiếng Việt có đăng bài viết phỏng vấn một sinh viên gốc Việt tên "Hoàng" về việc Việt Nam bỏ phiếu trắng. Hoàng không ngại bày tỏ: "nhân quyền đâu, đạo đức ở đâu mà Việt Nam lại làm như thế?". Hoàng nói thêm là Hoàng được học môn Đạo Đức ở Việt Nam, nhưng những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm là "vô đạo đức", "vô học thức" cho thấy sự luồn cúi trước Nga - Trung. Theo Hoàng, Việt Nam không phải là đất nước của những người có hiểu biết, vì nếu ai hiểu biết sẽ bầu chọn cho Ukraine. "Toàn bộ thế giới văn minh ủng hộ Ukraine và lên án Nga. Việt Nam chọn văn minh hay chọn độc tài... Buồn thay".

Tôi không biết câu chuyện trên có phải do VOA nghĩ ra hay không, nhưng nếu những điều trên là thật, tôi thật buồn vì giới trẻ lại có người mất gốc như thanh niên Hoàng kia. Không biết cậu thanh niên kia đã sang được thế giới "dân chủ" Ucraina được bao lâu, đã chứng kiến cuộc cách mạng Maidan ở nước này như thế nào, để rồi mở miệng chê bai chính quyền trong nước là "độc tài", "vô đạo đức".

Thực tế, phiếu trắng của Việt Nam thể hiện góc nhìn khách quan của Việt Nam đối với cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, rằng Việt Nam chọn chính nghĩa chứ không chọn bên. Mỗi bên tham chiến đều có những lí do của mình, và Việt Nam không hề đứng về phía bên nào để chống lại bên nào. Một cách tiếp cận khách quan, nhân văn như vậy tại sao được coi là "vô đạo đức", "vô học thức" cho thấy sự luồn cúi trước Nga - Trung.

Thế mới thấy sức ảnh hưởng của truyền thông phương Tây "tẩy não" con người ta như thế nào??



 

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

KHÁNH LY BIỂU DIỄN CHUI BÀI "GIA TÀI CỦA MẸ"?

Ngày 29-6, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng đã làm việc với đại diện tổ chức đêm nhạc "Dấu chân địa đàng" liên quan đến việc danh ca Khánh Ly hát ca khúc "Gia tài của mẹ" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Theo Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng, đơn vị tổ chức bị mời làm việc nhằm làm rõ việc ca sĩ Khánh Ly đã hát ca khúc "Gia tài của mẹ", ca khúc này không nằm trong danh mục 24 bài đăng ký biểu diễn được cơ quan chức năng duyệt trước đó. Để củng cố hồ sơ vụ việc, cơ quan chức năng cũng yêu cầu sân khấu Mây - In The Nest (phường 7, Đà Lạt) cung cấp giải trình về buổi biểu diễn, cùng clip liên quan đến ca sĩ Khánh Ly biểu diễn ca khúc "Gia tài của mẹ" để làm rõ vụ việc.

"Gia tài của mẹ" là ca khúc của Trịnh Công Sơn, trong đó có đoạn “20 năm nội chiến từng ngày". Bài hát đã xuyên tạc về tính chất cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta; cho rằng đây là "cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc". Đây là ca khúc đã bị cơ quan chức năng cấm biểu diễn trong nhiều năm. Đáng nói, người biểu diễn ca khúc - Khánh Ly là ca sỹ nổi tiếng ở hải ngoại, từng nhiều lần hát các ca khúc có nội dung chống phá chế độ ở trong nước, từng bị cấm nhập cảnh về nước và chỉ mới được cấp phép biểu diễn ở trong nước trong thời gian gần đây.

Với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, chắc chắn, sẽ sớm có cái kết xứng đáng cho việc biểu diễn "chui" một ca khúc có ngôn từ xuyên tạc về lịch sử dân tộc. Đây là sẽ bài học đối với các ca sỹ, đơn vị tổ chức sự kiện khi tổ chức các sự kiện ca nhạc, nhất là có sự góp mặt của các ca sỹ có vấn đề về chính trị.

Văn hóa nói chung và ca nhạc nói riêng phải có tính chính trị, tôn trọng lịch sử, hướng tới những giá trị nhân văn, tốt đẹp chứ không phải thích hát gì thì hát như vậy được.


 


LÙI CẢ ĐẤY

Mới đây, BBC lên tiếng chế giễu việc một số cổ động viên Việt Nam thực hiện cầu, khấn trước khi trận đấu diễn ra. Từ đó, họ cho rằng điều này thể hiện thứ văn hoá lùi, văn hoá đi ngược. Đồng thời không thiếu gì các luận điệu xuyên tạc xung quang những câu chuyện phỉ bắng tâm linh, thần thánh.

Nếu nói đây là bước lùi thì các người hãy mở to mắt ra mà xem các cầu thủ nước ngoài mỗi khi ra sân đều hôn lên cỏ, lạy cúi tạ, cầu khấn, làm nghi lễ dấu thánh giá để mong những điều tốt nhất, may nhất sẽ đến.

Bởi vì tất cả đều hiểu rằng, cho dù năng lực cũng như phong độ quyết định kết quả nhưng sự may mắn luôn phải song hành. Nếu không may, thì hay cũng khó, điều đó được kiểm chứng cụ thể qua rất nhiều tình tiết các đấu trường khắp Thế giới. Và đến nay, có những điều khoa học cũng chưa giải thích được.

Mặt khác, chắc hẳn chúng ta đều nhớ, trận tranh giải ba trước đó giữa Indonesia và Malaysia trời mưa như trút, sân trơn, bóng ướt, ảnh hưởng rất nhiều đến các cầu thủ, đặc biệt là những cầu thủ, đội bóng có xu hướng kĩ thuật. Trận chung kết trên sân Mỹ Đình giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan diễn ra mà không mưa, thời tiết quá đẹp, đẹp hơn cô gái tuổi trăng rằm và rồi chúng ta đã thi đấu và giành Huy chương Vàng lịch sử, ý nghĩa vỡ oà đối với dân tộc. Sau khi trận đấu kết thúc, trời mới tiếp tục đổ những hạt mưa chiến thắng, thậm chí mưa như một bản tình ca rồi lại tạnh.

Và tôi chẳng cần biết như thế nào. Tôi chỉ biết, ông trời đã phù hộ chúng ta. Và chúng ta ấm lòng, có niềm tin vào cái gọi là sự hướng thiện, lòng chân thành mà nhiều người hướng tới.

Tờ báo này đang cho thấy màu đố kỵ, ganh ghét cũng như cạn kiệt hết cái để nói. Ta chỉ còn thấy một BBC gà vịt chỉ biết sách mé, cạnh khoé, ngược lại tư tưởng của số đông, lập luận thì lủng củng mà chẳng hơn được bất cứ điều gì. Số lượng những điều họ nói ra, đăng lên là dường như ngay lập tức bị thiên hạ sỉ vả cũng như đập thẳng vào alo thế này thì giải tán đi thưa l.ề.u báo.



 

LIỆU KHÁNH LY CÓ NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ?

Mấy ngày qua, việc ca sỹ Khánh Ly, người từng tuyên bố "Còn cộng sản thì không về Việt Nam", lại quay trở về trong nước làm tour lưu diễn “Như Một Lời Chia Tay” tại nhiều tỉnh thành trong cả nước khiến cộng đồng mạng không khỏi bàn tán. Người ta ngạc nhiên tại sao một người từng hát nhiều bài hát chống Cộng, từng tuyên bố mạnh miệng như vậy, lại tìm mọi cách trở về Việt Nam, rồi cố gắng xin được cấp phép biểu diễn ở nhiều địa phương như vậy? Liệu rằng Khánh Ly đã nhận ra sai lầm trong quá khứ, cố gắng trở về quê hương để cống hiến tài năng cho đất nước hay không?

Nhưng nhiều người đã phải thất vọng khi chứng kiến buổi lưu diễn đầu tiên của Khánh Ly tại Đà Lạt vừa qua. Giữa hàng trăm khán giả, Khánh Ly lại lựa chọn ca khúc Gia Tài Của Mẹ - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với đoạn “20 năm nội chiến từng ngày”. Một ca từ xuyên tạc nghiêm trọng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, biến nó trở thành cuộc nội chiến "nồi da nấu thịt" giữa 2 miền Nam Bắc.

Đáng nói, nếu không bị "tuýt còi", Khánh Ly sẽ diễn bài hát này ở tour xuyên Việt trải dài mấy chục tỉnh thành; trong thời điểm cả nước chuẩn bi tri ân, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hi sinh vì nền độc lập, thống nhất của dân tộc, trong đó có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó có phải sự xúc phạm lịch sử, vô ơn đối với các vị anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì hòa bình ngày hôm nay hay không?

Đất nước, dân tộc luôn giang vòng tay để chào đón những người con, kể cả những người đã lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải trở về. Đừng lãng phí cơ hội và sự bao dung đó, đừng "ngựa quen đường cũ" để rồi đến khi nhắm mắt xuôi tay phải hối hận, cô ca sỹ hải ngoại à.

 



Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

VIỆT TÂN ĐANG RỐI LOẠN HOANG TƯỞNG CHĂNG???


Mới đây, vụ việc một chủ doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc được phát hiện đã t.ử vong trong chiếc xe oto của mình cùng với một lá thư tuyệt mệnh đã làm cộng đồng mạng chú ý và trở thành tâm điểm những ngày gần đây. Mấy tay rận mõm lông của Việt Tân ngay lập tức đã nhảy vào, cắn xé vụ việc mặc cho sự đau khổ của người nhà nạn nhân.

Chẳng biết mấy thanh niên viết bài cho Việt Tân xem phim hành động quá 180 phút hay đang gặp các bệnh về tâm thần nên mới viết ra được những bài viết như vậy. Chúng cho rằng, chẳng phải tự nhiên chiếc xe của nạn nhân bốc cháy mà là do một vụ án hình sự nhằm g.iết người diệt khẩu. Trong khi, cơ quan chức năng đã thông báo nạn nhân đã viết thư tuyệt mệnh, trong xe có chứa những công cụ, vật liệu để nạn nhân thực hiện hành vi tiêu cực.

Chúng còn mỉa mai Vinfast đang được nhà nước bao che, khi chất lượng của xe quá kém. Tên rận còn lôi việc những lỗi của Vinfast đều bị nhà nước bao che, bịt mồm người dân. Đây là luận điệu cũ rích của lũ tự nhục, trên các trang thảo luận về xe không ít lần xe của Vin gặp lỗi và đều được phản ánh, chủ xe sau đó cũng được hỗ trợ bảo hành tận tình.

Chúng còn cho rằng “chủ của các xe Vinfast khác đang lo sợ”. Xin thưa, xe của Vinfast vẫn đang được đảm bảo về chất lượng, chẳng phải tự dưng mà xe của Vinfast lại được xuất hiện trong các cuộc công tác của Chủ tịch nước, Thủ tướng. Việt Nam cũng từng mang hàng chục chiếc Vinfast sang tặng nước bạn Lào.

Đây cũng chỉ là luận điệu của một con rận khát nước, cố moi móc, vẽ ra chuyện làm người dân hoang mang. Đừng để bị chúng dắt mũi một cách dễ dàng như vậy.

 



NHÂN QUYỀN KHÔNG ĐẾN TỪ NƯỚC MẮT

Đã từng có một vị Tổng thống rơi nước mắt, đã có mấy anh, chị nghị sĩ khóc và người dân thì đã từng khóc rất nhiều nhưng thực sự bản chất của vấn đề vẫn không phải là ở nước mắt chảy nhiều hay ít. Nước mắt dễ lấy đi của con người ta xúc cảm, lòng thương và vì thế mà thực tại dẫu phũ phàng đến mấy đôi khi cũng khiến đám đông quên đi.

Ở xứ “thiên đường” dân chủ đã từng có nhiều cuộc biểu tình diễn ra, thậm chí có cả đốt phá vì vấn nạn súng đạn. Người tìm hiểu về lịch sử hình thành của nước Mỹ hẳn nhiên họ cũng không quá ngạc nhiên vì suốt quá trình đó là máu, là vàng và cả nước mắt. Quyền sở hữu tư nhân đặt ở vị trí tối cao trong xã hội, cho nên nếu người dân tưởng như khi có trong nhà “vũ khí nóng” sẽ an toàn hơn, sẽ bảo vệ được gia đình, người thân nhưng thực tế không phải vậy. Nếu ai cũng như vậy thì trong mỗi gia đình sẽ luôn tồn tại “vũ khí nóng” mà khi đó sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều nếu mâu thuẫn xảy ra và chưa tìm được cách giải quyết vấn đề.

Một trong những nhà sản xuất vũ khí ở Mỹ từng phát biểu trước người dân rằng “để chống lại một kẻ xấu có súng phải là một người tốt nhưng cũng phải có súng” nhưng liệu đó có phải là cách an toàn không hay chẳng có “hàng nóng” quanh mình mới là cách an toàn nhất.

Vậy ra trong bất luận trường hợp nào đi chăng nữa, hàng nóng của các ngài ấy sẽ được bán cho cả hai bên, xấu và tốt. Chả trách bên đó người ta đang tính trang bị súng cho cả giáo viên và áo chống đạn cho học sinh. Và tương lai là những vũ khí hạng nặng gì nữa thì chưa thể đoán định. Nhưng nếu cứ như thế này thì biết đến bao giờ nhân quyền mới đc gọi tên thực sự hay đó chỉ la một thứ tự do theo kiểu chọn lọc của giới tự nhiên.

Có thể có vị Tổng thống đã khóc rất nhiều, có thể có anh nghị sĩ đã khóc nhiều hơn và người dân còn khóc to hơn nữa. Nhưng nhân quyền vẫn không bao giờ có thể đến từ nước mắt. Có chăng đó chỉ sự mủi lòng theo kiểu sự đã rồi mà thôi.

 


Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

DƯA LEO: KHUYẾT TẬT TAY KHUYẾT TẬT LUÔN CẢ NÃO!

Trong review phim mới nhất về phim Em và Trịnh,  Nguyễn Phúc Gia Huy (Dưa Leo) cho biết: "Em và Trịnh đã khắc họa thành công một khung cảnh miền Nam phát triển, giàu có, đẹp đẽ. Con người miền Nam rất là hào hoa, style, đặc sắc. Khung cảnh Saigon rất thơ mộng, tuyệt trần. Người Saigon cũng sống và hít thở bầu không khí tự do, ăn mặc đẹp đẽ và sang chảnh dữ dội. Nguyên nhân vì xã hội VNCH gắn chặt với Mỹ và thế giới chứ không bó hẹp như miền Bắc.

"Nếu Saigon - Miền Nam cứ phát triển như thế này thì không phải là Hàn Quốc mà Saigon- Miền Nam mới phát triển và xuất khẩu đi khắp thế giới".

Đây không phải là lần đầu tiên Dưa leo tỏ thái độ tôn thờ chế độ Việt Nam Cộng hòa, cũng như đả kích xã hội Việt Nam đương đại. Dù sinh sau đẻ muộn, chưa được chứng kiến cuộc sống thực sự ở miền Nam Việt Nam trước 1975, nhưng trong mắt anh hài Dưa leo, tất cả như một viễn cảnh màu hồng và thậm chí còn tưởng tượng miền Nam Việt Nam thời điểm đó giống như Hàn Quốc hiện nay.

Nhưng nếu chịu khó tìm đọc các cuốn sách viết về Sài Gòn trước 1975 thay vì đi xuyên tạc chống phá chế độ, thì có lẽ Dưa leo hiểu được bản chất cuộc sống xa hoa mà anh ta nói tới. Đó là nền kinh tế hoàn toàn dựa vào sự viện trợ của Mỹ và sự giàu có hào nhoáng chỉ là vỏ bọc bên ngoài, che đi sự bất bình đẳng, nghèo khó của người dân lao động. Cái mà anh ta nhắc tới "thơ mộng, hào hoa" chỉ là cuộc sống của một số ít kẻ bám chân đế quốc Mỹ, làm tay sai cho chúng; còn đại đa số người dân vẫn phải chấp nhận bị bóc lột, mất hết nhân quyền.

Và ngay sau khi Mỹ rút, nền kinh tế của Sài Gòn nói riêng và miền Nam Việt Nam nhanh chóng rơi vào khủng hoảng và sụp đổ nhanh chóng, lộ rõ những yếu kém, khuyết điểm tồn tại bên trong nó.

Khuyết tật bẩm sinh là điều không ai muốn, nhưng mong anh nghệ sĩ Dưa leo chỉ khuyết tật tay thôi, đừng khuyết tật não.



 

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

TÂM THƯ GỬI NGƯỜI CỘNG SẢN CỦA CHỐNG CỘNG CỰC ĐOAN LÀ ĐÂY SAO???

Đang thấy trang của tổ chức k.h.ủ.n.g b.ố “Việt Tân” đăng tải về cái gọi là “Tâm thư gửi người Cộng sản của linh mục Lê Quốc Thăng” – một bài viết mà trước đây facebook “Tran Minh Nhật” đã từng chia sẻ trên mạng xã hội vào năm 2018.

Theo đó vị linh mục trên kêu gọi: “những anh chị em đồng bào của tôi đang theo chủ nghĩa vô thần, những người là đảng viên cộng sản, những người nhờ đó mà nắm giữ mọi quyền bính trên Tổ quốc Việt Nam này từ Tổng Bí Thư đến cán bộ xã, những anh em dân phòng. Hãy ngừng và từ bỏ ngay chủ thuyết vô luận này. Trả cho dân quyền làm người, quyền sở hữu và quyền công dân. Nếu không chạy không kịp đâu”. Đúng thật là nưc cười!

Tôi thấy cái gọi là “tâm thư gửi người cộng sản” bản chất là chiêu trò kích động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo và không theo các tín ngưỡng, tôn giáo với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam mà thôi.

Nói thật chưa thấy ai bảo nền chính trị của Việt Nam là bấp bênh ngoài những kẻ chống phá, zận chủ, phản động. Việt Nam được thế giới đánh giá là điểm đến an toàn, ra đường không phải lo lắng bởi xả súng hay kh.ủ.ng bố. Sự ổn định về chính trị, xã hội thể hiện bằng việc 4 đời Tổng thống Mỹ đến Việt Nam là ghi nhận Việt Nam luôn là điểm đến hoàn bình, an toàn và thú vị. Thậm chí vị Tổng thống Obama còn đi ăn bún chả tại quán ăn của Hà Nội, điều mà hiếm quốc gia nào có thể như vậy.

Quyền theo hay không theo một tôn giáo nào là quyền là quyền của mỗi người và không chỉ pháp luật Việt Nam (Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo) mà cả Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thừa nhận. Mà ngay cả Đức Giê-su luôn thừa nhận vai trò của chính quyền và răn dạy những người con của Chúa phải phân biệt rạch ròi giữa chính trị và tôn giáo khi truyền dạy: Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc Thiên Chúa. Tập 27, chương X trong Giáo luật “Cách riêng về Giáo hội” ghi: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”.

Thế nhưng linh mục Lê Quốc Thăng thì sao? Là một là chức sắc và thậm chí Nguyên là Thư Ký Ủy ban Công lý Hòa bình đáng lẽ phải tuân theo những lời răn dạy của Đức Chúa, thực hiện Giáo huấn của Giáo hội “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” và “giáo dân tốt cũng là công dân tốt”, làm tốt vai trò của mình là cầu nối giữa giáo dân với Thiên Chúa… nhưng Lê Quốc Thăng lại không làm vậy mà thậm chí tham gia các khóa huấn luyện, tập huấn của “Việt Tân”. Thôi xong, quan hệ “mập mờ” với tổ chức k.h.ủ.n.g b.ố “Việt Tân” là coi như hỏng, hỏng hẳn rồi, bao nhiêu tấm gương trước mắt mà vị linh mục này không biết rút ra cho kinh nghiệm bản thân sao?

Còn về việc tổ chức “Việt Tân” nhai lại “Tâm thư” của Lê Quốc Thăng cũng chỉ làm lộ rõ bản chất chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động, chia rẽ đoàn kết lương, giáo mà thôi, chả có mục đích tốt đẹp gì đâu.

 


Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2024

2 ÔNG KỄNH NGHỆ SĨ VIỆT NAM: XUẤT NGOẠI KHI CHƯA XIN PHÉP CƠ QUAN CHỦ QUẢN

 


Những lùm xùm mấy ngày nay về một cô gái 17 tuổi nghi bị h.ấ.p d.i.ê.m ở đảo Mallorca, Tây Ban Nha nghi vấn liên quan đến 2 ÔNG KỄNH của nghệ thuật Việt Nam làm tôi cứ nghĩ ngợi mãi đến điển tích thuở còn bé. Ngày đó, lũ học sinh chúng tôi không ai là không thuộc câu hát nổi tiếng: “Khi đi em hỏi, khi về em chào, miệng em chúm chím mẹ có yêu không nào?” Và đó không chỉ là câu hát, nó đã trở thành phương châm sống mãi trong tôi đến tận bây giờ. Lời chào, hỏi bất cứ đâu và khi nào cũng mở ra và tiếp bước cho tôi đến với những điều tốt nhất của cuộc sống. Lời chào, hỏi, nó không làm cho người được chào có thêm tiền, bạc hay quyền lợi gì. Mà nó làm cho chính người chào sang hơn, dễ mến, trí thức và đáng yêu hơn. Trong nhiều trường hợp, lời chào, hỏi còn cứu sống chính ta.

Việc liên quan hai nghệ sĩ đi nước ngoài mà chưa có lời chào làm ta sũng suy nghĩ. Hoặc chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại rằng khi lớn lên, phải chăng, người ta tự nhiên “quên” đi những gì thuở ban đầu mới học. Những bài học đầy ý nghĩa và sâu nặng.

Chưa nói đến những cái khác, việc họ tự ý đi mà chưa nghe lời can gián của những người có kinh nghiệm, bất chấp, hậu quả khôn lường xảy ra (chưa xin phép cơ quan chỉ quản hoặc xin rồi nhưng chưa được cho). Và rồi đúng các cụ ta có câu: “Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma” không bao giờ hết tính thời sự.

Còn về hành vi thì tiếp tục chờ kết luận của cơ quan chức năng. Chúng ta chưa xét và chưa bàn đến, mới chỉ đặt ra giả thiết mà thôi. Vì thế nên ta chưa vội quy kết điều gì ở đây cả.

Chỉ đang nói về sự ngoan ngoãn đi hỏi, về chào thuở vỡ lòng chưa ổn. Bóc tách vấn đề thì điều đó đáng bị kỷ luật và phải kỷ luật để không chỉ cho hai người này mà cho những người khác nữa lấy đó làm gương, nhìn đó mà nhớ. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông nhưng con người ta không hiểu sao rất hay mắc vào cùng một lỗi với kịch bản không mới. Cám dỗ quanh ta nhiều lắm. Càng lớn càng phải giữ mình. Lớn ở đây là cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì tầm vóc con người nó không biểu hiện qua cân nặng, danh tiếng hay tiền bạc. Nó là bản lĩnh, là cái chất mà cho dù bạn là ai, thành công hay có tất cả, bạn vẫn phải thấy chân mình đang đi trên mặt đất.


 

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2024

LẠI BỊ MỪNG HỤT KHI NGHE TIN HUY NGHIỆN BỊ ĂN KẸO ĐỒNG

Thấy cộng đồng mạng xôn xao cái tin Trương Quốc Huy (Huy nghiện) bị ăn kẹo đồng do hóng hớt, la l.i.ế.m tại vụ việc xả súng tưởng là thật hoá ra là fake news, Huy nghiện vẫn livestream xuyên tạc đó thôi.

Thế là bị mừng hụt các bác à nhưng tôi nghĩ rằng lần này hụt nhưng biết đâu đó lại là điềm báo cho Trương Quốc Huy (tay sai của đám k.h.ủ.n.g b.ố Việt Tân).

Khi nhắc đến Huy (hay còn gọi là Huy nghiện) thì cuộc đời hắn cũng tối tăm, thối nát như cái bề ngoài của hắn ta thôi. Trương Quốc Huy sinh năm 1980 tại TP Hồ Chí Minh, có cha là người nghiện rượu và bị bạn nhậu đâm chết trong một bữa nhậu. Trương Quốc Huy học hết lớp 7, từng đi bộ đội nghĩa vụ nhưng bị trả về do vô kỷ luật, nghiện ma tuý.

Để có tiền ăn chơi, theo đuổi cái đam mê "nghiện ngập" của mình, Huy móc nối, quan hệ với các đối tượng chống phá ở trong, ngoài nước để thực hiện các hoạt động phá hoại Tổ quốc và trong đó có đối tượng Lisa Phạm (thuộc tổ chức k.h.ủ.n.g b.ố Việt Tân). Trương Quốc Huy thực hiện bị bắt lần đầu tiên vì tội rải truyền đơn chống phá nhà nước và bị kết án 6 năm tù, ra tù năm 2011 để đến được với xứ thiên đường, Huy đã trốn sang Thái Lan, sau đó được anh em tổ chức khủng bố Việt tân đưa sang Mỹ tị nạn.

Sang Mỹ, dưới sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân, Trương Quốc Huy tiếp tục lập kênh trên Youtube, Facebook hàng ngày suy diễn, xuyên tạc chống phá Nhà nước điên cuồng. Trên kênh này, hắn luôn tỏ vẻ là người hiểu biết về tình hình trong nước. Sự thực thì hắn lợi dụng các vấn đề mà báo chí đã đăng, suy diễn các vấn đề theo chiều hướng xuyên tạc, gây hiểu lầm cho người dân, dẫn dắt dư luận theo chiều hướng tiêu cực nhằm phá hoại sự ổn định của đất nước.

Thật nực cười khi cái mặt hắn xuất hiện ở những video hay livestream là hắn xuyên tạc, nói xấu Nhà nước Việt Nam, hắn nói những điều chả có có thật, những thông tin sai lệch 100% mà đôi khi hắn nói gì, xuyên tạc gì hẳn còn chả biết. Hắn chỉ biết mở miệng ra là chỉ trích, xuyên tạc, chửi bởi vì như vậy mới có tiền theo đuổi "đam mê" của bản thân.

Thiết nghĩ rằng đối với những kẻ tay sai, phá hoại Tổ quốc thì chẳng bao giờ nhận được cái kết tốt đẹp cả. Nhìn tấm gương của Phạm Minh Vũ hay các đối tượng từng là tay sai, quân cờ mà Việt Tân sử dụng để thực hiện các hoạt động xuyên tạc, phá hoại Việt Nam thì có thể nhận thấy đều có cái kết chung.

Khi hết giá trị lợi dụng, sử dụng thì Việt Tân làm như chưa hề quen biết, thậm chí khi lỡ bị tai nạn hay gặp điều đột ngột nào đó thì cũng chẳng có một lời quan tâm, hỏi thăm hay gói quà gọi là động viên đâu và chính Phạm Minh Vũ là ví dụ rõ ràng nhất. Đối với Việt Tân thì Vắt chanh thì bỏ thôi.

Nhìn những hành vi mà Trương Quốc Huy đã làm đối với đất nước và nhân dân Việt Nam thì Huy sẽ chẳng nhận cái kết tốt đẹp nào cả. Nghiệp quật sẽ không chừa một ai đâu Huy nghiện à.



 

DỘT TỪ NÓC DỘT XUỐNG CHỨ “GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG” NỖI GÌ?

Thật là nực cười khi các con zận Việt ca ngợi gia đình trùm “dân oan” Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là “gia đình cách mạng”. Chả hiếu zận Việt lấy cơ sở, tiêu chí nào để “tôn vinh” cái gia đình có bề dày “thành tích phá hoại” là “gia đình cách mạng”. Phải chăng đó là những tiền án, tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng, kêu gọi biểu tình phá rối an ninh trật tự của Cấn Thị Thêu và các con trong các hoạt động sai trái của cái nhóm tự xưng “dân oan Dương Nội”.

Thiết nghĩ không có một quốc gia nào trên thế giới gọi những kẻ vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền là những “người có công với cách mạng” hay “gia đình cách mạng” cả. Đây bản chất là chiêu trò những kẻ phá hoại, zận chủ nhằm cổ xúy, bao che các hoạt động sai trái, vi phạm pháp luật, phá hoại đất nước của những kẻ zận chủ mà thôi.

Với âm mưu “đánh tráo khái niệm” giữa hành vi khiếu kiện, kêu oan của người dân với hành vi lợi dụng việc khiếu kiện, kêu oan để chống phá chính quyền, phá rối trật tự tự công cộng của gia đình Cấn Thị Thêu. Cấn Thị Thêu cùng Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư lợi dụng việc khiếu kiện để kích động người dân vào các hoạt động sai trái, xuyên tạc chống phá chính quyền mà thậm chí còn ly gián, gây xung đột khiến cho các vấn đề xã hội trở nên phức tạp, gây dư luận xấu. Điển hình trong đó là vụ việc Đồng Tâm. Cấn Thị Thêu cùng các đối tượng chống đối khác có những hành động cổ xúy, tung hô hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của Lê Đình Kình cùng người thân khiến cho tình hình ở đó phức tạp và bị các đối tượng xấu lợi dụng để xuyên tạc chống Đảng và Nhà nước ta.

Gia đình Cấn Thị Thêu gồm 5 thành viên nhưng 4/5 thành viên dính vào vòng lao lý. Chỉ vì tiền cùng những lời hứa hẹn mà Cấn Thị Thêu đưa các thành viên của gia đình đi theo con người phá rối rối an ninh trật tự, chống phá đất nước và giờ đây gia đình tan nát, mỗi người một nơi. Đánh đổi hạnh phúc gia đình, sự quây quần của các thành viên bằng những đồng tiền, bằng những lời hứa liệu có đáng không? Gia môn bất hạnh, dột từ nóc dột xuống chứ “gia đình cách mạng” cái nỗi gì?

Thật đáng nực cười vì những chiêu trò vinh danh lố bịch, kệch cỡn này của những kẻ zận chủ, những kẻ bất chất sự thật, bất chấp sự bình yên của đất nước, đánh đổi lương tri vì những tiền.

 



Thứ Năm, 10 tháng 10, 2024

VIỆT TÂN ĐANG XUYÊN TẠC, VU KHỐNG MỘT CÁCH TRẮNG TRỢN

Ngày hôm nay, mạng xã hội đang rộ lên thông tin ông Phạm Nhật Vượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Ngay lập tức, hàng loạt bài viết xuyên tạc về vấn đề này cũng đã được đăng tải, chủ yếu là những tờ báo, cá nhân phản động.

Trong chiều ngày hôm nay, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an đã khẳng định thông tin trên là sai sự thật. Một người đàn ông ở Hà Nội và 9 cá nhân tại 7 tỉnh thành khác đang bị xác minh, làm rõ về hành vi đưa thông tin thất thiệt.

Chỉ với một thông tin chưa xác minh như trên, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã bị ảnh hưởng, trực tiếp là ông Vượng, gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều người khác.

Việt Tân ngay sau khi nghe được thông tin xác minh trên đã có bài viết xuyên tạc, vu khống vụ việc trên. Tân sử dụng những ngôn ngữ lăng mạ, sỉ nhục ông Vượng và chốt một câu chắc nịch: “Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ đi tù bao nhiêu năm”.

Trong bài viết của mình, VT có dẫn một bài báo từ trang tin điện tử CafeBiz để chứng minh rằng, thông tin ông Vượng bị bắt sẽ giống như vụ của ông Trịnh Văn Quyết, chúng chỉ cắt một hình ảnh với dòng chú thích và đây cũng không phải trang tin chính thống của nhà nước.

Có thể thấy, Tân đang cố gắng định hướng dư luận từ đó xuyên tạc công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận. Cần sớm có biện pháp xử lý, ngăn chặn trang phản động này.

 


BẠN BÈ NƯỚC NGOÀI THÌ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ VIỆT NAM. CÒN MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT THÌ KHÔNG.

Trong vlog của Youtuber Lại Ngứa Chân khám phá thành phố Douala - thành phố lớn nhất của Cameroon, những người dân ở đây cho biết họ rất quý đất nước Việt Nam vì Việt Nam là tấm gương chiến đấu chống ngoại xâm, họ được dạy và học về những cuộc cuộc chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Còn những người dân Angola qua những thước phim của Quang Linh Vlog cũng cho biết về những người dân Việt Nam anh hùng, chiến đấu đánh đuổi những cường quốc để thống nhất nước…

“Chính họ đã truyền cảm hứng cho chúng tôi. Chúng tôi biết họ qua lịch sử. Một quốc gia mạnh mẽ, những con người anh hùng. Một quốc gia đáng được tôn trọng”

Sách giáo khoa lịch sử Ấn Độ ghi rõ rằng “Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết thống nhất đất nước, đánh bại sự can thiệp của nhiều quốc gia”. Còn trong sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc viết: “Nhân dân Việt Nam đã chống lại sự xâm lược của Mỹ, giải phóng Sài Gòn ngày 30/04/1975, giành thắng lợi cuối cùng trong Chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”. Riêng dân số hai quốc gia này đã chiếm 35% dân số thế giới rồi. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các sách lịch sử phát hành tại quốc gia này đều cho biết cuộc chiến tại Việt Nam (1954 - 1975) là cuộc chiến mà Việt Nam đã chiến thắng Hoa Kỳ, thống nhất đất nước.

Người dân một số nước tại châu Phi, Latinh - Caribbean, Trung Đông đều được học về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất đất nước của Việt Nam. Youtuber Lại Ngứa Chân cũng phỏng vấn những người dân Iraq và họ cũng được học về lịch sử Việt Nam qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để giành lấy độc lập tự do.

Tại Thụy Điển, các bộ sách lịch sử từ năm 1970 đến nay duy trì một tâm thế ủng hộ Việt Nam, lên án sự can thiệp của các cường quốc phương Tây. Trong cuốn Perspektiv på historien A. được biên soạn bởi Bộ Giáo dục Thụy Điển có ghi rõ: “Những ngôi làng bị đốt cháy, tra tấn và các vụ hành quyết, cũng như sự tàn phá của vũ khí hủy diệt hàng loạt hiện đại". Chính quyền VNCH bù nhìn được hậu thuẫn của nhiều quốc gia và chính quyền được hậu thuẫn này có một chế độ độc tài thối nát nơi tầng lớp tinh hoa trong nước được đặc quyền và dân số nghèo bị bóc lột, đất nước bị chia cắt. Trong SGK lịch sử cho khối THPT tại Stockholm biên soạn năm 2011 cho biết số bom đạn ném xuống Việt Nam nhiều hơn CTTG thứ hai. Cuốn sách chỉ trích sự can thiệp vào Việt Nam và đẩy những người Việt Nam vào cảnh khốn cùng. Cuốn Alla tiders historia 1b - Lịch sử mọi thời đại quyển A của nước này công khai chỉ trích Hoa Kỳ và cường quốc đã áp dụng những phương pháp tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam.

Đấy, những người dân ở những quốc gia khác, có quốc gia cách chúng ta cả vài ngàn cây số còn biết rằng Việt Nam đã chiến thắng đế quốc, ngoại xâm và thống nhất đất nước. Vậy mà có những con người ở ngay tại Việt Nam thôi, được thừa hưởng nền hòa bình và Tổ Quốc toàn vẹn, lại mở mồm nói câu “nội chiến”, thở ra những câu nói xúc phạm lịch sử, đội giặc lên đầu. Hay đọc được dăm ba cuốn sách ở một vài nước phương Tây, đọc được dăm ba bài báo rồi nghĩ rằng cả thế giới nghĩ vậy? Thế giới bỗng chốcc thu bé lại chỉ bằng một vài quốc gia đó thôi à?

Trên thế giới, còn rất đông người dân ở những quốc gia khác biết về những chiến công của người dân Việt Nam, biết về một Việt Nam anh hùng, biết về nguồn cảm hứng Việt Nam…

Đi đâu thì cúi cái đầu xuống vì những người Việt Nam chân chính luôn tự hào ngẩng cao đầu vì những gì đã làm được trong lịch sử.

 


Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024

NHÂN QUYỀN: QUYỀN THIÊNG LIÊNG CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI

 

Nhân quyền là một trong những vấn đề được cả thế giới quan tâm và tôn trọng, rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam luôn đề cao nhân quyền và được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Vậy trước tiên chúng ta phải hiểu nhân quyền là gì, ta có thể hiểu đơn giản nhân quyền là các quyền cơ bản của con người từ khi sinh ra như quyền sống, quyền tự do, quyền tín ngưỡng tôn giáo. Tại bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1788 cũng như tuyên ngôn nhân quyền nước Pháp 1799 và chắc hẳn trong chúng ta không ai quên bản tuyên ngôn độc lập 1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã nêu rõ :Mọi công dân đều có quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc” Đó là các quyền cơ bản thiêng liêng không ai có thể xâm phạm được. Từ khi Nhà nước Việt Nam được khai sinh, Đảng và Nhà nước ta hiện luôn đảm bảo cho mọi công dân được hưởng những gì được xem là tiến bộ của nhân loại nhưng phù hợp với các giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam. Mặc dù các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước luôn giao giảng trên các kênh phản động và với thế giới rằng Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, đàn áp tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, bằng cả lý luận và thực tiễn có thể khẳng định rằng Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo một cách tốt nhất quyền dân chủ.

Thứ nhất, có thể thấy rằng trong tất cả các văn bản pháp lý của nước ta bao gồm cả Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước, các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước đều hướng đến vì nhân dân nhằm đảm bảo quyền công dân. Một trong các quyền cơ bản đó là quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng của công dân không chỉ thể hiện trong văn bản pháp quy có giá trị cao nhất mà Đảng ta đã dành những sự ưu ái, tin tưởng đặc biệt đối với đồng bào, nhân sỹ, trí thức là người các tôn giáo thể hiện trong thành phần nội các Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ (có nhiều vị Bộ trưởng, Cố vấn của Chính phủ là người theo các tôn giáo).

Đến bản Hiến pháp năm 1959, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được tái khẳng định và cụ thể hóa, tại Điều 26 quy định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.Trong bản Hiến pháp này, quyền tự do tín ngưỡng đã được mở rộng theo hướng công dân được “theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Điều này cho thấy tự do tín ngưỡng không chỉ là quyền theo tôn giáo mà còn có cả quyền không theo tôn giáo. Quy định như vậy thể hiện một cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn những quan hệ xã hội, một mặt là sự mở rộng hơn, làm sâu sắc thêm quyền đó; Mặt khác, là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền của những người không có đạo, phòng ngừa trường hợp có người vì những lý do nào đó họ bị ép buộc theo một tôn giáo nào đó. Điều này cũng tạo ra sự bình đẳng, đoàn kết giữa người có đạo với người không có tín ngưỡng trong khối Đại đoàn kết dân tộc.

Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980, tại Điều 68 đã ghi nhận: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Qua đó cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng tiếp tục được khẳng định. Ở đây, quyền tự do tín ngưỡng bao gồm cả nội dung phòng ngừa hành vi lợi dụng quyền này để chống phá cách mạng, đồng thời quy định này làm rõ căn cứ để nhận diện hoạt động lợi dụng tôn giáo, đó là những hoạt động vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan cũng như các hủ tục lạc hậu nhằm mưu cầu cá nhân, phá hoại thành quả cách mạng.

Hiến pháp 1992, bản Hiến pháp ra đời sau khi Đảng ta bắt tay vào công cuộc đổi mới (Đại hội VI, năm 1986), tại Điều 70, Chương V hiến định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Như vậy, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, thể hiện về tính chất cũng như ý nghĩa quan trọng của tôn giáo trong đời sống xã hội, quyền tự do tín ngưỡng đã được Nhà nước quan tâm và khẳng định đầy đủ phù hợp với xu thế phát triển của xã hội dân chủ và tiến bộ.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện; nhằm đáp ứng, phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014), gồm 11 chương, 120 điều. Hiến pháp 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; bố cục hợp lý, chặt chẽ và khoa học, bảo đảm các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định lâu dài; Quy định bao quát các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người; Theo đó, điểm đổi mới quan trọng là thể hiện quan điểm nhất quán về vấn đề quyền và nghĩa vụ con người.

Hiến pháp 2013, tiếp tục khẳng định quyền con người là quyền tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong khi đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn sắc theo hướng ngày càng hoàn thiện, dân chủ, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hoạt động một cách lành mạnh và công bằng nhất. Tại Điều 24, Chương II quy định:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Có thể thấy rằng, so với các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp 2013 là một bước tiến quan trọng, một sự kế thừa và phát triển trong thời kỳ đất nước ta "Đổi mới và hội nhập sâu" với thế giới. Theo đó, Hiến pháp 2013 cho thấy thái độ cũng như chính sách dân chủ của Nhà nước ta đối với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, coi đó là một nhu cầu và là một quyền tất yếu của người dân cần phải được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để họ thực hiện tốt nhất quyền đó.

Đồng thời, ở đây dùng khái niệm “mọi người” chứ không phải là “công dân” như các bản Hiến pháp trước đây. Bản chất của vấn đề đã có sự thay đổi căn bản, điều đó thể hiện chính xác quyền con người đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Khái niệm “công dân” là thể hiện mối quan hệ giữa người dân với Nhà nước, với thể chế chính trị. Nhà nước ta là Nhà nước thế tục, nghĩa là Nhà nước phi tôn giáo, khẳng định quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc tách biệt giữa Nhà nước và Giáo hội, không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Vì thế, khi ghi nhận “mọi người” sẽ bao trùm rộng hơn so với “công dân” vì trong thực tế không phải ai cũng có quyền công dân. Ví dụ, một người tù, mặc dù đã mất quyền công dẫn nhưng vẫn có quyền tự do thờ phụng, thực hành tôn giáo của mình... Việc ghi nhận “mọi người” có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện tinh thần đổi mới và thể hiện được ý Đảng, lòng dân, phản ánh được nguyện vọng của đại đa số nhân dân, thể hiện tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, trong đó chế định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có một vai trò, vị trí quan trọng. Quan điểm trước sau như một, tôn trọng để quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi người, đi liền với củng cố khối đoàn kết toàn dân, vừa bảo đảm được lợi íchs của dân tộc và Tổ quốc, vừa không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội nhạy cảm và phức tạp. Để thực hiện được điều đó thì rất cần đến một hành lang pháp lý với tư cách là công cụ để nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Tóm lại, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Quán triệt, kế thừa, phát triển quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Người, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện chủ chương, cơ chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho Nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Hiến pháp - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất qua năm lần ban hành, sửa đổi đều đề cập đến vấn đề quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng ngày càng hoàn thiện, dân chủ, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hợp pháp phát triển một cách lành mạnh và công bằng nhất. Thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung là phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

 

MỘT CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH

Mới đây, tổ chức Ân xá quốc tế đã đăng tải thông tin liên quan tới vấn đề hình phạt t.ử hình tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức trên cho rằng ...